Sự học ở nước ta thời trung đại vốn được coi là định chí ở khoa cử. Trong Nghi Am định sơ học thức, Như Bá Sĩ (1788-1867) từng viết: “Việc học ở nước ta đến nay, cái chí có thể biết được vậy. Ngoài cái học cử nghiệp đặng mà đi thi ra, thì
chí hướng không có gì khác nưa; ngoài khoa bảng ra, chí hướng của người học không kì vọng vào điều chi khác. Con em đi học lấy cái đó để mà định chí; cha, thầy cũng lấy đó để định chí cho con cho trò. Tích tập thành thói quen lâu ngày, người ta cũng chẳng ai có ý gì khác” [150]. Dẫu vậy, thể loại tư vẫn có một sức hút
nhất định đối với nhà nho. Nguyễn Hoàng Trung trong Thi sồ tiểu dẫn (詩雛小引) chép đầu sách Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập cho biết: khi lên tám tuổi ông đã
hiểu thi luật, thích ngâm vịnh, lúc học tập rảnh rang liền đọc thơ văn thời Đường- Tống, cũng hơi nắm được tông chỉ, rất thích các bài tư bài khúc hay (giai tư diễm khúc), thường bắt chước làm theo, vì thế cha ông “hàng ngày răn dạy, nên không dám làm nưa”. Các bài tư do Nguyễn Hoàng Trung sáng tác phân làm bốn loại, gồm: Đơn điệu tiểu lệnh, song điệu tiểu lệnh, trung điệu và trường điệu. Mở đầu ông ghi rõ các tác phẩm của mình đều là “phỏng theo thể tư thời Đường-Tống” (倣 唐宋詞体). Thêm nưa, cách phân chia tác phẩm tư thành các loại như trên bắt đầu từ sách Thi dư đồ phổ của Trương Diên thời Minh. Từ đó có thể thấy mặc dù từ
nhỏ Nguyễn Hoàng Trung đã được cha mình hướng vào con đường cử nghiệp song thực tế là ông không chỉ đọc tác phẩm tư thời Đường-Tống mà còn biết đến các sách về tư phổ của các giai đoạn sau. Điều đó cho thấy trong sở học của mình, nhà nho vốn đã biết đến thể loại tư. Thêm vào đó, đến thế kỉ XIX, thể loại tư ở
Trung Quốc đã qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, lại đang trong thời kì
phục hưng, đó là điều kiện quan trọng để các tác giả Việt Nam có thêm điều kiện tiếp xúc với thể loại văn học này.
Một số tác giả như Ngô Thì Hương, Phan Huy Chú và cả tác giả khuyết danh thuộc dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu, cha ông họ cũng từng sáng tác tư, do vậy, ngoài vốn Nho học nói chung, ngay trong gia học hẳn họ cũng biết đến tư, đồng thời việc cha ông họ từng sáng tác tư cũng là tiền lệ khiến các tác giả này dễ dàng chấp nhận thể loại tư và sáng tác theo. Vì lẽ đó, khi đi sứ sang nhà Thanh, Ngô Thì Hương liền sáng tác một chùm gồm 3 bài tư để chúc thọ Hoàng đế nhà Thanh là
Gia Khánh (1760-1820) nhân lễ thọ 50 tuổi, nối tiếp truyền thống ứng dụng tư trong hoạt động ngoại giao vốn có từ Ngô Chân Lưu, Phan Huy Ích… trước đó. Còn Phan Huy Chú nhân dịp đi sứ cũng sáng tác một chùm tư để vịnh cảnh đẹp vùng Tiêu Tương. Theo đó, có thể thấy đối với mô ôt số trường hợp, sáng tác tư ít nhiều có tính kế thừa truyền thống điền tư của giai đoạn trước.
Đối với các Phạm Thái, hay tác giả của Đồng song kí, Việt Nam kì phùng sự lục, việc ứng dụng thể loại tư trong tác phẩm của họ có thể còn có sự gợi ý từ cách ứng dụng tư vốn rất thường gặp trong các tiểu thuyết thời Minh-Thanh, nhất là các tiểu thuyết tài tử giai nhân. Hơn nưa, cách ứng dụng tư trong các tác phẩm loại này cũng từng xuất hiê ôn ở giai đoạn thế kỉ XVIII. Trường hợp sáng tác tư của Mai Cát Phủ có thể cũng tương tự như vậy. Tác phẩm tư của Mai Cát Phủ viết theo điệu Lâm giang tiên để đề từ cho tiểu thuyết Đào hoa mộng kí - Một tác phẩm ra đời dưới sự
ảnh hưởng của Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bài tư như sau:
Phiên âm:
Tĩnh viện quan thư, nhàn ỷ kỉ;
Hồi tư tam bách niên lai.
Kỉ đa tài tư cộng thiền quyên, Bi hoan li hợp xứ,
Tổng thị hóa nhi quyền.
Kim cổ phồn anh đồng nhất mộng, Kính hoa thủy nguyệt nhân duyên.
Hà như tịnh ngộ học đàm thiền.
Thị không hoàn thị sắc, Thùy Phật hựu thùy tiên?
(Lâm giang tiên).
Dịch theo nguyên điệu:
Viện vắng thảnh thơi ngồi đọc sách, Ba trăm năm ấy nỗi niềm.
Xiết bao tài tư với thiền quyên, Buồn vui cùng li hợp,
Thảy con tạo cầm quyền.
Kim cổ tài hoa chung một mộng, Hoa-gương, trăng-nước nhân duyên.
Sao bằng tỉnh ngộ học tu Thiền, Là “không” mà lại “có”,
Ai Phật? Lại ai tiên?
(Điê ôu Lâm giang tiên)
Việc Mai Cát Phủ dùng tư để đề từ cho Đào hoa mộng kí cho thấy dường như ông đã đọc Kim Vân Kiều truyện và tiếp thu ảnh hưởng của lối đề từ trong tác phẩm này, nhưng thay vì đề từ trước từng hồi thì ông chỉ đề từ chung cho toàn bộ tác phẩm77.
Với các tác gia trong hoàng tộc triều Nguyễn, theo ghi chép của Nô êi các thư mục (內閣書目, A.113/1), phần Tập bộ mục lục (集部目錄), trong kho sách Nội các triều Nguyễn (thành lập năm 1826) có 9 đầu sách quan trọng về thể loại tư, gồm: 1/ Lưỡng Đương Hiên thi tư sao (兩當軒詩詞抄, 1 bô ô 4 bản) của Hoàng Trọng Tắc (黄仲則) thời Thanh; 2/ Thanh Ỷ Hiên tư tuyển sao (清綺軒詞選抄, 1
77 Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân vốn là một tiểu thuyết chương hồi, gồm 20 hồi, tiêu đề mỗi hồi là một câu biền ngẫu, mở đầu hầu hết các hồi đều là một bài tư. Đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả
không ứng dụng tư vào truyện Nôm này, ngay 10 đề mục mà Đạm Tiên trao cho Kiều sáng tác, trong Kim Vân Kiều truyện gọi là “tư”, Nguyễn Du diễn Nôm thành “khúc ngâm” (Kiều vâng lĩnh ý đề bài / Tay tiên vẫy một đủ mười khúc ngâm), thậm chí liền sau đó lại coi là “thơ” (Xem thơ nức nở khen thầm / Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường).
bô ô 4 bản ) của Hạ Bỉnh Hành (夏秉衡) thời Thanh; 3/ Thanh Ỷ Hiên tư tuyển (清綺 軒詞選, 1 bô ô 6 bản); 4/ Ngự toản lịch đại thi dư (御纂歷代詩餘, 1 bô ô 32 bản) do Hoàng đế Khang Hi (康熙) tuyển chọn; 5/ Tư học tùng thư (詞學叢書, 1 bô ô 9 bản), do Tần Ân Phục (秦恩復) thời Thanh biên soạn; 6/ Tuyê êt diê êu hảo tư (絕妙好詞, 1 bộ 4 bản) do tư gia Chu Mâ ôt (周密) thời Nam Tống biên soạn; 7/ Thanh triều Tư tổng (清朝詞總, 1 bô ô 8 bản) do Vương Sưởng (王昶) thời Thanh biên soạn, 8/ Tư học toàn thư (詞學全書, 1 bô ô 8 bản Tra Vương Vọng (查王 望) thời Thanh biên soạn, 9/ Tư luâ êt (詞律, 1 bô ô 12 bản) của Vạn Thụ (萬樹) thời Thanh.
Qua bản thư mục này, chúng ta có thể biết tuy tư không phải là thể loại được ứng dụng trong khoa cử, thái đô ô của sĩ đại phu Viê ôt Nam đối với thể loại này có
nhiều e dè, song do nhu cầu tìm hiểu văn hóa, văn học Trung Quốc cùng nhưng mối quan tâm riêng, triều đình nhà Nguyễn vẫn nhâ ôp vào kho lưu trư của triều đình mô ôt số lượng nhất định các sách ghi chép về thể loại tư, trong đó có mô ôt số sách khá
quan trọng, có thể cung cấp nhưng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về thể loại tư. Vì vậy, các tác giả trong hoàng tộc thời Nguyễn và có thể là cả mô ôt số quan chức trong triều đình đương thời có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các thư tịch này.
Nội dung các sách trên bao gồm các tác phẩm tư từ thời Tống đến triều Thanh, có
sự hiện diện các sách về tư phổ và sách lí luận tư học, nhưng nhiều nhất vẫn là sách do các tác giả triều Thanh sáng tác hoặc biên soạn.
Ngoài các sách về tư trong các kho thư tịch của triều Nguyễn, các tác gia hoàng tộc còn có thể có rất nhiều sách trong thư viện riêng. Theo lời tựa Cổ duệ tư, Miên Thẩm tỏ ra có hứng thú và dụng công đặc biệt trong việc tìm hiểu thể loại tư.
Ông nhắc đến hàng loại các tư gia nổi tiếng từ thời Ngũ đại đến thời Thanh và một số tác phẩm của họ, đồng thời cũng cho biết sự quan tâm sưu tập sách về tư của ông. Dựa vào các chi tiết ghi trong lời tựa Cổ duệ tư, có thể thấy sách về tư do Miên Thẩm sưu tập rất phong phú, thậm chí còn phong phú hơn các sách về thể loại này trong kho sách thư viện Nội các của triều đình nhà Nguyễn78.
78 Tự Đức vốn nổi tiếng là ông vua giỏi văn chương, đầy tự tin về tài năng thơ văn của mình, song cũng chính vị Hoàng đế này khi tìm hiểu về thể loại tư cũng phải mượn cuốn Tư tổng từ Miên Trinh (Thi tư hợp nhạc sớ). Đó có thể coi là một ví dụ tiêu biểu cho thấy số lượng sách vở phong phú trong các tàng thư cá
nhân của các danh gia văn học hoàng thất triều Nguyễn.
Miên Trinh khi được Tự Đức hỏi về việc học điền tư cho biết ông “thường theo học bề tôi là lễ quan đã quá cố Thân Văn Quyền và người anh quá cố của thần là Miên Thẩm” (Thi tư hợp nhạc sớ). Miên Trinh cũng từng bàn thảo về việc điền tư với Trọng Cung Nguyễn Miên Kiền, còn Miên Thẩm trong Cổ duệ tư có tác phẩm tư viết tặng Tử Dụ Nguyễn Miên Khoan. Nhìn chung, các tác giả tư triều Nguyễn như Tự Đức, Miên Thẩm, Miên Trinh, Miên Khoan, Miên Kiền, Mai Am và một số
quan chức trong triều đều có tiếp xúc và trao đổi thơ tư với nhau một các khá
thường xuyên, do đó ngoài điều kiện tiếp xúc với các sách về tư từ Trung Quốc truyền sang họ còn có sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc tác tư của các tác giả tư giai đoạn này, về
cơ bản khá giống với các tác giả tư giai đoạn thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, điều có thể
thấy khá rõ ràng là vào thế kỉ XIX, nguồn sách vở từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam có phần phong phú hơn các giai đoạn trước, do đó các tác giả Việt Nam có
nhiều điều kiện để tiếp xúc với các tác phẩm tư Trung Quốc, nhất là các tác phẩm tư thời Thanh, hoặc các sách về tư do người thời Thanh biên soạn, xuất bản. Cho nên sự phát triển khá mạnh của thể loại tư trong văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có chịu ảnh hưởng nhất định của tư học thời Thanh.