Các tác phẩm đã thất truyền

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 43 - 48)

2.3. Thực trạng sáng tác từ ở Việt Nam - Khảo biện qua các nguồn tư liệu

2.3.2. Khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua các nguồn tư liệu

2.3.2.5. Các tác phẩm đã thất truyền

Ngoài các tác phẩm hiện còn, đã được phát hiện, trong các thư tịch cổ còn nhắc đến một số tác giả, tác phẩm song đến nay hoặc có thể đã mất, hoặc vẫn chưa tìm thấy.

Giai đoạn thời Lê sơ (thế kỉ XV), theo Lê Quý Đôn (黎貴惇) và Phan Huy Chú (潘輝注), Lương Như Hộc (梁如鵠, thế kỉ XV) có tập sách mang tên Cổ kim chế từ tập (古今制詞集). Cụ thể là trong Vân đài loại ngữ - Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loại chí - Văn tịch chí của Phan Huy Chú đều ghi vắn tắt sách này “gồm 4 quyển, do Lương Như Hộc biên soạn” (古今制詞集, 四卷, 梁如鵠編次), ngoài ra không ghi gì thêm, cho thấy đến giai đoạn Lê trung hưng, Cổ kim chế tư tập đã thất truyền.

Trần Nghĩa trong bài viết “Thể loại của Trung Hoa du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với văn học bản địa, cho rằng Cổ kim chế tư tập là một tư tập [74]. Sở dĩ tác giả bài viết đưa ra nhận định đó là dựa vào hai chư “chế tư 制 詞” trong nhan đề cuốn sách. Song trên thực tế, chúng tôi chưa gặp tác giả nào ở

Trung Quốc và Việt Nam gọi việc sáng tác là “chế tư”. Sáng tác có khi được gọi là “điền 填詞”, “điền xoang 填腔”, “y thanh 依聲”, “ỷ thanh 倚聲”; việc viết nhạc để điền tư thì gọi là “chế khúc 制曲”, “tự độ khúc 自度曲”, còn bản thân hai chư “chế tư” thường dùng với các nghĩa chính chỉ chiếu thư, hoặc một số loại văn công vụ, nghĩa phổ dụng nhất là “chế tác văn từ”. Vì lẽ ấy, nếu chỉ căn cứ vào tên sách, hơn nưa sách đã thất truyền thì không đủ cơ sở xác tín để khẳng định Cổ kim chế tư tập là một tập . Dựa vào thực tế sáng tác tại Việt Nam thế kỉ XV trở về

trước, chúng tôi cho rằng nếu căn cứ vào tên gọi tác phẩm trên, chỉ có thể khẳng định đây là một bộ sách do Lương Như Hộc tập hợp các sáng tác văn chương từ

trước đến thời đại mình, dịch theo tên sách là “Tập sách tập hợp các chế tác văn chương xưa nay”. Theo đó, chúng tôi tán đồng cách hiểu của soạn giả Thơ văn Lý - Trần, cho rằng tập sách này hẳn là một tổng tập văn xuôi [109, T.I, tr.82].

Theo ghi chép trong Cổ duệ tư của Miên Thẩm, ở đề mục thứ 6 có bài Đề Lật Viên điền tư quyển hậu (題栗園填詞卷後). “Điền tư” là thuật ngư tư học, chỉ việc sáng tác . Theo tên bài mà suy, đây là bài Miên Thẩm đề sau cuốn sách Điền tư của Lật Viên. Sách Lật Viên điền tư hiện không còn. Lật Viên, tức Nguyễn Miên Khoan (阮綿寬), Hoàng tử thứ 33 của vua Minh Mệnh.

Trong Vi Dã hợp tập (葦野合集, A. 782/1) của Miên Trinh (綿寊, 1820-1897) có bài Dữ Trọng Cung luận điền tư thư (與仲恭論填詞書-Thư gửi Trọng Cung - Nguyễn Miên Kiền - để bàn về việc điền tư). Trong thư, Miên Trinh viết: “Nghe ông nói rằng Tử Dụ (子裕) có làm cuốn Tư thoại, trong đó có đưa vào một số bài của tôi, lại thêm lời bình, rất mực khen ngợi, bất giác [tôi đây] thẹn đến đỏ mặt, túa cả mồ hôi...”. Câu văn cho biết hai thông tin quan trọng: Thứ nhất - Tử Dụ có làm một cuốn Tư thoại, thứ hai - Miên Trinh cũng có sáng tác , và được Tử Dụ đưa vào trong cuốn Tư thoại của ông. Về Tư thoại, có thể khẳng định đây là cuốn

thoại duy nhất của người Việt Nam mà nay còn được nhắc đến. Tiếc rằng tác phẩm nay đã mất nên không rõ “bản lai diện mục”. Về Tử Dụ, Vi Dã hợp tập, phần chú bài Hí tặng Tư Dụ (戲贈子裕-Làm đùa tặng cho Tử Dụ), Miên Trinh cho biết: “Tử

Dụ tên thật là Miên Khoan, là Hoàng tử thứ 33 [của vua Minh Mệnh], được phong là Lạc Biên quận công”.

Như vậy, qua Cổ duệ tư của Miên Thẩm và Vi Dã hợp tập của Miên Trinh, ta biết được vào thế kỉ XVIII, Nguyễn Miên Khoan có hai tập sách quan trọng về , đó là: 1/

Lật Viên điền tư (栗園填詞, hẳn là một tư tập), 2/ Tư thoại (詞話, sách về lí luận học). Đáng tiếc là hai sách này hiện nay không thấy trong các kho thư tịch Hán Nôm.

Cũng trong Dữ Trọng Cung luận điền tư thư, Miên Trinh cho biết ông cũng từng làm một số bài theo điệu , tiếc rằng các bài này đến nay không thấy chép trong các tập sách còn lại của ông.

Bài Đáp chiếu tráp tư (答詔劄子-Tráp tử - tờ tấu - trả lời chiếu vua) trong Vi Dã hợp tập cho biết vua Tự Đức cũng làm một số bài theo thể loại , song đến nay đã thất truyền.

Vi Dã hợp tập còn có bài Tư tuyển bạt (詞選跋-Lời bạt sách Tư tuyển). Trần Nghĩa dựa vào bài bạt này, cho là ở giai đoạn thế kỉ XIX ở nước ta có một cuốn tuyển (詞選) [74]. Khảo sát kĩ, trong lời bạt này, Miên Trinh xưng là “thần 臣” (bề

tôi), cho thấy ông viết Tư tuyển bạt để gửi cho vua Tự Đức (阮福時, 1829-1883).

Và như vậy, sách Tư tuyển này có thể do Tự Đức biên tuyển. Trên thực tế, đến nửa sau thế kỉ XIX, thể loại ở nước ta đã qua một quá trình phát triển lâu dài song khối lượng tác phẩm không thực lớn. Dẫu vậy, việc thực hiện một cuốn Tư tuyển ở

giai đoạn cuối thế kỉ XIX là việc có thể xảy ra. Xem trong bộ thư mục Cổ học viện thư tịch thủ sách (古學院書籍守冊) do Lê Doãn Thăng (黎允升) biên tập, Nguyễn Tiến Khiêm (阮進謙), Nguyễn Bá Trác (阮伯卓) hiệu duyệt, chép năm Khải Định thứ 9-10 [1924,1925]37, ngoài các tác phẩm thơ văn ngự chế của Tự Đức còn ghi một số sách do Tự Đức tuyển chọn nội dung, như Tự Đức ngự tuyển (嗣德御選), sách do vua Tự Đức tuyển chọn ca dao các đời của Trung Quốc, gồm 2 quyển (御選

37 Sách gồm 10 tập, lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu từ A.2601/1-10. Kí hiệu A.2601/2, bìa ghi là Quốc thư thủ sách (國書守冊), Cổ học viện trùng tu (古學院重脩).

北國歷歌謠, 二卷); sách Khâm định đối sách (欽定對策), ngự tuyển các bài đối sách của Đổng, Lưu, Tô (御選董劉蘇文對策), gồm bốn quyển. Từ đó có thể thấy Tự Đức đã thực hiện khá nhiều bộ tuyển tập mà nội dung của nó là tuyển chọn các tác phẩm của Trung Quốc. Do đó, có nhiều khả năng sách Tư tuyển cũng chỉ là một tuyển tập Trung Quốc do Tự Đức thực hiện. Sách Tư tuyển này hiện nay cũng không thấy trong các kho thư tịch Hán Nôm.

Trở lại với Cổ duệ tư của Miên Thẩm, ở đề mục thứ 49 có bài điệu Thanh thanh mạn (聲聲慢), tư đề là Dư nhã hữu triêu vân chi cảm, ngẫu độc Ngọc Điền Thảo Đường tư, nhân họa Trịnh Phong nhân vận (余雅有朝雲之感, 偶讀玉田草堂 詞, 因和鄭楓人韻). Từ tư đề này, Trần Nghĩa cho là vào thế kỉ XIX có sách Ngọc Điền Thảo Đường tư (玉田草堂詞) của một tác giả Việt Nam là Trịnh Phong Nhân (鄭楓人) [74]. Trong Cổ Duệ tư, ở đề mục thứ 103, Miên Thẩm có bài điệu Sương thiên hiểu giốc (霜天曉角), họa Tân Giá Hiên (辛稼軒). Tân Giá Hiên tức Tân Khí Tật, tư gia nổi tiếng thời Nam Tống. Theo đó, “Họa Trịnh Phong Nhân 和 鄭楓人” thì Trịnh Phong Nhân (鄭楓人) không nhất thiết là người Việt Nam.

Về năm chư “Ngọc Điền Thảo Đường tư”, có thể hiểu là tác phẩm của Ngọc Điền và Thảo Đường. Ngọc Điền tức Trương Viêm (張炎, 1248-1319?), tư gia, nhà

tư học thời Tống - Nguyên, tác giả Tư nguyên (詞源) nổi tiếng (gồm 2 quyển, 29 mục, khảo về lã luật, nhạc; bàn về phong cách, đặc trưng thể loại…), bên cạnh đó, ông còn có một tư tập mang tên là Ngọc Điền tư (玉田詞), hay còn gọi là Ngọc Điền tập (玉田集), gồm 2 quyển. Thảo Đường, tên hiệu của tư gia Chu Mật (周 密, 1232-1298) thời Nam Tống, tác giả sách Thảo Đường vận ngữ (草堂韻語), 6 quyển. Trong lời tựa Cổ duệ tư (古枻詞序 - xem trong Thương Sơn ngoại tập, Q.

IV, tờ 40-42, A.781/1), Miên Thẩm cũng từng viết: “Huống nưa sách Âm vận của Chu Đức Thanh [tư gia thời Nguyên], gốc ở sách Tư nguyên của Trương Thúc Hạ

[Trương Viêm]. Chú tư phổ cậy ở Khương Quỳ [tư gia thời Nam Tống], sáng yếu chỉ nhờ vào Lục Phụ [tư gia thời Nguyên]. Trước do Thảo Đường [tư gia Chu Mật thời Nam Tống] biên tập, sau thì Trúc Tra [Chu Di Tôn, tư gia thời Thanh] chép sao”. Vả như trong Vực ngoại tư tuyển, nhà tư học Hạ Thừa Đảo cũng đánh giá rằng

Cổ duệ tư của Miên Thẩm: “Về phong cách giống với Bạch Thạch [Khương Quỳ]

và Ngọc Điền [Trương Viêm]” [184, tr.4]. Như vậy, “Ngọc Điền Thảo Đường tư” không thể là sách của Việt Nam. Thêm nưa, xét nhân vật “Trịnh Phong Nhân”.

Phong Nhân (楓人) là tên hiệu của tư gia Trịnh Vân (鄭澐, ?-1795) thời Thanh.

Ông tên tự là Tình Ba (晴波), có tư tập mang tên là Ngọc Câu Thảo Đường (玉勾 草堂) [240, tr.221]. Như vậy, có nhiều khả năng “Ngọc Điền Thảo Đường” trong Cổ duệ tư vốn chép nhầm từ “Ngọc Câu Thảo Đường”. Trong trường hợp này, Miên Thẩm nhân đọc tư tập của Trịnh Vân rồi họa lại tác phẩm của ông ta. Như vậy, xét tên gọi “Ngọc Điền Thảo Đường tư” và “Trịnh Phong Nhân” đều cho thấy đây không phải tác giả, tác phẩm của Việt Nam.

Tóm lại, qua ghi chép trong các thư tịch cổ, ngoài các tác giả, tác phẩm hiện còn, ta được biết thêm vào giai đoạn thế kỉ XIX, ngoài Miên Thẩm, Mai Am, một số

tác gia khác trong gia hoàng tộc nhà Nguyễn là Tự Đức, Miên Trinh, Miên Khoan cũng đều có sáng tác . Không chỉ vậy, họ còn có một số tác phẩm mang tính chất luận bàn, đánh giá về thể loại , có giá trị về phương diện tư học mà các giai đoạn khác chưa có. Nhưng tác phẩm đó đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự

vận động, phát triển của thể loại tại Việt Nam.

BANG TỔNG HỢP CÁC SÁCH VỀ TỪ, CÁC TÁC PHẨM TỪ ĐÃ THẤT TRUYỀN

STT Tên sách Tác giả từ

1 Lật Viên điền tư (Tư tập) Nguyễn Miên Khoan (Thế kỉ XVIII) 2 Tư thoại (Tư luận)

3 Tư tuyển (Tuyển tập Trung Quốc),

và một số sáng tác khác Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì, 1829 - 1883) 4 Một số sáng tác (không rõ số lượng) Miên Trinh (1820-1897)

Gồm: 3 tác giả, với 1 từ tập chuyên biệt, 1 sách từ luận, 1 tuyển tập từ và một số bài từ (không rõ số lượng cụ thể).

Từ các khảo sát cụ thể trên đây, sau khi loại bỏ các tác phẩm Trung Quốc chép lẫn trong các thư tịch (181 tác phẩm: 64 bài chép lẫn trong các thi tập, 117 bài chép lẫn trong tư tâ êp), xác minh, đính chính tư điệu, số lượng tác giả, tác phẩm Việt Nam qua các nguồn tư liệu như sau:

Nguồn tư liệu Số lượng tác giả Số lượng tác phẩm

Truyện kí - tiểu thuyết 8 29

Thi văn tập 23 143

Tư tập 2 131

Tư liệu điền dã 1 1

Tổng số: 34 tác giả 304 bài

Cộng thêm 3 tác giả và các tác phẩm đến nay đã thất truyền, ta được 37 tác giả, với số lượng tác phẩm hiện còn là 304 bài viết theo 133 điê ôu (Các điệu cụ

thể xin xem Phụ lục 2.4).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)