Xem xét các yếu tố niên đại sáng tác của các bài tư cụ thể, niên đại hoàn thành các sách có lưu trư các bài tư, cũng như niên đại tác giả, có thể tổng hợp kết quả
khảo sát thể loại tư Viê ôt Nam theo lịch đại như bảng sau:
BANG TỔNG HỢP TÁC PHẨM TỪ VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
STT Tên sách Tác giả từ Số
lượng (bài) Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
1. Thiền uyển tập anh Ngô Chân Lưu (933-1011) 1
2. Tam tổ thực lục Lí Đạo Tái (1254-1334) 1
3. Ngôn chí thi tập Phùng Khắc Khoan (1528-1613) 3 Tổng số: 3 tác giả, 5 bài từ
Giai đoạn thế kỉ XVIII
4. Truyền kì tân phả Đoàn Thị Điểm (1705-1748) 6 5.
Phủ chưởng tân thư
Đặng Trần Côn (Nửa đầu thế kỉ XVIII) 9 6. Nguyễn Ngọc Thiềm (nửa đầu thế kỉ
XVIII) 8
7. Hoa trình ngẫu bút lục Lê Quang Viện (Nửa sau thế kỉ XVIII), 4 8. Hồng Ngư trú tú lục Học trò mừng Nguyễn Nghiễm (1708-
1775)
1 9. Bách liêu thi văn tâ êp Trần Danh Lâm (1705-1777) 1 10. Anh ngôn thi tập
Ngô Thì Sĩ (1726-1780)
7
11. Anh ngôn thi tập hạ 10
12. Ngọ Phong văn tập 4
13. Thạc Đình di cảo Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) 9 14. Thạch Động tiên sinh
thi tập Phạm Nguyễn Du (1739-1786) 5
15. Dụ Am ngâm tâ êp Phan Huy Ích (1750-1822) 11
16. Châu Phong tạp thảo Phạm Đình Hổ (1768-1839) 6 17. Hoa viên kì ngộ tập Khuyết danh (Cuối thế kỉ XVIII) 7
Tổng số: 12 tác giả, 88 bài từ
Giai đoạn thế kỉ XIX 18. Kim Mã ẩn phu cảm
tình lệ tập
Đỗ Lệnh Thiện (1760- sau 1824) 5
19. Sơ kính tân trang Phạm Thái (1777-1813) 4
20. Bảng gỗ nhà thờ họ
Nguyễn Huy Khuyết danh (Cuối thế kỉ XVIII, đầu
XIX) 1
21. Mai dịch thú dư Ngô Thì Hương (1774-1821) 3
22. Lưu Hương kí Hồ Xuân Hương (thế kỉ XIX) 4
23. Quan Đông hải Nguyễn Hành (1771-1824) 15
24. Minh quyên thi tập
25. Hoa thiều ngâm lục Phan Huy Chú (1782-1840) 8 26. Chu Tạ Hiên tiên sinh
nguyên tập
Chu Doãn Trí (1779-1850) 2
27. Hà Đình ứng chế thi sao Nguyễn Thuâ ôt (1842-?) 1 28. Thi văn tạp tập Hà Tông Vịnh, Khuyết danh (Nửa đầu
thế kỉ XIX) 2
29. Cổ duệ tư Miên Thẩm (1819-1870) 114
30. Lật Viên điền tư Nguyễn Miên Khoan (Thế kỉ XVIII) ? 31. Tư thoại
32. Tư tuyển, một số sáng tác tư
Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì, 1829-1833) ?
33. Một số sáng tác tư Miên Trinh (1820-1897) ?
34. Nguyễn Hoàng Trung
thi tạp tập Nguyễn Hoàng Trung thế kỉ (XIX ) 22
35. Diệu Liên thi tập Mai Am (1826-1904) 2
36. Mộng Mai tư lục Đào Tấn (1845-1907) 17
37. Nguyễn đại nhân thí
trúng hạ tập Bùi Lương (Cuối XIX) 1
38. Đồng song kí Khuyết danh (Thế kỉ XIX) 6
39. Việt Nam kì phùng sự lục
Khuyết danh (cuối thế kỉ XIX) 3 40. Truyện kí trích lục Mai Cát Phủ (Cuối thế kỉ XIX) 1
Tổng số: 22 tác giả, 211 bài từ .
Người mở đầu cho tư sư Việt Nam là Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu với bài tư điệu Nguyễn lang quy sáng tác năm 987 nhân dịp tiễn sứ giả nhà Tống là Lí
Giác (李覺) về nước. Các tư liệu về thời Lí hiê ôn còn hoàn toàn không tìm thấy dấu vết của thể loại tư. Tác phẩm tiếp sau là bài tư điệu Tây giang nguyệt do Huyền Quang Lí Đạo Tái sáng tác năm 1313, cách thời điểm Khuông Việt đại sư sáng tác 326 năm. Ngoài ra, ở thời Trần, theo ghi chép trong An Nam chí lược của Lê Tắc (cũng phiên là Lê Trắc), các điệu Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên vẫn được sáng tác [118, tr.72]. Bên cạnh đó, giới sĩ đại phu thời Trần cũng có tiếp xúc nhất định với thể loại tư Trung Quốc. Sự ảnh hưởng của bài Xích Bích hoài cổ điệu Niệm Nô Kiều trong tác phẩm Bạch Đằng giang phú nổi tiếng của Trương Hán Siêu có thể làm minh chứng cho điều đó38. Như vậy, 2 bài tư hiện còn hiển nhiên không phải tất cả thành tựu sáng tác tư của giai đoạn thế kỉ X đến hết nửa đầu thế kỉ XVI.
Sau Lí Đạo Tái là các sáng tác tư của Phùng Khắc Khoan. Bài tư sớm nhất của Phùng Khắc Khoan là bài Nguyên đán thọ phụ thân, điệu Giá cô thiên, sáng tác năm 1553, khi tác giả 26 tuổi, cách bài tư của Lí Đạo Tái 240 năm. Sáng tác tư của Phùng Khắc Khoan chỉ có 3 bài. Các bài còn lại là Thưởng xuân tư, điệu Tấm viên xuân; 3/ Tiễn Đàm công chi Nghệ An Hiến, điệu Tấm viên xuân, lần lượt sáng tác vào các năm 1555 và 1556. Như vậy, tính từ tác phẩm tư khởi đầu của Ngô Chân Lưu đến hết thế kỉ XVII, trải qua 713 năm trường, hiện chỉ còn 5 bài tư của 3 tác giả. Dẫu vậy, với nhưng tư liệu hiện còn, ta vẫn có thể khẳng định, giai đoạn này
38 Trong bài Bạch Đằng giang phú nổi tiếng của Trương Hán Siêu có câu: “Quân của Mạnh Đức [Tào Tháo]
ở Xích Bích, trong chốc lát nói cười mà tan tác như tro bay; quân của Bồ Kiên ở trận Hợp Phì, một thoáng đã
chết rụi” (孟德赤壁之師, 談笑飛灰; 符堅合淝之陣, 須臾送死 - Mạnh Đức Xích Bích chi sư, đàm tiếu phi hôi; Phù Kiên Hợp Phì chi trận, tu du tống tư). Bốn chư “Đàm tiếu phi hôi” lấy ý từ bài tư Xích Bích hoài cổ
(赤壁懷古) điệu Niệm Nô Kiều (念奴嬌) của Tô Thức, đoạn: “Xa nhớ Công Cẩn - Chu Du - năm ấy / Vừa sánh duyên cùng nàng Tiểu Kiều / Phong thái anh hùng / Khăn lụa quạt lông / Trong khoảng nói cười / [Mà]
kẻ địch mạnh tan tác như tro bay khỏi tỏa” (遥想公瑾當 年/ 小喬初嫁了/ 雄姿英發/ 羽扇綸巾/ 談笑間、彊 虜灰飛煙滅 - Dao tưởng Công Cẩn đương niên / Tiểu Kiều sơ giá liễu / Hùng tư anh phát / Vũ phiến luân cân / Đàm tiếu gian, cường lỗ hôi phi yên diệt). Điều này cho thấy vào thời Lý-Trần, tuy tư không được sáng tác một các phổ biến song các tác giả Việt Nam đã từng có tiếp xúc và có dấu vết ảnh hưởng của tác phẩm tư Trung Quốc.
tuy thể loại tư không quá xa lạ với các tác giả Việt Nam song nó đã không được sáng tác một cách phổ biến.
Sau Phùng Khắc Khoan, trong thế kỉ XVI39 và XVII chúng ta không thấy tác giả tư nào khác. Phải đến thế kỉ XVIII, thể loại tư mới trở lại và được sáng tác một cách thường xuyên hơn với sự góp mặt của nhiều tác gia quan trọng trong văn học trung đại như Đoàn Thị Điểm, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Huy Oánh, Phạm Nguyễn Du, v.v… tổng số gồm 12 tác giả với 88 tác phẩm tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, dường như chưa có tác giả nào thực sự dành nhiều tâm huyết cho việc điền tư. Tác giả sáng tác tư nhiều nhất là Ngô Thì Sĩ cũng chỉ có 21 bài. Thêm nưa, 21 bài này mỗi bài được viết theo một điệu riêng, cho thấy có nhiều khả năng đối với Ngô Thì
Sĩ, việc tác tư cũng mới dừng ở mức là sự thử nghiệm một thể loại vốn không thịnh hành ở Việt Nam.
Sang thế kỉ XIX, thể loại tư tiếp tục phát triển, sáng tác tư ngày một nhiều hơn, trong vòng một trăm năm, đã có ít nhất 22 tác giả, 211 bài tư, số lượng đó nhiều hơn số lượng tác giả, tác phẩm tư của hơn 8 thế kỉ trước. Không chỉ vậy, ở giai đoạn này còn xuất hiện một số tư tập và một số trước tác chuyên biệt về thể loại tư cùng một số tác phẩm có giá trị nhất định về tư học. Có thể nói, sáng tác tư giai đoạn thế kỉ
XIX là bước tiến mới cả về số lượng tác phẩm và tính chất chuyên sâu so với các giai đoạn trước mà trọng điểm của nó rơi vào nửa sau của thế kỉ XIX, với sự góp mặt của các tác gia trong hoàng tộc triều Nguyễn.
Từ thực trạng sáng tác tư ở Việt Nam, có thể phân chia tư sư Việt Nam thành 2 giai đoạn lớn: 1/ Giai đoạn thứ nhất từ năm 987 đến hết thế kỉ XVII, là giai đoạn thể
loại tư được tiếp nhận và ít nhiều được vận dụng trong sáng tác, song gần như không phát triển; 2/ giai đoạn thứ hai từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là giai đoạn thể loại tư xuất hiện trở lại sau một thời gian dài vắng bóng, được sáng tác một cách thường xuyên hơn, dần dần đạt đến đỉnh cao nhất vào nửa sau thế kỉ XIX. Ở giai
39 Trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dư (thế kỉ XVI), phần Kim Hoa thi thoại có 4 bài nhan đề: Xuân tư, Hạ tư, Thu tư, Đông tư, nhưng thực chất đều là thơ, không phải tác phẩm tư. Môtip này từng xuất hiê ôn trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, và được ghi rõ đó là 4 bài thơ, viết theo nô ôi dung bài tư nói về bốn mùa của Tô Thức ( tức Tô Đông Pha), chư viết theo phong cách của Triê ôu Tùng Tuyết (tức Triê ôu Mạnh Phủ, danh gia thư pháp thời Nguyên).
đoạn thứ hai này có thể phân chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn: 1/ Giai đoạn thứ
nhất tương ứng với thế kỉ XVIII, là giai đoạn xuất hiện trở lại của thể loại tư, và từ
đây, thể loại văn học này được sáng tác một cách khá thường xuyên, tạo đà cho giai đoạn sau; 2/ Giai đoạn thứ hai tương ứng với thế kỉ XIX, là giai đoạn thể loại tư tiếp tục được duy trì và phát triển đến đỉnh cao.
TIỂU KẾT
Tư là thể loại văn học quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Từ khi xuất hiện đến thời quân chủ, thể loại này trải nhiều giai đoạn khác nhau, có toàn thịnh, suy thoái đồng thời về quan niệm thẩm mĩ cũng không hoàn toàn nhất quán.
Cùng với ảnh hưởng của chư Hán, văn hóa Hán, giống như nhiều thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc khác, thể loại này sớm được các nước Đông Á tiếp thu và
vâ ôn dụng trong sáng tác, dần trở thành mô ôt thể loại văn học có tính chất khu vực.
Tư sư Việt Nam khởi đầu bằng sáng tác của Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, năm 987, chỉ tính đến hết thế kỉ XIX trải dài hơn 9 thế kỉ. So với các nước Đông Á, Nhật Bản là
nước tiếp nhận, sáng tác tư sớm nhất, kế đó là Việt Nam rồi tới Triều Tiên, nhưng nếu xét về thành tựu sáng tác tư thể hiện ở số lượng tác giả, tác phẩm thì có thể nói Triều Tiên là
nước khả quan nhất40. Tuy thành tựu sáng tác tư ở các nước Đông Á nhiều ít khác nhau song về đại quan, thể loại tư Trung Quốc khi truyền sang các nước Đông Á đều không phát triển mạnh như nhiều thể loại văn học khác có chung một nguồn gốc mà tiêu biểu là
thơ cận thể. Thực trạng sáng tác cùng tiến trình vận động và phát triển của thể loại tư Việt Nam khá giống với Nhật Bản. Đáng chú ý là giai đoạn thời Tống, giai đoạn phát triển đạt đến đỉnh cao của thể loại tư Trung Quốc, đồng thời là giai đoạn tư gắn liền với âm nhạc và
diễn xướng, thể loại tư ở Đông Á đều không phát triển mạnh. Thời nhà Thanh là giai đoạn phục hưng của thể loại tư Trung Hoa, khi đó sáng tư không còn là “ỷ thanh điền tư”, mà là
“án phổ điền tư”. Sự phục hưng của thể loại tư thời Thanh đã được xác lập ngay từ nửa sau thế kỉ XVII, dưới các triều Thuận Trị (1644-1661) và Khang Hi (1662-1722), song phải đến nửa sau thế kỉ XIX thể loại tư ở ba nước Đông Á mới phát triển lên đến đỉnh cao nhất. Có thể nhận thấy, dẫu khi tư còn là thể thức thơ ca hợp nhạc, hay khi đã tách li khỏi âm nhạc để trở thành một thể thức thơ ca cách luật riêng biệt, thì sự tiếp nhận thể loại tư ở
Đông Á nhìn chung vẫn “chậm một nhịp” so với thể loại tư ở Trung Quốc.
40 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, song nguyên nhân quan trọng ngoài sự phức tạp của bản thân thể
loại, có thể do trong các Đông Á, Triều Tiên là nước triệt để và nhiệt thành nhất trong việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa. Tuy giai đoạn từ thế kỉ XI đến hết thế kỉ XIII, tư đàn Triều Tiên khá tịch mịch song giai đoạn thế kỉ XIV đã
xuất hiện khá nhiều tư gia lớn, tiêu biểu là Lí Tề Hiền. Sáng tác của các tư gia này hẳn đã tạo ra nhưng tiền lệ để
người đương thời, nhất là người đời sau kế thừa và phát huy.
Do mối quan hệ đặc biệt gần gũi giưa Trung Quốc và Triều Tiên, hơn nưa Lí Tề Hiền từng có thời gian làm quan ở
Trung Quốc nên tư gia này thậm chí được các học giả Trung Quốc hiện đại coi là tác giả tư của Trung Quốc.