2.3. Thực trạng sáng tác từ ở Việt Nam - Khảo biện qua các nguồn tư liệu
2.3.2. Khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua các nguồn tư liệu
2.3.2.3. Khảo biện qua các từ tập chuyên biệt
Nguồn tư liệu này bao gồm : 1/ Cổ duệ tư, 2/ Mộng Mai tư lục, 3/ Cổ điệu ngâm tư.
Qua giám định văn bản, Cổ điệu ngâm tư (古調吟詞, A.2262), gồm tất cả 74 bài tư đã được chứng minh chỉ là mô ôt tư tập ghi chép tác phẩm tư của Trung Quốc [8, tr.62-66]. Như vậy, các tư tập Viê ôt Nam còn lại chỉ gồm Cổ duệ tư và Mộng Mai tư lục.
1/ Cổ duệ từ (鼓枻詞): Là tư tập do Tùng Thiện vương Miên Thẩm (從善王 綿審, 1819-1870) sáng tác. Trong số các tư tập ít ỏi còn lại đến nay thì đây là tư tập khá đặc biệt bởi dung lượng lớn nhất, lại có một quá trình lưu lạc khá lâu tại nước ngoài. Qua lời bạt Cổ duệ tư do Dư Đức Nguyên (余德沅, Trung Quốc) viết28, sở dĩ
Cổ duệ tư còn lại đến nay là do được sứ giả nước ta mang sang Trung Quốc năm 185429, khi đến Quảng Đông, được Lương Sằn Dư (梁莘畬)30 sao chép rồi giao lại cho Kính Dung công (敬鏞公), sau đó Kính Dung công truyền lại cho con trai là Dư Đức Nguyên31. Năm 1934, khi đó Dư Đức Nguyên đã 70 tuổi, ông chép lại một bản
28 Toàn văn lời bạt như sau:
“Trên đây là một quyển Cổ duệ tư, do Bạch Hào Tử người Việt Nam sáng tác. Bạch Hào Tử là người trong tông thất ở Việt Nam, được tập phong là Tùng Quốc công, tên là Miên Thẩm, tự Trọng Uyên, hiệu Thúc Viên, ở khoảng lông mày có lông trắng nên lấy hiệu như vậy. Ông lại trước tác 4 quyển Thương Sơn thi sao.
Thương Sơn là tên phủ đệ của ông vậy.
Tháng Ba năm thứ 4 niên hiệu Hàm Phong nhà Thanh [1854], đoàn cống sứ Việt Nam đến kinh, trên đường qua đất Việt [粵-Quảng Đông], có mang theo Thương Sơn thi sao và tập tư này. Bấy giờ ông cậu tôi là tiên sinh Lương Sằn Dư (梁莘畬) người ở Thiện Hóa đang ở mạc phủ của quan Đốc trấn Quảng Đông, thấy vậy thì rất thích thú, liền chép lại toàn bộ cất vào trong tráp, đem về liền tặng cho tiên phụ tôi là Kính Dung công (敬鏞公) vì coi tiên phụ tôi như học trò đắc ý của mình vậy. Tôi từ lâu đã muốn san khắc lưu hành mà chưa làm được. Nay may thay tòa soạn Tư học quý san ở Hỗ Thượng [滬上-Thượng Hải] đang sưu tập trước tác của các danh gia để công bố với đời bèn chép ra một bản gửi đến, đặng có thể in thành sách để khiến tác phẩm từ lâu u ẩn sẽ được rạng tỏ.
Ôi! Việt Nam chỉ là một nước nhỏ ở đất phương Nam xa xôi, cũng có người tinh thông tư học, nghiễm nhiên trở thành một nhà, vốn là do khí linh tú của núi sông, tuy ở nơi tuyệt vực vẫn không sao hết được. Vậy đủ
thấy đương thời thanh giáo Trung Hoa lan truyền đến các nước đồng văn rất mạnh mẽ. Gần đây bản đồ Việt Nam đổi thuộc vào Pháp đã ba mươi năm, học thuật từ lâu đắm chìm vào Âu hóa, chẳng hay có còn ai nghiên cứu văn học Hoa ta như Bạch Hào Tử nưa không? Nghĩ đến đây, tôi khôn ngăn sùi sụt nhìn về phương Nam mà cảm khái vô cùng vậy.
Trung Hoa dân quốc năm thứ 23 [1934], ngày Kinh trập [ngày 6 tháng Ba], Lục Đình Dư Đức Nguyên (余德 沅陸亭) ở huyện Du viết lời bạt khi 70 tuổi”.
29 Xét theo thời gian thì đây là sứ đoàn của Phan Huy Vịnh.
30 Lương Sằn Dư (梁莘畬): chư “畬” có hai âm là “Dư” và “Xa”, khi đi với chư “Sằn莘” thì phiên là “Dư”
hợp lí hơn. Tuy nhiên, cũng tên nhân vật này trong Vực ngoại tư tuyển in là “梁萃畬”, theo đó có thể phiên là
“Lương Tụy Dư” và “Lương Tụy Xa” (Xem các bộ vận thư: Đường vận, Tập vận).
31 Tên nhân vật này ở bản Vực ngoại tư tuyển in là Dư Đức Nguyên (余德源).
Cổ duệ tư, viết lời Bạt và gửi cho Tư học quý san ở Thượng Hải32; cùng năm này, 14 bài trong Cổ duệ tư đã được nhà tư học Hạ Thừa Đảo tuyển lựa đưa vào sách Vực ngoại tư tuyển (域外詞選)33. Đến năm 1936, tư tâ êp này được tạp chí Tư học quý san in lại toàn văn34 [238]. Như vậy, muộn nhất là đến năm 1936, Cổ duệ tư đã được lưu truyền khá rộng ở Trung Quốc.
Cổ duệ tư hiện không thấy trong các kho tư liệu Hán Nôm ở Viê ôt Nam, có
phần chắc là đã mất. Tuy nhiên, bài tựa Cổ duệ tư hiện vẫn còn được lưu trong sách Thương Sơn ngoại tập (kí hiệu A.781/1, quyển IV, tờ 40-42)35.
Về số lượng tác phẩm trong Cổ duệ tư, nhà tư học Huống Chu Di (況周頤, 1859-1926) trong Huệ Phong tư thoại (蕙風詞話, quyển V) chỉ cho biết Cổ duệ tư gồm một quyển nhưng không nói rõ cụ thể số bài. Vực ngoại tư tuyển cho biết
“Bạch Hào Tử tên là Miên Thẩm, hiệu là Tiêu Viên, người trong tông thất nước Việt Nam, có một quyển Cổ duệ tư, cả thảy 104 bài” [187]. Trần Nghĩa cho là 104 bài [74]. Hà Thiên Niên cũng cho biết tương tự [213].
Xét kĩ, Cổ duệ tư gồm 104 đề mục, mỗi đề mục thông thường tương ứng với một bài tư; nhan đề của mỗi đề mục có khi chỉ có tên tư điệu, có khi có cả tư điệu và tư đề, thảng hoặc còn có lời dẫn ngắn. Ở đề mục thứ 50 là điệu Vọng Giang Nam - Điệu vong (望江南-悼亡), thực chất đây là một chùm tư theo điệu Vọng Giang Nam gồm tất cả 10 bài. Huống Chu Di trong Huệ Phong tư thoại cũng từng ghi rằng điệu Giang Nam Hảo có 10 bài, ông chỉ trích hai bài trong số đó (Huệ Phong tư thoại, quyển V). Đề mục thứ 89 là điệu Giảm tự mộc lan hoa - Đại nhân đáp nữ
bạn họa vận (減字木蘭花-代人答女伴和韻) thực chất gồm 2 bài cùng điệu. Như vậy, tổng số tác phẩm trong Cổ duệ tư của Miên Thẩm không phải 104 mà là 114 bài, viết theo 82 điệu. Lời tựa không ghi niên đại, do đó không rõ đích xác thời gian
32 Tư học quý san là tạp chí chuyên về tư học do Long Du Sinh (龍榆生, 1902-1966) chủ biên, hoạt động ở
Thượng Hải từ tháng 4 năm 1933 đến tháng 9 năm 1936.
33 Vực ngoại tư tuyển là tuyển tập tư ngoài cõi Trung Hoa do Hạ Thừa Đảo tuyển chọn, gồm tác phẩm của: 8 tác giả Nhật Bản (74 bài), 1 tác giả Triều Tiên (Lí Tề Hiền, 53 bài), 1 tác giả Việt Nam (Miên Thẩm, 14 bài). Phần cuối phụ lục 54 bài tư của Lí Tuân (李珣, sinh và mất vào khoảng năm 855-930), người gốc Ba Tư, sống tại Trung Quốc. Tổng cộng tuyển tập này gồm 11 tác giả với 195 bài tư. Thư mục văn hiến in lại vào năm 1981.
34 Tư học quý san, số 2, quyển 3, tr.102-123, phát hành vào 30 tháng Sáu năm Dân quốc thứ 25 [1936].
35 Cổ duệ tư in ở Trung Quốc không có lời tựa của Miên Thẩm. Bài tựa này đã được Phạm Văn Ánh sưu tầm, dịch chú, giới thiệu trên Tạp chí Hán Nôm số 3, 2010 [16, tr.65-73].
hoàn thành của Cổ duệ tư, chỉ biết rằng tư tập này được các sứ giả Việt Nam mang sang Trung Quốc năm 1854, và như vâ ôy, rõ ràng nó phải được hoàn thành trước, hoặc muộn nhất là năm này.
2/ Mộng Mai từ lục (夢梅詞錄): là một tư tập khá dày dặn hiện còn, tổng số
gồm 60 bài. Tư tập này vốn được coi là của Đào Tấn (陶進, 1845-1907). Văn bản Mộng Mai tư lục hiện còn do hai con gái của tác giả là Trúc Tiên và Chi Tiên kí lục, Tịnh Ba (cũng có thể phiên là Tĩnh Ba 靜 波) phụng sao vào thượng tuần tháng Chạp năm Giáp thìn (1964). Một người đương thời với Đào Tấn là Nguyễn Trọng Trì từng có bài Đọc Mộng Mai tư lục đánh giá rất cao về các tác phẩm tư của Đào Tấn, cho là tư của ông có cái hào mại, phóng khoáng theo phong cách của phái tư hào phóng kiểu Tô Đông Pha, lại kiêm thâu nét diễm tình lả lướt của Liễu Tam Biến - Liễu Vĩnh, do đó đáng tin là Đào Tấn có một tư tập mang tên là Mộng Mai tư lục [35, tr.45]. Tuy nhiên, kết quả giám định văn bản cho thấy, Mộng Mai tư lục hiện còn có ít nhất 43 trong số 60 bài chép lẫn tác phẩm của các tư gia Trung Quốc từ
thời Tống đến thời Thanh, tiêu biểu như: Tưởng Tiệp (蔣捷), Chu Bang Ngạn (周邦 彥), Nguyên Hiếu Vấn, Ngô Tiềm (吳潛), Yến Cơ Đạo, Trịnh Bản Kiều (鄭板橋), v.v và v.v… [17, tr.54-59]. Trừ đi 43 tác phẩm chép của các tác giả Trung Quốc, số
lượng tác phẩm còn lại trong Mộng Mai tư lục là 17 bài. Tuy nhiên, do Mộng Mai tư lục chép lẫn quá nhiều tác phẩm tư của Trung Quốc, lại căn cứ vào nội dung và
đặc biệt là phong cách tư học, có thể thấy 17 bài còn lại trong tư tập này không phải bài nào cũng có thể yên tâm về mặt tác quyền [17, tr.59]. Nhất thời do chưa tìm thấy các bài còn lại nằm trong thư tịch nào ngoài Mộng Mai tư lục, thêm nưa trong số
các bài này cũng có một số bài nội dung của chúng có thể gợi mối liên hệ với các sự
kiện xảy ra ở nước ta vào nửa sau thế kỉ XIX36, do đó chúng tôi tạm coi 17 bài này là tác phẩm do Đào Tấn sáng tác, cụ thể gồm các bài sau: 1/ Quá Kim Luông dịch - Tiểu trùng sơn (過金龍驛-小重山, nguyên văn không ghi tên tư điệu), 2/ Thu oán - Ức vương tôn (秋怨-憶王孫, nguyên văn không ghi tư điệu), 3/ Tô mạc già (蘇幕
36 Một số bài nhắc đến địa danh ở Huế, một số bài khác lại nhắc đến việc chủ chiến và chủ hòa, ứng hợp với tình hình thực tế trong triều đình đương thời; một số bài khác nhắc đến cảnh chiến tranh, binh tình nguy cấp ở phía bắc…
遮, nguyên văn ghi nhầm thành “Tô mộ già 蘇暮遮”), 4/ Giá cô thiên (鷓鴣天), 5/
Ỷ la hương (綺羅香), 6/ Bồ tát man (菩薩蠻), 7/ Như mộng lệnh (如夢令), 8/
Chuyển ứng khúc (轉應曲), 9/ Ngu mĩ nhân (虞美人), 10/ Điệp luyến hoa (蝶戀花), 11/ Thanh ngọc án (青玉案), 12/ Mãn giang hồng (滿江紅), 13/ Lâm giang tiên (臨江仙), 14/ Bồ tát man (菩薩蠻), 15/ Giang Nam hảo (江南好), 16/ Vũ trung vãn quy - Chuyển ứng khúc (雨中晚歸-轉應曲, nguyên văn không ghi tên tư điệu), 17/
Ô dạ đề (烏夜啼).
Như vậy, Mộng Mai tư lục của Đào Tấn còn tất cả 17 bài, viết theo 15 điệu.
Tóm lại, tác giả, tác phẩm tư hiê ôn có trong các tư tâ êp có thể khái quát qua bảng sau:
BANG TỔNG HỢP TÁC GIA, TÁC PHẨM TỪ VIỆT NAM TRONG CÁC TỪ TẬP
STT Tên sách Tác giả từ Số lượng (bài)
1 Cổ duệ tư Miên Thẩm (1819-1870) 114
2 Mộng Mai tư lục Đào Tấn (1845-1907) 17
Gồm: 2 tác giả, 131 bài từ .