2.3. Thực trạng sáng tác từ ở Việt Nam - Khảo biện qua các nguồn tư liệu
2.3.2. Khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua các nguồn tư liệu
2.3.2.2. Khảo biện qua các thi văn tập
Nguồn tư liệu này bao gồm các sách: 1/ Cưu đài thi tập, 2/ Ngôn chí thi tập, 3/
Phủ chưởng tân thư, 4/ Hoa trình ngẫu bút lục, 5/ Hồng Ngư trú tú lục, 6/ Bách liêu thi văn tâ êp, 7/ Anh ngôn thi tập, 8/ Anh ngôn thi tập hạ, 9/ Ngọ Phong văn tập, 10/
Thạc Đình di cảo, 11/ Thạch Động tiên sinh thi tập, 12/ Dụ Am ngâm tâ êp, 13/ Thủy vân nhàn vịnh tập, 14/ Châu Phong tạp thảo, 15/ Mai dịch thú dư, 16/ Lưu Hương kí, 17/ Quan Đông hải, 18/ Minh quyên thi tập, 19/ Hoa thiều ngâm lục, 20/ Tạ
Hiên tiên sinh nguyên tập, 21/ Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập (đính kèm trong
Danh ngôn tạp trước), 22/ Hà Đình ứng chế thi sao, 23/ Thi văn tạp tập, 24/ Quy điền thi tập, 25/ Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập, 26/ Diệu Liên tập, 27/ Nguyễn đại nhân thí trúng hạ tập.
Kết quả giám chứng văn bản cho thấy: 1/ Cưu đài thi tập (鳩苔詩集- A. 2132) có chép 31 tác phẩm tư, viết theo 25 điệu, chỉ là sách ngụy tạo [3, tr.33-54]; 2/ Thủy vân nhàn vịnh tập (水雲閒詠詩集, A.2921, vốn được coi là tác phẩm của Ngô Thì
Nhâ ôm 吳時任, 1746-1803), trong sách, cuối tờ 32 trở đi chép 10 bài tư song đó chỉ
là chép nguyên các bài tư của các tác giả Trung Quốc thời Tống26; 3/ Quy điền thi tập (歸田詩集-A.2988, được coi là tác phẩm của Lê Đức Mẫn 黎德敏), trong sách có chép 23 bài tư, thực chất đều là chép nguyên các tác phẩm tư của các tác giả
Trung Quốc cuối thời Minh đầu thời Thanh27. Như vậy, tác phẩm tư chép trong 3 sách này đều không phải tác phẩm tư của Việt Nam.
Sau khi giám chứng văn bản, đính chính các sai sót, xác minh tư điệu… kết quả ghi chép về tác giả, tác phẩm tư trong nhóm tài liệu này như sau (Xem chi tiết ở Phụ lục 2.3):
BANG TỔNG HỢP TÁC GIA, TÁC PHẨM TỪ VIỆT NAM
26 Theo khảo sát, giám định của học giả Trung Quốc là Hà Thiên Niên, các tác phẩm này đều là chép tác phẩm tư của Trung Quốc. Đáng tiếc, Hà Thiên Niên không chỉ ra mô ôt cách cụ thể các tác phẩm trên chép của các tác giả Trung Quốc nào [213, tr.55-60]. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể, các tác phẩm trên và đối chiếu với các tác phẩm tư của Trung Quốc, đă ôc biê ôt là Đường Tống tư tuyển và Toàn Tống tư, kết quả cho thấy các bài tư trong sách này chỉ là sao chép các bài tư cùng điê ôu của Triê ôu Lê ônh Chỉ (趙令畤), Cát Lâ ôp Phương (葛立方), Hoàng Đình Kiên (黃廷堅), Tưởng Tiê ôp (蔣捷) thời Tống...
27 Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (Trần Nghĩa & FranÇois Gros chủ biên) cho biết người biên soạn Quy điền thi tâ êp là Lê Đức Mẫn (黎德敏), tự là Hi Thường (希常), nhưng khi tiếp câ ôn thực tế văn bản, trong sách không ghi tác giả, đoạn đầu ghi là Quy điền thi tâ êp, phần sau lại ghi là Nam hành thi tâ êp. Lời bạt cho Nam hành thi tâ êp do Nguyễn Thứ Phủ (阮次甫) người ở giáp Văn thuô ôc tỉnh Quảng Bình viết ngày 23 tháng Tư năm Tự Đức thứ tư [1851]. Cuối sách chép 23 bài tư, gồm các bài: 1. Bồ tát man (菩薩蠻), 2. Sầu tứ vi văn (愁思圍文), 3. Chu trung xuân vọng(舟中春望), 4. Ức thiếu niên - Xuân khứ (憶少年 -春去), 5.
Canh lâ êu tư - Xuân vũ (更漏子 -暮雨), 6. Nguyễn lang quy - Thu trang (阮郎歸 - 秋妝), 7. Đào nguyên ức cố nhân (桃源憶故人), 8. Tây giang nguyê êt - Xuân hâ ên (西江月-春恨), 9. Thám xuân lê ênh - Đàn oanh (探春 令-彈鶯), 10. Nghinh xuân lạc - Đấu thảo (迎春樂-斗草), 11. Ức vương tôn - Hoài hữu (憶王孫-懷友), 12.
Hâ êu đình hoa - Khuê oán (後庭花-閨怨), 13. Như mô êng lê ênh - Liễu nhứ (如夢令-柳絮), 14. Túy thái bình - Sơn trung (醉太平-山中), 15. Chiêu Quân oán - Xuân tâ ên (昭君怨-春盡), 16. Tưu tuyền tư (酒泉子), 17.
Giáng thần - Lục âm (絳唇-綠陰), 18. Cán khê sa - Xuân khuê (浣溪紗-春閨), 19. Cán khê sa (浣溪紗), 20.
Vu sơn nhất đoạn vân - Hạ hôn (巫山一段雲-賀婚), 21. Bốc toán tư - Dạ ức (卜算子-夜憶), 22. Yết kim môn - Sầu (謁金門-愁), 23. Giá cô thiên - Mô êng trung (鷓鴣天-夢中). Dễ nhâ ôn thấy sự ghi chép trong sách từ nhan đề sách đã không thống nhất. Phần chép các bài tư cũng có hiê ôn tượng tương tự, có bài chỉ ghi tư điê êu, có bài chỉ ghi tư đề, có bài có cả tư điê êu và tư đề, có bài chép thiếu tên tư điê êu (bài tư thứ 17, lẽ ra tên điê ôu phải là Điểm giáng thần)… Tra cứu kĩ, chúng tôi đã chứng thực được các bài trong sách này chỉ là chép tác phẩm tư của Trung Quốc. Cụ thể là từ bài 1 đến bài 10 chép nguyên tác phẩm của tư gia Thang Truyền Doanh (湯傳楹), từ bài 11 đến 23 chép nguyên tác phẩm của Vưu Đồng (尤同), bạn thân của Thang Truyền Doanh, đều là các tư gia, danh gia văn học cuối thời Minh đầu thời Thanh. Các bài tư này khi được chép lại cũng có nhiều sai sót.
QUA CÁC THI VĂN TẬP
STT Tên sách Tác giả từ Số
lượng (bài)
1. Ngôn chí thi tập Phùng Khắc Khoan (1528-1613) 3
2.
Phủ chưởng tân thư
Đặng Trần Côn (Nửa đầu thế kỉ XVIII) 9
3. Nguyễn Ngọc Thiềm (nửa đầu thế kỉ XVIII) 8
4. Hoa trình ngẫu bút lục Lê Quang Viện (Nửa sau thế kỉ XVIII), 4 5. Hồng Ngư trú tú lục Học trò của Nguyễn Nghiễm (1708-1775) 1
6. Bách liêu thi văn tâ êp Trần Danh Lâm (1705-1777) 1
7. Anh ngôn thi tập
Ngô Thì Sĩ (1726-1780)
7
8. Anh ngôn thi tập hạ 10
9. Ngọ Phong văn tập 4
10. Thạc Đình di cảo Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) 9
11. Thạch Động tiên sinh thi tập
Phạm Nguyễn Du (1739-1786) 5
12. Dụ Am ngâm tâ êp Phan Huy Ích (1750-1822) 11
13. Châu Phong tạp thảo Phạm Đình Hổ (1768-1839) 6
14. Mai dịch thú dư Ngô Thì Hương (1774-1821) 3
15. Lưu Hương kí Hồ Xuân Hương (thế kỉ XIX) 4
16. Quan Đông hải Nguyễn Hành (1771-1824) 15
17. Minh quyên thi tập
18. Hoa thiều ngâm lục Phan Huy Chú (1782-1840) 8
19. Tạ Hiên tiên sinh
nguyên tập Chu Doãn Trí (1779-1850) 2
20. Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập (trong Danh ngôn tạp trước)
Đỗ Lệnh Thiện (1760 - sau 1824) 5
21. Hà Đình ứng chế thi
sao Nguyễn Thuâ ôt (1842-?) 1
22. Thi văn tạp tập Hà Tông Vịnh, Khuyết danh (Nửa đầu thế kỉ
XIX) 2
23. Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập
Nguyễn Hoàng Trung thế kỉ (XIX ) 22
24. Diệu Liên tập Mai Am (1826-1904) 2
25. Nguyễn đại nhân thí
trúng hạ tập
Bùi Lương (Cuối XIX) 1
Gồm: 23 tác giả, 143 bài từ .