Trong Dữ Trọng Cung luận điền tư thư, Miên Trinh hiểu việc điền tư là điền lời theo thanh bằng trắc, theo độ dài ngắn của các câu. Từ đó có thể thấy, viê ôc điền tư của ông có thể xẩy ra theo hai khả năng: thứ nhất là dựa vào tư phổ để điền tư, thứ hai dựa vào các tác phẩm của các tác giả đi trước để làm theo. Cả hai cách đều thống nhất ở chỗ phải theo một tác phẩm, một bộ khung cách luật nào đó có trước để làm chuẩn; cũng có nghĩa là điền tư không phải một thao tác ngẫu hứng, mà phải tuân theo khuôn mẫu. Nếu Miên Trinh coi điền tư là “không phí sức lắm” thì Tự
Đức lại cho tư luật khắt khe, bó buộc người làm, khó triển khai:
“Theo ý trẫm thì tư chỉ là phỏng theo bằng trắc, cốt sao không sai với hình thức vốn có thì đã tránh được sự chê cười của bậc đại gia. Cớ sao luật tư cứ câu thúc vào các thanh Thượng, Khứ, Nhập, không thể dời đổi, thế thực rất gò bó, khó
triển khai” (Đáp chiếu tráp tư).
Lời bộc bạch này giúp ta nhận ra rằng Tự Đức dường như đã dựa vào sách tư phổ để điền tư. Nhận thấy tư luật quá bó buộc, Tự Đức nghĩ đến một phương án
khác, và vị Hoàng đế này liền tỏ bày sự băn khoăn cùng Miên Trinh: “Hay là thanh bằng thanh trắc cũng có thể thay đổi, cốt sao thuận miệng như thơ mà thôi?”. Điều này hiển nhiên cho thấy ông vua nổi tiếng hay chư như Tự Đức cũng không thực hiểu về tư luật. Với tâm ý “chọn mặt gửi vàng”, Tự Đức bèn nhờ cậy Miên Trinh:
“Nay giao các bài đã viết để Vương duyệt bình, như bài nào hợp nhạc, bài nào không hợp, xin chỉ rõ, đừng giấu giếm, ngày khác sẽ sai người tới lấy về xem.
Khâm thử!”.
Để gỡ “thế bí” cho Hoàng đế, Miên Trinh đem bài Xích Bích hoài cổ, điệu Niệm Nô Kiều của Tô Thức - một bài mà theo ông là “xuất sắc trong thể tư” - làm ví
dụ minh họa về khả năng co giãn của tư luật. Ông viết:
“Như bài tư Niệm Nô Kiềucủa Tô Thức90 có câu: ‘Sông lớn về đông’ (Đại giang đông khứ), sau đó bài này còn có tên khác là Đại giang đông khứ, tới nay các tư gia đều coi đó là bài xuất sắc trong thể tư, song thanh bằng trắc, cú đậu chưa hề
có sự ấn định. Lại như câu: ‘Nhân vật phong lưu ngàn xưa’ (Thiên cổ phong lưu nhân vật), thuộc vào bộ vận thứ 5 - chư ‘vật 物’ (ngũ vật), câu ‘Lại rót rượu xuống sông trăng’ (Hoàn lỗi giang nguyệt) lại thuộc bộ vận thứ 6 - chư ‘nguyệt 月’ (lục nguyệt), thế mà vẫn có thể gieo vần, như thơ ngũ ngôn cổ thể vậy”.
Bài Niệm Nô Kiều của Tô Thức là tác phẩm đặc biệt nổi tiếng, tuy nhiên, nếu thử so sánh nó với cách luật của tư điệu được tổng kết và khái quát trong sách về tư phổ thì dường như có hiện tượng “thanh bằng trắc, cú đậu chưa hề có sự ấn định”91. Tác phẩm trên của Tô Thức được coi là tiêu biểu cho phong cách tư Hào phóng, đồng thời tiêu biểu cho sự phá cách. Vì thế, viê ôc lấy một bài tư không tuân thủ nghiêm cách luật làm mẫu để phân tích về tư luật, đó là điểm bất cập của Miên Trinh. Về cách hiệp vận trong bài tư nói trên, Miên Trinh rất tinh tế khi chỉ ra rằng
90 Đây là tác phẩm đặc biệt nổi tiếng của Tô Thức, tiêu biểu cho phong cách tư Hào phóng.
91 Tô Thức là người khai sáng phái tư Hào phóng, chủ trương “tự thị nhất gia” (tự thành một nhà), “dĩ thi vi tư” (lấy thơ làm tư), tăng cường yếu tố nam tính cho tư, mở rộng phạm vi đề tài của tư, đưa tư thoát li khỏi sự
ràng buộc của âm nhạc. Tô Thức coi thơ và tư cùng một gốc, bứng trồng các thủ pháp nghệ thuật của thơ áp dụng vào thể loại tư, tuy đạt thành tựu rất cao, có nhiều đóng góp cho thể loại tư, thậm chí tạo ra một ngả rẽ mới trong tư sư, nhưng do không tuân thủ đúng cách luật, bị Lý Thanh Chiếu chê là giống thứ “thơ cú đậu chưa tề chỉnh” (Cú đậu bất tập chi thi. Lí Thanh Chiếu - Tư luận). Tương tự như vậy, Trần Sư Đạo (陳師道, 1052-1102) trong Hậu Sơn thi thoại (後山詩話) viết: “... Tử Chiêm [Tô Thức] lấy thơ làm tư, như điệu múa [tuyệt diệu] của Lô Đại Sứ ở giáo phường, tuy công phu cùng tột trong thiên hạ nhưng không đúng bản sắc”.
cách gieo vần của nó giống “như thơ ngũ ngôn cổ thể vậy”. Kết luận này thể hiện sự
so sánh, đối chiếu giưa cách gieo vần của tư với lối gieo vần của thơ, có lẽ cũng là
kết quả tất yếu đối với nhưng người đã quen với cách gieo vần của thơ cận thể, vì
đối với thơ cận thể, các chư thuộc lân vận căn bản không thể hiệp vận với nhau (trừ
câu 1 và 2). Cho nên hiển nhiên chư “vật” thuộc bộ vận “ngũ vật” không thể hiệp vận với chư “nguyệt” thuộc bộ vận “lục nguyệt”, chỉ có thơ cổ phong mới gieo vần theo cách đó.
Thực ra về điểm này, Miên Trinh có sự nhầm lẫn nhất định, vì thơ và tư có sự
khác biệt, sự khác biệt đó thể hiện ở cả cách gieo vần. Sách thi vận mà người xưa học để làm thơ gồm 206 bộ vận (như trong Quảng vận của Trần Bành Niên, Khâu Ung thời Bắc Tống và Tập vận của Đinh Độ, Lưu Thục), và sau này là 106 bộ vận (như trong Bình Thủy tân san vận lược - thời Nam Tống, và Bội văn thi vận - thời Khang Hi nhà Thanh), còn vần của tư chỉ có 19 bộ vận (được khái quát trong Tư vận lược của Thẩm Khiêm và Tư lâm chính vận của Qua Tải). Theo sách thi vận, “ngũ vật 五物” và “lục nguyệt六月” tuy là lân vận song vẫn là hai bộ vận phân biệt, do vậy khi làm thơ cận thể, không thể đem các chư trong bộ vận này gieo vần với các chư thuộc bộ vận kia. Nhưng đối với thể loại tư, một bộ vận của nó có thể bao hàm nhiều bộ vận của thơ. Trong sách Tư lâm chính vận (詞林正韻) của Qua Tải (戈載, sách tiêu chuẩn về tư vận, tác giả của nó được coi là bậc đại thành về tư vận)92, hai bộ vận nói trên cùng 4 bộ vận khác là “thất hạt七曷”, “bát hiệt八黠”, “cửu tiết九屑”, “thập lục diệp十六葉” (của thi vận) đều thuộc một bộ vận duy nhất - bộ vận thứ 18 trong sách này: Vật nguyệt hạt hiệt tiết diệp (物月曷黠屑葉), và do đó, trong thể tư, các chư thuộc bộ vận thứ
18 này hoàn toàn có thể gieo vần với nhau.
Xem xét cách luận giải của Miên Trinh về các vấn đề nguồn gốc thể loại tư, tư nhạc, tiến trình phát triển của thể loại, thao tác điền tư, và đặc biệt là sự kiến giải của
92 Sách Tư lâm chính vận, gồm 3 quyển, bản khắc in lần đầu năm Đạo Quang nguyên niên (1821). Theo bộc bạch của tác giả, “thời cổ không có sách tư vận, tư của cổ nhân chính là tư vận vậy”. Qua Tải tổng kết cách dùng vần trong thể tư thời Đường - Tống, tham bác thêm các sách vận thư, mục đích là: “không dám đính chính sai lầm của cổ nhân, chỉ muốn đính chính chỗ lầm lẫn của người ngày nay vậy”. Sách gồm 19 bộ vận, được coi là sách đại thành về tư vận, là sách tiêu chuẩn về tư vận.
ông về cách thức gieo vần của tư, có thể nhận thấy trên đại thể, Miên Trinh không am hiểu về tư học, nhất là về tư luật. Do đó, trong Dữ Trọng Cung luận điền tư thư ông từng viết “tôi đối với tư thực chưa thấu hiểu”, đó là một lời chân thành, không phải là
tự khiêm. Và không chỉ Miên Trinh, ngay cả Tự Đức cũng không phải ngoại lệ.
Trong Hà Đình ứng chế thi sao (A.2238) có bài tư Ngự chế Niệm Nô Kiều hạnh Thúy Vân làm theo điệu Niệm Nô Kiều do Nguyễn Thuật sáng tác. Đây là một tác phẩm xuất sắc, mang tinh thần của phái Hào phóng. Điệu tư này theo tư phổ là
loại song điệu, 100 chư, đoạn trước 9 câu, 4 vần trắc, 49 chư. Đoạn sau 10 câu, 4 vần trắc, 51 chư. Thượng phiến: Tbbt, Tbbtbttbt. Ttbbbtt, Tttbbt. Ttbb, Bbtt, Ttbbt.
Bbbt, Tbbtbt. Hạ phiến: Btttbb, Bbtt, Btbbt. Ttbbbtt, Ttbbbt. Ttbb, Tbtt, Ttbbt.
Tbbt, Tbbtbt. Hai câu đầu trong bài, Nguyễn Thuật viết: “Thúy Vân sơn sắc / Hoảng Bồng Lai, nhất phong phủ hám xuyên trạch” (翠雲山色 / 恍蓬萊,一峰俯瞰 川 澤 - Sắc núi Thúy Vân / Ngỡ đảo Bồng Lai, một ngọn cúi trông xuống dòng sông...), hoàn toàn chuẩn xác theo tư phổ. Tuy nhiên, sau hai chư “Bồng Lai”, Tự
Đức châu phê là: “Câu mở đầu tựa hồ phải là ba chư [tức: “Thúy Vân sơn” - Núi Thúy Vân] rồi bốn chư [tức: “Sắc hoảng bồng lai” - Sắc ngỡ Bồng Lai], đọc liền với câu dưới mới thông. Ngươi hãy còn lơ mơ không hiểu, thế thì phải phân rõ là câu bẩy chư [Ý nói phải đọc liền là: “Thúy Vân sơn sắc hoảng Bồng Lia”, thành câu bẩy
chư]. Khâm thử” (起句似三字, 四字, 讀連下句方通, 尔猶曚曨侗則分明七字句.
欽此). Qua đó đủ biết nhận xét của Tự Đức rất võ đoán, không căn cứ vào tư luật.
Hay nói cách khác, trong trường hợp này, ông hoàn toàn không hiểu tư luật. Cuối bài, giống như Miên Trinh, Tự Đức cũng rất thực thà tự nhận: “Đều là không rành [về tư], bình phẩm quàng xiên, thực đáng cười. Khâm thử” (同是不精, 妄評, 可笑.
欽此!).
Tự Đức là Hoàng đế đương triều, Miên Trinh xuất thân trong hoàng tộc, thảy đều có học vấn sâu sắc, tài năng văn chương nổi tiếng đương thời, có nhiều điều kiện tiếp xúc với các sách vở về thể loại tư của Trung Quốc truyền sang, cũng như tiếp xúc, giao lưu với các tác giả tư đương thời (như: Miên Thẩm, Mai Am, Đào Tấn…) song vẫn không tỏ ra am tường về tư. Sự thực này không chứng tỏ rằng tư
học quá phức tạp đến mức họ không thể thấu hiểu, mà là họ không thực sự quan tâm đến thể loại tư, thậm chí còn giư thái độ thận trọng, e dè, coi tư là thể loại dung tục, có hại cho nền thi giáo. Từ các trường hợp cụ thể và rất tiêu biểu này, có thể nhâ ôn thấy các nhà nho Viê ôt Nam nói chung dường như không mă ôn mà với thể loại tư, không dụng công tìm hiểu nó mô ôt cách thấu đáo... và hê ô quả tất yếu là không thường xuyên sáng tác theo thể tư. Xem xét quan điểm của Miên Thẩm, Miên Trinh, Tự Đức đối với thể loại tư, kết hợp khảo sát quan điểm của một số tác giả tư khác trong văn học trung đại Việt Nam như Phùng Khắc Khoan, Ngô Thì Sĩ… có thể
chính sự e ngại của nhà nho đối với thể loại tư cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng khiến thể loại này ít có điều kiện phát triển mạnh mẽ.