CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN PHẠM CÁC TỘI VỀ
1.2.2. Biểu hiện của tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân phạm
1.2.2.1. Tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự nhận thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù
a. Tự nhận thức của phạm nhân về hành vi phạm tội
TNT về HVPT là một trong những nội dung cơ bản của TYT về HVPT của phạm nhân. TNT về HVPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy diễn ra sau khi người phạm tội thực hiện HVPT của họ. TNT về HVPT của phạm nhân CHHPT
các tội về ma túy bộc lộ ở các nội dung khác nhau (TNT về nguyên nhân, hậu quả của HVPT, phương thức thủ đoạn phạm tội,…", TNT HVPT về ma túy của bản thân có vi phạm pháp luật hình sự hay không.
TNT về HVPT giúp cho phạm nhân nhìn nhận lại chính HVPT của mình so với chuẩn mực xã hội mà họ đã thừa nhận. Những phạm nhân TNT HVPT của mình là không phù hợp với chuẩn mực của pháp luật hình sự sẽ là cơ sở giúp họ TĐG HVPT của mình một cách chính xác. Ngược lại, những phạm nhân TNT HVPT về ma túy của mình là phù hợp với chuẩn mực xã hội sẽ có thể dẫn tới TĐG HVPT thiếu chính xác từ đó dẫn tới HVCHHPT một cách thiếu tự giác, một trong những nguyên nhân dẫn tới họ có thể vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam.
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi tìm hiểu thực trạng TNT HVPT của phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy tại trại giam ở một số nội dung: TNT về nguyên nhân dẫn tới HVPT; TNT hậu quả của HVPT ; TNT HVPT của bản thân có vi phạm quy định trong bộ luật hình sự hay không.
Qua nghiên cứu lý luận chúng tôi thấy TNT về nguyên nhân và hậu quả của HVPT của phạm nhân bao gồm: Nhóm thứ nhất là nhóm bao gồm những phạm nhân nhận thức rất rõ nguyên nhân, hậu quả của HVPT. Nhóm thứ hai là nhóm bao gồm những phạm nhân không nhận thức rõ ràng nguyên nhân, hậu quả của HVPT về ma túy của bản thân. Họ tự nhận thấy HVPT của họ là đúng với chuẩn mực của riêng mình, của nhóm mà họ tham gia, họ chấp nhận sự trừng phạt của pháp luật chứ không chịu sự “trừng phạt” về lương tâm. Nhóm thứ ba là nhóm phạm nhân nhận thức rất rõ nguyên nhân bản thân dẫn tới HVPT về ma túy nhưng họ lại không nhận thức rõ hậu quả của HVPT về ma túy gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội mà bản thân thực hiện. Như vậy, mặc dù cùng chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy nhưng TNT về HVPT là không như nhau. Điều đó cho thấy, công tác quản lý, giáo dục cần cụ thể đối với từng nhóm phạm nhân phạm các tội về ma túy sẽ đạt hiệu quả tốt hơn đối với quá trình quản lý giáo dục phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy.
TNT về HVPT của bản thân có hay không vi phạm quy định trong bộ luật hình sự, được hiểu là phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy nhận thức HV
của mình như thế nào so với quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng? HVPT về ma túy của bản thân có vi phạm pháp luật hình sự hay không vi phạm pháp luật hình sự.
b. Tự nhận thức của phạm nhân về hành vi chấp hành hình phạt tù
Trình độ nhận thức nói chung và nhận thức về hình phạt tù nói riêng sẽ ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân. Mặc dù HVPT về ma túy của phạm nhân xuất phát từ những nguyên nhân tâm lý khác nhau (do lợi nhuận kinh tế, do nghiện ma túy, do bị rủ rê, do thiếu hiểu biết về pháp luật…), nhưng phần lớn phạm nhân trước khi phạm tội họ chưa hiểu biết đầy đủ về hình phạt tù tương ứng với HVPT cụ thể của họ. Nhận thức về hình phạt tù có thể diễn ra ở các mức độ khác nhau. Nhóm thứ nhất là nhóm bao gồm những phạm nhân thường nhận thức hình phạt tù của bản thân thấp hơn so với hình phạt tù mà tòa án tuyên cho HVPT của họ. Ở nhóm này, do việc nhận thức chưa đầy đủ về sự nguy hiểm của HVPT mà bản thân gây ra cho xã hội nên họ đánh giá mức án mà tòa tuyên đối với họ là nặng. Nhóm thứ hai là nhóm bao gồm những phạm nhân nhận thức hình phạt tù của bản thân phù hợp với hình phạt tù mà tòa tuyên cho HVPT của họ. Họ tự thấy hậu quả của HVPT mà họ gây ra đáng bị xử lý bằng hình phạt tù và phù hợp với mức án tòa đã tuyên. Nhóm thứ ba là nhóm bao gồm những phạm nhân nhận thức hình phạt tù cao hơn mức án mà tòa đã tuyên với họ. Với nhóm phạm nhân này họ nhận thấy HVPT của họ gây ra là rất nguy hại cho xã hội và đáng bị xử lý mức hình phạt cao hơn mức hình phạt mà họ đang phải chấp hành. Những phạm nhân phạm các tội về ma túy có mức án tử hình được ân giảm xuống mức chung thân thường nằm trong nhóm thứ ba này.
Mức án mà phạm nhân phải chấp hành có thời gian dài ngắn khác nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ tới HV chấp hành cải tạo của phạm nhân. Thời gian đầu, phạm nhân chưa yên tâm cải tạo. Giai đoạn này phạm nhân thường có tâm lý lao động cầm chừng, nghe ngóng tình hình trại giam, tìm hiểu tâm lý cán bộ quản giáo.
Họ có những tư tưởng bất an, bất cần do đó dễ dẫn tới việc vi phạm những quy chế trại giam. Thời gian sau khi đã được xét giảm án, đa số phạm nhân bắt đầu tích cực
lao động cải tạo với mong muốn mình được giảm án ở mức cao nhất để nhanh được trở về với gia đình, xã hội.
1.2.2.2. Tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự đánh giá về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù
a. Tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự đánh giá về hành vi phạm tội Nghiên cứu TĐG đối với HVPT, có thể phân chia thành những những nhóm phạm nhân TĐG khác nhau đối với HVPT của họ (căn cứ vào mức độ ăn năn, hối hận với hậu quả của HVPT). Nhóm thứ nhất là nhóm phạm nhân ăn năn, hối hận, thấy tủi hổ về HVPT của bản thân. Đây thường là nhóm phạm nhân nhận thức rõ hậu quả, tác hại mà HVPT của mình gây ra cho bản thân, người khác và cho xã hội.
“Họ TYT được họ đã vi phạm pháp luật và phải chịu hình phạt tù là đúng” [5, tr.14]. Vì vậy, họ thường chấp hành tốt những nội quy quy chế trại giam, tiếp nhận tích cực các tác động từ công tác giáo dục ở trại giam. Nhóm thứ hai là nhóm phạm nhân ăn năn, hối hận với HVPT của bản thân nhưng họ đánh giá HVPT của bản thân so với hình phạt là quá nặng đối với họ. Vì vậy, trong quá trình chấp hành án phạt tù, nhóm này thường có thái độ chưa thật sự tiếp nhận các hoạt động (giáo dục, lao động, học tập...) ở trại giam một cách chủ động, tự giác. Nhóm thứ ba là nhóm phạm nhân coi HVPT như một phương thức sống của bản thân [5, tr14]. Họ có thái độ thờ ơ, không ăn năn và hối hận, không thấy tủi hổ với HVPT của họ.
Nhóm phạm nhân này thường là nhóm phạm nhân từng có tiền án, tiền sự. Họ luôn có tâm lý chống lại các quy định của trại giam một cách công khai hoặc ngấm ngầm, không có thái độ tự giác tiếp nhận sự tác động giáo dục của trại giam.
Trong luận án của mình chúng tôi tìm hiểu TĐG với HVPT của phạm nhân bộc lộ qua: TĐG về HVPT của bản thân vô ý hay cố ý;
TĐG HVPT của bản thân có đáng bị xử lý bằng hình phạt tù hay không.
TĐG về HVPT của bản thân là vô ý hay cố ý tức là tìm hiểu xem phạm nhân TĐG HVPT về ma túy của họ là HV cố ý (đã thấy HVPT của họ gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện HVPT về ma túy của mình) hay do HV vô ý phạm tội (họ chưa thấy được HVPT của mình gây ra những nguy hiểm cho xã hội).
TNT về HVPT của bản thân có bị xử lý bằng hình phạt tù được hiểu phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy đánh giá HVPT của bản thân có đáng bị xử lý bằng hình phạt tù hay không? Theo đánh giá của họ về mức án mà họ đang chấp hành thì mức án đó có tương xứng với HVPT về ma túy của họ không?.
Nhóm phạm nhân TNT HVPT của mình đáng bị xử lý bằng hình phạt tù, họ chấp nhận mức án mà họ đang chấp hành. Nhóm phạm nhân TNT HVPT của mình đáng bị xử lý bằng hình phạt tù, nhưng mức án mà họ đang chấp hành là cao so với nhận thức về HVPT của họ. Nhóm phạm nhân TNT HVPT của bản thân chỉ đáng bị xử phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền, cho đi cai nghiện bắt buộc) chứ chưa đáng bị lý bằng hình phạt tù.
TĐG về HVPT của bản thân (vô ý hay cố ý, có đáng bị xử lý bằng hình phạt tù hay không) có ảnh hưởng nhất định đến HVCHHPT của phạm nhân nói chung và phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy nói riêng. Chỉ khi phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma TNT là mình có tội, đánh giá đúng HVPT về ma túy thì việc họ chấp nhận hình phạt sẽ tự giác, tích cực hơn. Ngược lại, những phạm nhân TNT HV của họ (tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy...) là không có tội và HVPT về ma túy của họ là do vô ý, HVPT của họ chỉ vi phạm pháp luật hành chính chứ không đáng phải bị xử lý bằng hình phạt tù sẽ dẫn tới thái độ không đồng tình mức án mà tòa án đã tuyên. Từ đó dẫn tới HVCHHPT một cách thụ động, chống đối.
b. Tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự đánh giá đối với hành vi chấp hành hình phạt tù
Trong môi trường trại giam, việc mất tự do, bị hạn chế nhiều quyền lợi, điều kiện vật chất và tinh thần chỉ được đáp ứng ở mức tối thiểu đã ảnh hưởng sâu sắc đến TĐG của phạm nhân về HVCHHPT. Thay đổi điều kiện, hoàn cảnh sống, những thử thách gò bó do nội quy, kỷ luật trại giam, những yếu tố tác động tiêu cực giữa phạm nhân với phạm nhân là những yếu tố cơ bản hình thành TĐG về HVCHHPT của họ. Căn cứ vào TĐG về HVCHHPT có thể chia thành ba nhóm phạm nhân như sau: Nhóm thứ nhất là những phạm nhân TĐG tích cực đối với HVCHHPT do họ đã nhận ra tội lỗi trong quá trình điều tra, xét xử. Họ thấy được
sự trừng phạt của pháp luật là thỏa đáng đối với HVPT của mình. Những phạm nhân này dễ thích nghi với môi trường trại giam. Họ có thái độ tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động của trại giam (học tập, lao động, các phong trào thi đua của tập thể phạm nhân...). Nhóm thứ hai là những phạm nhân cho rằng đã bị kết án oan, sai và hình phạt hiện tại đối với họ là quá nặng hoặc hình phạt không công bằng giữa các đồng phạm cùng thực hiện một tội phạm. Số phạm nhân này bề ngoài luôn chấp hành, tuân thủ nội quy, kỷ luật trại giam, tôn trọng cán bộ, nhưng bên trong là sự bất mãn, lạnh nhạt, hờ hững với các tác động giáo dục. Khi gặp điều kiện thuận lợi, sơ hở của trại giam hoặc ứng xử không hợp lý của cán bộ trại giam họ sẽ chống đối công khai (chống lại cán bộ) hay ngấm ngầm (trốn trại, đánh đồng phạm, không tham gia đầy đủ ngày công và mức khoán lao động...). Nhóm thứ ba gồm những phạm nhân luôn TĐG tiêu cực với HVCHHPT. Nhóm phạm nhân này luôn bất hợp tác, chống đối trong hầu hết tất cả các hoạt động của trại giam. Họ có tư tưởng luôn bất bình, luôn tìm cách kích động, lôi kéo phạm nhân khác vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam một cách bí mật hoặc công khai (mang vật cấm vào trại giam, đánh đồng phạm, lên kế hoạch trốn trại...). Đây thường là những phạm nhân đã từng đi chấp hành hình phạt tù nhiều lần.
1.2.2.3. Tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù
TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy được biểu hiện thông qua mức độ tự điều chỉnh bản thân trong việc thực hiện các quy định chấp hành hình phạt tù của trại giam. HV đó bao gồm các nội dung sau:
- Sự điều chỉnh bản thân qua HV chấp hành trong lao động tại trại giam
Có ý thức tham gia lao động, nhận thức về lao động của phạm nhân như thế nào? Trách nhiệm trong lao động. Hiểu ý nghĩa lao động là gì? Lao động để nuôi chính mình và đóng góp một phần cho xã hội. Qua lao động, giáo dục cho phạm nhân thấy được giá trị người lao động chân chính, nhận rõ quá trình lao động để nhằm làm gì? Tự giác rèn luyện kỹ năng để hoàn thành công việc lao động cán bộ giao. Biết thành quả lao động của mình đạt cái gì tốt đẹp nhất. Công việc cán bộ giao tự giác làm, cán bộ không phải đôn đốc, nhắc nhở.
- Sự điều chỉnh bản thân qua HV chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam
Trong trại giam để giữ vững kỷ luật trại giam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành hình phạt tù của phạm nhân, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về nội quy trại giam gồm các lĩnh vực cụ thể. Thứ nhất, nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Toàn án, phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ, chiến sỹ trại giam. Thứ hai, thực hiện đúng giờ giấc, hiệu lệnh, lễ tiết tác phong trong sinh hoạt, học tập, lao động, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Thứ ba, quy định trong giao tiếp qua cách xưng hô, đối với cán bộ, với phạm nhân với nhau và với khác đến làm việc và thăm trại giam. Thứ tư, quy định về sinh hoạt (chỗ nằm ngủ, giờ giấc sinh hoạt, vệ sinh chỗ ở và nơi công cộng, giữ gìn trật tự vệ sinh trại giam và buồng giam). Thứ năm, quy định về những vật dụng được mang và không được mang sử dụng trong trại giam, ăn mặc trong trại giam. Thứ sáu, quy định về thăm gặp, tiếp xúc với người ngoài. Thứ bảy, quy định về kỷ luật lao động, học nghề, chế độ nghỉ lao động. Thứ tám, quy định về trách nhiệm bảo về tài sản của trại giam và của phạm nhân khác. Thứ chín, quy định về bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của bản thân và phạm nhân khác (cấm đe dọa, đánh đập, ức hiếp, cưỡng đoạt, hủy hoại thân thể, tự xăm trổ...). Thứ mười, quy định về khen thưởng, xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong quá trình chấp hành án phạt tù, bên cạnh những phạm nhân chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế của trại giam, tích cực học tập, lao động là những phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam, có những phạm nhân vi phạm pháp luật hình sự và tiếp tục bị truy tố. Có những phạm nhân kích động, gây rối, lôi kéo phạm nhân khác vi phạm kỷ luật trại giam, có phạm nhân nhịn ăn, tự gây thương tích để gây khó khăn cho công tác quản lý giáo dục phạm nhân tại trại giam. HV CHHPT tại trại giam của phạm nhân có mối tương quan với những yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố TYT của phạm nhân về HVPT của mình.
- Sự điều chỉnh bản thân qua HV chấp hành học tập (các lớp học) do trại giam tổ chức
Ngay từ ngày với vào trại giam, mỗi phạm nhân đều được tham gia lớp học về nội quy, quy chế trại giam. Phạm nhân có nghĩa vụ tham gia học tập trong lớp học
thông qua giữ gìn trật tự, chăm chú tự giác học tập, đảm bảo thời gian học tập. Tích cực lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài đẩy đủ, tích cực phát biểu, tham gia viết thu hoạch, các bài thu hoạch, kiểm tra miệng từ đạt yêu cầu trở lên, tham gia đầy đủ các buổi học tập do trại tổ chức.
- Sự điều chỉnh bản thân qua HV thực hiện nếp sống kỷ luật, trật tự, văn minh tại trại giam
Xây dựng cho bản thân nếp sống lành mạnh, trong quá trình chấp hành án phải tôn trọng danh dự, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của bản thân và người khác.
Ngoài ra phải vận động và tạo điều kiện giúp đỡ phạm nhân khác trong học tập, lao động, sinh hoạt nhằm giúp đỡ phạm nhân khác cải tạo tiến bộ.
- Sự điều chỉnh bản thân qua HV đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, HV vi phạm của các phạm nhân khác trong trại giam
Trong luận án chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu TYT thể hiện qua sự điều chỉnh bản thân của phạm nhân đối với HVCHHPT cụ thể đó là: HV chấp hành lao động qua việc thực hiện ngày công, mức khoán, chất lượng sản phẩm lao động; HV chấp hành nội quy, kỷ luật của trại giam (thông qua việc xếp loại của trại qua các tháng, quý và năm và đã số lần vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam mà phạm nhân mắc phải, HV vi phạm nội quy cụ thể). Phạm nhân thường mắc nhiều HV vi phạm nội quy cụ thể của trại giam. Chúng tôi xếp HV vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam làm 7 nhóm cụ thể như sau: 1. Đánh nhau; 2. Quan hệ trái phép (với người dân, với phạm nhân ở các đội khác...); 3. Cất dấu vật cấm; 4. Tàng trữ tiền ngân; 5. Các HV liên quan đến ma túy (mang ma túy vào trại giam, sử dụng ma túy trong trại giam, bán ma túy trong trại giam....); 6. Sử dụng điện thoại; 7. Các HV khác (chống lệnh cán bộ, đánh bạc trong trại giam, viết thư trái phép, tự rời khỏi khu giam, nơi lao động, trèo rào khu giam, gây mất trật tự...).