Phương pháp phân tích trường hợp điển hình

Một phần của tài liệu Luận án tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân (Trang 84 - 150)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.7. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình

a. Mục đính: Nghiên cứu và lý giải tỉ mỉ hơn những nội dung cơ bản của đề tài như: Biểu hiện TYT của phạm nhân thể hiện qua TNT, TĐG về HVPT và HVCHHPT thể hiện và tự điểu chỉnh HVCHHPT. Các yếu tố ảnh hưởng đến TYT của phạm nhân về HVPT và HVCHHPT.

b. Phương pháp: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

* Lựa chọn khách thể được phỏng vấn: 02 phạm nhân

Ngoài phỏng vấn trực tiếp phạm nhân, chúng tôi còn lấy thêm thông tin bổ sung và kiểm chứng từ cán bộ quản giáo là người trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân. Để có nguồn thông tin đa dạng chúng tôi lựa chọn mỗi phạm nhân có hành vi phạm tội khác nhau, kết quả CHHPT không như nhau.

Trường hợp thứ nhất: Phạm Hồng N, sinh năm 1980, học vấn 7/12, sinh năm 1980, đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Ngọc Lý - Bắc Giang. Ngày bắt 4/4/2008, ngày đến trại: 9/9/2008. Thời hạn phạt tù: 12 năm về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Sức khỏe: Không bệnh tật. N là người nghiện ma túy và thường mua ma túy về bán lại cho các đối tượng nghiện khác để kiếm lời.

Có biểu hiện TYT biểu hiện ở TNT về HVPT và HVCHHPT ở mức trung bình. TĐG về HVPT và HVCHHPT ở mức thấp. Khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT ở mức thấp. Bản thân mất niềm tin vào tương lai, dễ bị lôi kéo bởi các phạm nhân khác. Đánh giá gia đình ít có ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT của N nhưng cán bộ trại giam có ảnh hưởng nhiều đến TYT về HVPT và HVCHHPT của N.

Trường hợp thứ hai: Trần Xuân H, sinh năm: 1954, bị bắt ngày: 25/2/2009, Án phạt: 15 năm tù về tội “Mua bán trái phép ma túy” và “Chứa chấp sử dụng trái phép ma túy”. Hiện đang chấp hành án trại giam Ngọc Lý - Bắc Giang. Không có tiền sử nghiện ma túy.

TYT biểu hiện ở TNT về HVPT và HVCHHPT ở mức cao. TĐG về HVPT và HVCHHPT ở mức cao. Khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT ở mức trung bình. Bản thân chưa thực sự tin tưởng vào tương lai, ít bị ảnh hưởng bởi các PN khác. Gia đình và cán bộ trại giam có ảnh hưởng nhiều đến TYT về HVPT và HVCHHPT của H.

Việc phân tích tâm lý được tiến hành với từng trường hợp nhằm khảo sát những biểu hiện về TYT của PN biểu hiện quan TNT, TĐG HVPT và HVCHHPT và tự điều chỉnh HVCHHPT của họ. Những yếu tố ảnh hưởng đến TYT của PN về HVPT và HVCHHPT.

* Nguyên tắc phỏng vấn:

- Nguyên tắc 1: Thiết lập mối quan hệ để phạm nhân tin tưởng rằng người phỏng vấn không làm gì phương hại đến mọi lợi ích của họ. Họ còn được trừ mức khoán lao động những buổi phỏng vấn. Ngoài ra người phỏng vấn sẽ có nhận xét từng buổi phỏng vấn và có đề xuất với cán bộ quản giáo đội để đánh giá xếp loại vào thi đua của tháng.

- Nguyên tắc 2: Dùng câu hỏi mang tính gợi mở để PN chia sẻ với người phỏng vấn về cuộc đời của họ từ lúc sinh ra và lớn lên. Những bước ngoặt trong cuộc đời được người phỏng vấn khéo léo tìm hiểu sâu hơn bởi những câu hỏi” “Ý anh/chị muốn nói thời gian đó...”, “Tôi rất chia sẻ với anh/chị vào lúc đó...”,

Anh/chị có thể chia sẻ rõ hơn với tôi về...”, “Anh/chị đang muốn nói rằng...”, “Ý anh/chị là...”. Chú trọng đặt những câu hỏi sâu từ khi khách thể đi con đường dẫn tới hành vi phạm tội đến thời điểm hiện tại.

* Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn tập trung vào tìm hiểu biểu hiện của TYT của PN về HVPT và HVCHHPT, các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, các câu hỏi cụ thể được đưa ra linh hoạt do đặc điểm, tính cách, thói quen, lứa tuổi, hành vi phạm tội cụ thể của các khách thể không hoàn toàn giống nhau. (Phụ lục 5).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và có sự phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm bổ sung cho nhau hướng tới giải quyết những nhiệm vụ chung của luận án nhằm đạt được mục đích luận án đã đề ra.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát; phương pháp chuyên gia; phương pháp tham vấn cá nhân. Số liệu thu được chúng tôi xử lý theo phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính nhằm thu được kết quả một cách tin cậy, khách quan, có giá trị về mặt khoa học. Kết quả điều tra trên mẫu được kiểm chứng qua một số trường hợp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình, qua phỏng vấn sâu, qua tham vấn tâm lý.

Tất cả tổng hợp các phương pháp trên chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM

NHÂN

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của chúng tôi được trình bày theo các nội dung:

- Thứ nhất, thực trạng TYT của phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma tuý thể hiện qua: TNT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân; tự đánh giá HVPT và HVCHHPT; tự điều chỉnh hành vi thông qua HVCHHPT.

- Thứ hai, một số yếu tố ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân: niềm tin của phạm nhân vào tương lai; quan hệ giữa phạm nhân với phạm nhân; quan hệ giữa phạm nhân với gia đình và quan hệ giữa phạm nhân với cán bộ trại giam. Ở đây chúng tôi phân tích vai trò của từng yếu tố đối với TYT về HVPT và HVCHHPT nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của chúng.

- Thứ ba, phân tích 02 trường hợp điển hình nhằm làm rõ thực trạng TYT về HVPT và HVCHHPT, một số yếu tố ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân.

3.1. THỰC TRẠNG TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN PHẠM CÁC TỘI VỀ MA TÚY

3.1.1. Thực trạng tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự nhận thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù

3.1.1.1. Tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự nhận thức về hành vi phạm tội

TNT về HVPT của phạm nhân phạm các tội về MT được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng với khuôn khổ luận án của mình chúng tôi chỉ tìm hiểu:

TNT về nguyên nhân, về hậu quả của HVPT về ma túy; và TNT rằng HVPT của họ có vi phạm pháp luật hình sự không.

Bảng 3.1. Tự ý thức thể hiện qua TNT về HVPT (theo ĐTB)

TT Các nội dung của TNT Mức độ ĐTB ĐLC

1 TNT về nguyên nhân dẫn tới bản thân phạm tội ma túy 2 3,11 0,52

2 TNT về hậu quả của HVPT ma túy 3 3,39 0,59

3 TNT HVPT có hay không vi phạm pháp luật hình sự 3 3,62 0,39

4 Chung 3,39 0,29 Ghi chú: Điểm trung bình càng cao thì TNT của phạm nhân càng tốt và ngược lại.

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, phạm nhân tự nhận thức rõ về hành vi phạm tội của mình (ĐTB=3,39). Cụ thể, phạm nhân tự nhận thức về hành vi phạm tội là có vi phạm pháp luật hình sự và hậu quả của HVPT và (ĐTB=3,62 và ĐTB =3,39).

Tuy nhiên, phạm nhân nhận thức về nguyên nhân dẫn tới HVPT chưa rõ ràng (ĐTB=3,11). Tự nhận thức về hành vi phạm tội của phạm nhân được thể hiện cụ thể như sau:

a. Tự nhận thức của phạm nhân về nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội Bảng số liệu 3.2 cho biết, tự nhận thức về nguyên nhân dẫn tới HVPT của phạm nhân chưa sâu sắc (ĐTB=3,11). Nam phạm nhân H.V.T cho biết “Đến giờ tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại đi vào con đường phạm tội về ma túy, mặc dù tôi biết nếu đi vào con đường mua bán ma túy thì trước sau cũng không thoát được cảnh đi tù” (H.V.T án 20 năm, tội “mua bán TPCMT”, CHA tại trại giam Tân Lập).

Bảng 3.2. TNT của phạm nhân về nguyên nhân dẫn tới HVPT (Theo điểm trung bình)

STT TNT về nguyên nhân dẫn tới bản thân phạm tội ĐTB ĐLC 1 Nếu tôi vững vàng và kiên định, tôi không bị lôi kéo vào con

đường phạm tội ma túy 3,07 0,80

2 Nếu gia đình tôi gần gũi, quan tâm đến tôi, tôi không trở thành

phạm nhân như hiện nay 3.06 0,80

3 Nếu tôi không tình cờ biết rằng buôn bán, vận chuyển ma túy là cách kiếm tiền dễ dàng thì tôi không phạm tội như bây giờ

3,10 0,58 4 Nếu tôi biết trước quy định của pháp luật về hình phạt dành cho

người phạm tội ma túy thì tôi không bị phạm tội như hiện nay

3,11 0,72 5 Nếu tôi có nghề nghiệp, việc làm ổn định, tôi không rơi vào con

đường phạm tội như bây giờ

3,24 0,73 6 Nếu tôi chịu nghe lời khuyên ngăn của người thân, tôi không bị

tù tội như bây giờ

3,11 0,57 Điểm trung bình 3,11 0,52 Ghi chú: Điểm trung bình càng cao thì TNT của phạm nhân càng tốt và ngược lại.

Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân bên ngoài: bạn bè, gia đình, xã hội và nguyên nhân bên trong từ chính nội lực của bản thân (ý chí, nghị lực, khả năng tự kiềm chế của chính bản thân). Kết quả 93,1% khách thể cho rằng nguyên nhân bản thân phạm tội là do họ bỏ học sớm rồi theo bạn bè lêu lổng và dần dần nghiện ma túy và phạm tội. Nữ PN chia sẻ “Giờ ngồi trong này nghĩ lại tôi thấy cũng vì tôi bỏ học sớm khi học hết lớp 8, từ đó nghĩ ra nhiều thú ăn chơi và dẫn đến mắc nghiện ma

túy. Để có tiền tiêu tôi đã mua ma túy và chia nhỏ để bán lấy lợi nhuận” (Nguyễn Thị H, sinh năm 1986, trình độ 8/12, án phạt 52 tháng về tội "TTTPCMT”, CHHPT tại trại giam Phú Sơn 4). Có tới 72,7% số khách thể nhận thức do bản thân “Không vững vàng và kiên định và bị lôi kéo vào con đường nghiện ma túy rồi dẫn tới phạm tội về ma túy". Phạm nhân H chia sẻ “Người bạn thân của tôi từ nhỏ đi học nghề trên tỉnh và về nghỉ tết, chúng rôi rủ nhau đi chơi rồi trong nhóm có một bạn mới quen rủ thử ma túy để thấy cảm giác như thế nào. Tôi vì tính sĩ diện với bạn bè, không kiên định tư tưởng. Bản thân nghĩ rằng thử một lần cho biết rồi bỏ, rồi có lần một thì tất yếu sẽ có lần thứ hai, khi đã nghiện ma túy thì không trước thì sau sẽ dẫn tới con đường phạm tội chỉ là thời gian ma thôi” (N.K.H án 11 năm về tội MBTCMT, CHA trại giam Tân Lập). Kết quả cho thấy nhóm nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất tập trung vào nhóm nguyên nhân bên ngoài (không có nghề nghiệp, việc làm ổn định; kiếm tiền dễ dàng) hơn nhóm những nguyên nhân bên trong (bản thân không vững vàng; chưa có lập trường kiên định; không làm chủ được bản thân). Cả nhóm nguyên nhân bên trong và bên ngoài đều có mối liên hệ chặt chẽ, nhất quán với nhau. Những khách thể ban đầu bỏ học sớm, không có nghề nghiệp, không có việc làm ổn định dẫn tới cuộc sống khó khăn (trong số khách thể được nghiên cứu có 54% không có nghề nghiệp và 14,5% nghề không ổn định) nên khi có cơ hội tiếp cận với những hình thức kiếm tiền nhanh và tưởng như dễ dàng (mua bán, vận chuyển ma túy) cộng với sự không vững vàng, kiên định dẫn tới họ khó từ chối được sức hấp dẫn của thú vui, lợi nhuận từ việc mua bán ma túy đem lại. Sự kết hợp của những yếu tố bên trong và bên ngoài là “hoàn cảnh thuận lợi”

đưa đẩy họ đến với hành vi phạm tội ma túy.

Kết quả trả lời câu hỏi mở “Theo anh/chị thì nguyên nhân nào dẫn tới anh/chị thực hiện hành vi phạm tội về ma túy?” cho thấy: có tới 8 nhóm nguyên nhân khác nhau dẫn đến hành vi phạm tội ma túy và có sự khác biệt rõ rệt trong tự nhận thức về hiểu biết nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội về ma túy giữa nam phạm nhân và nữ phạm nhân (bảng 3.3). Xét trên toàn mẫu nghiên cứu, số phạm nhân tự nhận thức rằng: không có nghề nghiệp, không có việc làm ổn định/ hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn là yếu tố đưa đẩy họ đến phạm tội ma túy chiếm tỷ lệ lớn nhất. Phạm

nhân V.V.Đ chia sẻ “Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn, một mình nuôi sáu miệng ăn, nghề nghiệp thì không ổn định, nay làm thuê cho người này, mai lại đi làm thuê cho người khác. Chính vì không nghề nghiệp mà tôi đã đi vào con đường phạm tội về ma túy” (Vũ Văn Đ sinh năm 1981, án 7 năm về tội “MBTPCMT”, đang CHA tại trại giam Phú Sơn 4). Tuy nhiên, ít PN lựa chọn nguyên nhân “Do không làm chủ được bản thân trước cám dỗ của đồng tiền (lợi nhuận cao) /thích làm giàu nhanh” (21,91% số khách thể lựa chọn).

Bảng 3.3. TNT về nguyên nhân dẫn tới HVPT ma túy của bản thân (Xét theo toàn mẫu và theo giới tính từ kết quả câu hỏi mở)

TNT nguyên nhân dẫn tới HVPT của bản thân

Phạm nhân nam Phạm nhân nữ Toàn mẫu

Phần trăm theo số câu trả

lời

Phần trăm theo

số người lựa chọn

Phần trăm theo số câu trả

lời

Phần trăm theo số

người lựa chọn

Phần trăm theo số câu trả

lời

Phần trăm theo

số người lựa chọn

1. Cần tiền sử dụng ma túy (do bản

thân mắc nghiện ma túy) 19,57 36,17 3,03 5,60 9,82 18,55

2. Do bản thân kém hiểu biết về

pháp luật/ trình độ học vấn thấp 17,39 32,14 13,64 25,22 12,2 23,05 3. Do không làm chủ được bản thân

trước cám dỗ của đồng tiền (lợi nhuận cao) /thích làm giàu nhanh

15,29 28,26 9,1 16,83 11,6 21,91

4. Không có nghề nghiệp/ không có việc làm ổn định/ hoàn cảnh kinh tế của gia đình khó khăn

21,74 40,18 58,54 88,29 44,64 84,32

5. Bạn xấu rủ rê/đua đòi dẫn tới

nghiện ngập và phạm tội 17,38 32,13 7,58 14,02 11,6 21,91

6. Để quên cảnh buồn chán gia đình 0 0 6,06 11,20 3,57 6,74

7. Do bị bệnh, mua ma túy chữa

bệnh 4,35 8,04 0 0 1,79 3,38

8. Nguyên nhân khác (không rõ

nguyên nhân, giúp người nghiện) 4,34 8,02 0 0 1,79 3,38

Như vậy, cũng như nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính cho thấy nguyên nhân bên ngoài có số khách thể lựa chọn nhiều hơn những nguyên nhân xuất phát từ chính ý chí, khả năng làm chủ bản thân. Có kết quả này là do PN mong muốn được sự thông cảm, quan tâm, chia sẻ hơn là sự kỳ thị với họ.

So sánh kết quả thu được từ câu hỏi mở (100 cán bộ công tác tại trại giam):

"Từ kinh nghiệm công tác của mình đồng chí cho biết nguyên nhân tâm lý nào dẫn tới một người lại thực hiện hành vi phạm các tội về ma túy” và kết quả câu hỏi mở của phạm nhân (bảng 3.3) chúng tôi có biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. So sánh ý kiến của quản giáo và TNT của phạm nhân

Tỷ lệ phần trăm theo số người lựa chọn thì có sự khác biệt giữa TNT về nguyên nhân dẫn tới HVPT và đánh giá của cán bộ trại giam về nguyên nhân dẫn tới HVPT của nhóm phạm nhân này. Biểu đồ 3.1 cho thấy có tới 84,32% lượt phạm nhân lựa chọn nguyên nhân dẫn tới HVPT về ma túy là "không có nghề nghiệp ổn định/hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn" trong khi đó chỉ có 5,77% lượt cán bộ trại giam nhận định điều này. Ở nguyên nhân thu được lợi nhuận cao do ma túy đem lại có 21,91% số lượt phạm nhân lựa chọn trong khi đó có tới 69,23% lượt cán bộ trại giam lựa chọn. Một quản giáo tâm sự "Theo tôi thì mỗi phạm nhân phạm tội về ma túy có nguyên nhân không hoàn toàn giống nhau, nhưng qua nhiều năm công tác tôi thấy phần lớn một cá nhân dẫn tới HVPT về ma túy là do lợi nhuận ma túy đem lại rất cao cộng với thói ăn chơi, hưởng thụ, họ thường giao du với thành phần xấu và dễ nảy sinh lòng tham muốn làm giàu bằng con đường này ". (Ng.Đ.T, cán bộ quản giáo Trại Giam Ngọc Lý). Nhận thức về nguyên nhân do bản thân nghiện ma túy thì có 18,55% số phạm nhân lựa chọn trong khi đó có tới 61,54%

lượt cán bộ trại giam nhận định điều này. Một cán bộ làm công tác giáo dục chia sẻ

"Nguyên nhân không nhỏ mà nhiều người dẫn tới phạm tội về ma túy là do họ trước đó đã có tiền sử nghiện ma túy, do đó họ mua bán, tổ chức sử dụng, tàng trữ ma túy để phục vụ nhu cầu ma túy cho bản thân". "Số phạm nhân chỉ mua bán ma túy là do kiếm lời từ việc mua bán ma túy (ở Ngọc Vân-Tân Yên-Bắc Giang, số phạm nhân chấp hành hình phạt tù về hành vi mua bán trái phép chất ma túy mà

Một phần của tài liệu Luận án tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân (Trang 84 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(301 trang)