CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân
Có nhiều yếu tố tác động tới TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân.
Yếu tố bên trong như tri thức (sự hiểu biết, sự giác ngộ), động cơ phạm tội, ý chí, niềm tin vào bản thân. Yếu tố bên ngoài như mục tiêu của giáo dục, nội dung cải tạo (học tập, rèn luyện, tham gia hoạt động xã hội...), phương thức giáo dục, sự quan tâm của gia đình, cán bộ trại giam....Tuy nhiên, với khách thể là phạm nhân CHHPT các tội về ma túy có những đặc trưng riêng, chúng tôi tập trung nghiên cứu bốn yếu tố tác động đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân gồm:
1.3.2.1. Ảnh hưởng niềm tin vào tương lai của phạm nhân
Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm mà bản thân đã chấp nhận. Con người có nhiều loại niềm tin khác nhau: niềm tin tôn giáo, niềm tin pháp luật, niềm tin chính trị, niềm tin vào cuộc sống tương lai của mình. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, nó là lẽ sống của con người.
Ngược lại, khi con người mất niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào con người thì dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực, bất mãn.
Với phạm nhân họ rất dễ bị hoang mang, lo lắng về tương lai của mình. Việc đi tù chịu hình phạt đối với họ là một sự chịu đựng nặng nề về mặt tâm lý nhưng nỗi lo cho tương lai của bản thân (sự mặc cảm quá khứ tù tội, sự mất mát đổ vỡ gia đình, sự kỳ thị của xã hội, không thích nghi với sự thay đổi của xã hội trong thời
gian họ chấp hành hình phạt tù ở trại giam…) dẫn tới họ có thể mất niềm tin, mất sự tự tin để thích nghi với xã hội trong tương lai. Từ đó dẫn tới họ tự nhận thấy cuộc đời mình như đã chấm dứt, như đã bị bỏ đi, tương lai mịt mờ phía trước. Do đó, qua công tác quản lý, giáo dục phạm nhân cũng cần giáo dục niềm tin cho phạm nhân vào tương lai, niềm tin vào sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với những người đã có thời gian lầm lỡ nhưng nay biết sửa chữa lỗi lầm của mình. Qua công tác quản lý giáo dục cũng cần hình thành niềm tin ở phạm nhân vào HVCHHPT tích cực của mình, tin vào thái độ biết ăn năn hối hận về HVPT của mình, có tinh thần hướng thiện, gương mẫu và cải tạo tốt sẽ nhận được sự ghi nhận của cán bộ trại giam. Từ đó họ sẽ được hưởng chính sách nhân đạo, sự khoan hồng của Đảng và pháp luật của Nhà nước để được sớm trở về với gia đình và xã hội.
Tóm lại, niềm tin vào tương lai của phạm nhân chính là nhờ vào quá trình quản lý giáo dục tại trại giam và là kết quả, giá trị của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân. Niềm tin vào tương lai được xây dựng từ chính bản thân phạm nhân sẽ là động lực thôi thúc phạm nhân tích cực thực hiện các hoạt động trong trại giam và từ đó biết kiềm chế bản thân không có HV vi phạm nội quy, quy chế của trại giam.
Do vậy, cần xây dựng niềm tin cho phạm nhân, cần hướng họ vào những hoạt động phù hợp để thông qua đó giúp họ thỏa mãn nhu cầu chính đáng của bản thân.
1.3.2.2. Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các phạm nhân trong trại giam
Do hoạt động và giao tiếp trong cùng môi trường trại giam, giữa các phạm nhân luôn có sự tác động lẫn nhau. Mối quan hệ giữa phạm nhân với phạm nhân có thể diễn ra theo hướng cùng động viên, giúp nhau cùng cải tạo tiến bộ nhưng cũng có thể qua mối quan hệ tác động giữa phạm nhân với phạm nhân sẽ dẫn tới sự a duy, bao che, xúi dục, truyền đạt cho nhau kinh nghiệm phạm tội, vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam. Sự tác động tâm lý giữa các phạm nhân thông qua các cơ chế khác nhau.
- Cơ chế lây lan tâm lý giữa các phạm nhân
Trong tâm lý học, lây lan được coi như một cơ chế của việc hình thành tâm lý, ý thức nhóm. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận ảnh hưởng to lớn của cơ chế lây lan tâm lý đến HV cá nhân trong nhóm. Trong trại giam, sự tác động và lây lan tâm lý có thể diễn ra trong mọi tình huống. Cơ chế lây lan tâm lý có thể diễn ra một cách từ từ; chẳng hạn khi mới xuất hiện một cảm xúc nào đó ở một vài
phạm nhân, dần dần cảm xúc đó lây lan ra trong nhóm phạm nhân nhất định và có thể sự cộng hưởng cảm xúc tiếp tục lây lan sang các nhóm phạm nhân khác. Hoặc sự lây lan tâm lý sẽ diễn ra theo kiểu bùng nổ, đó là khi một số phạm nhân rơi vào tâm trạng căng thẳng cao độ về tinh thần, về cảm xúc, ý thức yếu đi. Sự lây lan tâm lý từ phạm nhân này sang phạm nhân khác cho phép chúng ta giải thích các cao trào cảm xúc, tâm trạng mỗi đội phạm nhân, sự thắng của các yếu tố xúc cảm - tình cảm với ý chí.
Trong công tác quản lý giáo dục phạm nhân, việc xây dựng và giữ gìn, tuân thủ kỉ luật trong trại giam là vấn đề cần được quan tâm. Sự lây lan những cảm xúc tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến HV vi phạm nội quy, quy chế trại giam, sẵn sàng chống lại cán bộ trại giam. Chính do lây lan tâm lý mà trạng thái cảm xúc được lan truyền trong đám đông phạm nhân với một cường độ cao và tốc độ nhanh chóng, dẫn tới các HV có tính bạo loạn, phá phách trại giam, ảnh hưởng rất lớn đến HV chấp hành kỉ luật tại trại giam.
- Cơ chế bắt chước giữa các phạm nhân
Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, HV, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hoặc nhóm người nào đó. Không phải mọi HV bắt chước của phạm nhân trong trại giam đều theo hướng tiêu cực mà còn theo hướng tích cực. Trong nhiều trường hợp, bắt chước giúp cho sự hòa hợp giữa các phạm nhân mới nhập trại với các phạm nhân đã chấp hành án được một thời gian. Từ những HV tích cực, hợp chuẩn ở những phạm nhân hạt nhân điển hình (sự tuân thủ nội quy của trại giam, hoàn thành vượt mức khoán lao động, có tinh thần động viên giúp đỡ các phạm nhân khác cùng tiến bộ...) được các phạm nhân khác coi như là tấm gương và bắt chước theo. Bên cạnh những phạm nhân luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế của trại giam thì vẫn có những phạm nhân luôn tìm cách thực hiện những HV trái với nội quy, quy định của trại giam và HV đó có thể được các phạm nhân khác bắt chước. Trong một nhóm phạm nhân gây rối, lúc đầu có một vài phạm nhân hung hăng, sự hung hăng đó của họ dần được những phạm nhân khác bắt chước. Nhóm phạm nhân có thể hung hăng hay hiền lành, vô kỉ luật hay trật tự, chống đối hay không hưởng ứng là do các tHVên bắt chước lẫn nhau. Bắt chước là một trong những con đường ngắn nhất để phạm nhân đồng hóa và thích nghi với nhóm (đặc biệt với nhóm không chính thức). Do đó, khi phạm nhân tham gia hoạt động, giao tiếp trong nhóm họ sẽ dần dần chịu ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực)
của nhóm đó. Thực tế cho thấy xu hướng phạm nhân bắt chước nhau sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong môi trường trại giam có chiều hướng gia tăng, bắt chước nhau trong việc đưa vật cấm vào sử dụng trong trại giam, đặc biệt là việc đưa vào trại giam điện thoại, sử dụng điện thoại di động và ma túy là một trong những vi phạm có chiều hướng tăng ở các trại giam.
Như vậy, mối quan hệ giữa phạm nhân với phạm nhân hình thành và phát triển dựa trên tính lệ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, động cơ phạm tội của họ xuất phát từ lợi ích cá nhân (có tiền để sử dụng ma túy hoặc làm giàu từ hành vi phạm tội về ma túy) do vậy khi đi CHHPT cũng từ động cơ làm những việc để được giảm án.
Bất cứ việc gì gây bất lợi và ảnh hưởng đến việc giảm án thì họ nhất định không làm.
1.3.2.3. Ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình
Gia đình là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá mạnh đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân. Do đó, mỗi biến động lớn nhỏ trong gia đình đều có tác động sâu sắc đến tâm lý của phạm nhân, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động của họ trong quá trình chấp hành hình phạt tù. Vì vậy, sự quan tâm, thăm nom từ phía gia đình là một trong những nguồn động viên vô cùng quan trọng giúp họ yên tâm lao động cải tạo tốt. Những gia đình không quan tâm, động viên, thăm gặp khi người thân của họ đang chấp hành hình phạt tù, điều này cho thấy sự không hoàn thiện của cấu trúc gia đình có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý phạm nhân nói chung, HV chấp hành án phạt tù của phạm nhân nói riêng. Từ đó ở những phạm nhân này dễ xuất hiện tâm lý mặc cảm, bị bỏ rơi, họ có cảm giác không còn chỗ bám víu về vật chất cũng như tinh thần. Điều đó cũng ảnh hưởng tới HVCHHPT ở họ. Tuy nhiên nếu sự quan tâm của gia đình không đúng mực, chiều con thái quá, đáp ứng mọi đòi hỏi của con em trong khi họ đang chấp hành hình phạt tù cũng sẽ tạo cho họ tâm lý ỷ lại, dựa giẫm vào gia đình mọi mặt, từ đó dẫn tới không tự giác chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam.
1.3.2.4. Ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với bộ trại giam
Trong môi trường trại giam, chủ thể giáo dục chính là cán bộ trại giam, đội ngũ không những thực hiện nhiệm vụ quản lý trại giam mà còn giữ vai trò giáo dục phạm nhân, giáo dục những con
người có những tâm lý tiêu cực, lệch chuẩn trở thành những người có nhận thức, thái độ, HV hợp chuẩn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tấm gương của các cán bộ trại giam tác động sâu sắc tới nhận thức, thái độ, HV của phạm nhân. Tấm gương đó được thể hiện qua HV cụ thể như lời ăn tiếng nói, phong cách và kỹ năng giao tiếp, sự công minh, giải quyết công bằng giữa các phạm nhân...Ngược lại, nếu cán bộ trại giam có HV thiếu công minh, giải quyết vụ việc không công bằng sẽ dẫn tới tâm lý, không tin tưởng vào cán bộ trại giam và từ đó hình thành tâm lý chống đối ngầm.
Tâm lý chống đối, cộng với cơ chế tâm lý lây lan, bắt chước thì những tư tưởng chống đối ngầm sẽ được thể hiện ra thành HV chống đối công khai ở thời điểm khi có một kích thích hoặc một sự kiện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ của cán bộ trại giam.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các công trình nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề TYT. Tuy nhiên, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về TYT của phạm nhân nói chung và TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy nói riêng. Qua nghiên cứu một cách hệ thống các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước chúng tôi thấy: TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy được bộc lộ qua các thành phần: TNT, TĐG của phạm nhân về HVPT và HVCHHPT, quá trình tự điều chỉnh HVCHHPT của họ trong quá trình cải tạo tại trại giam.
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân bộc lộ qua: thứ nhất, tìm hiểu TNT về HVPT của phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy; thứ hai, tìm hiểu TĐG về HVPT và HV CHHPT của họ; thứ ba, tìm hiểu sự điều chỉnh HV của bản thân thông qua hoạt động chấp hành hình phạt tù.
Có nhiều yếu tố tác động tới TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân các tội về ma túy gồm: ảnh hưởng niềm tin vào tương lai của phạm nhân; ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các phạm nhân; ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình; ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa phạm nhân với
cán bộ trại giam. Có thể mô hình hóa khung lý thuyết nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân như sau:
Sơ đồ 1: Khung lý thuyết nghiên cứu TYT về HVPT và HVCHHPT của phạm nhân phạm các tội về ma túy
NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN
TỰ ĐÁNH GIÁ TỰ ĐIỀU CHỈNH
TỰ Ý THỨC VỀ HVPT VÀ HVCHHPT
CỦA PN
MỐI QUAN HỆ GIỮA PN VỚI PN NIỀM TIN CỦA PN
VÀO TƯƠNG LAI
MÓI QUAN HỆ
GIỮA PN VÀ GĐ MỐI QUAN HỆ
GIỮA PN VỚI CB
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỰ NHẬN THỨC