HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
3.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
3.2.3. Thực trạng ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình
a. Mối quan tâm của gia đình tới phạm nhân qua sự thăm gặp
Thực trạng sự quan tâm của gia đình được xem xét từ hai khía cạnh: tần suất thân nhân thăm gặp PN và khía cạnh đánh giá của PN về mức độ quan tâm của gia đình đối với họ.
Bảng 3.26. Tần suất và % các lựa chọn của câu hỏi về sự quan tâm của gia đình
TT Tần suất thân nhân thăm gặp và gửi quà N %
1 Chưa bao giờ thăm gặp và gửi quà 57 14,2
2 Ít thăm gặp và gửi quà (từ 1 đến 3 lần/năm) 284 71,0
3 Thường xuyên thăm gặp và gửi quà (4 đến 12 lần/năm) 59 14,8
Tổng 400 100
Bảng số liệu 3.26 cho thấy chỉ có 14,8% PN chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy được gia đình thường xuyên thăm gặp và gửi quà (từ 4-12 lần/năm). Số còn lại 71,0% PN ít được gia đình đi thăm và gửi quà. 14,2% PN chưa lần nào được gia đình thăm gặp và gửi quà. Nhiều nguyên nhân PN không được quan tâm và gửi quà từ gia đình (không còn người thân; có người thân nhưng bị "bỏ rơi"). PN B.Th.Nh
sinh năm 1963, án 16 năm tội "MBTPCMT" đang CHA tại trại giam Ngọc Lý tâm sự "Tự không có tiếp tế gì từ phía gia đình. Cả nhà tôi đều dính vào con đường tù tội vì liên quan đến ma túy, em gái tôi đang trả án cũng tại trại giam Ngọc Lý, chồng tôi đang trả án tại trại giam Xuân Nguyên với mức án 30 năm. Hai cô con gái lớn đều đang trả án tại trại giam Phú Sơn 4, cô con gái út thì đang còn là học sinh". Là người có thâm niên công tác lâu năm trong trại giam, đồng chí quản giáo Đ.V.N công tác tại trại giam Phú Sơn chia sẻ "Riêng với nhóm PN phạm tội về ma túy vì động cơ nhanh kiếm nhiều tiền thì thường họ kéo cả gia đình, họ hàng vào con đường mua bán ma túy. Chính vì vậy khi bị bắt thì cả gia đình, và nhiều người họ hàng của họ đều dính vào vòng pháp luật. Do vậy, trong trại họ thường viết thư qua lại để hỏi thăm nhau, hoặc phải đợi người mãn hạn tù trước sẽ đến thăm người mãn hạn tù sau. Với nhóm đã vào tù ra tội nhiều lần, không cai được nghiện ma túy, đã gây hậu quả nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần cho gia đình thì nhiều gia đình không còn quan tâm thăm nom và gửi quà cho họ". PN Ng.V.H chia sẻ “Tôi bị nghiện ma túy là do lái xe đường dài và hay chạy đêm, rồi bạn bè cùng cảnh lái xe với nhau nói sử dụng heroin với lượng vừa phải sẽ tỉnh táo không buồn ngủ. Tôi dùng và nghiện trong hoàn cảnh đó. Lúc đầu mới nghiện thì vẫn còn có tiền mang về nhà, nhưng rồi mỗi tháng lại đưa vợ tiền ít hơn. Đến khi tôi không có tiền gửi về gia đình nữa cũng là lúc tôi bị đuổi việc. Rồi gia đình phát hiện và đưa tôi đi cai hết lần này đến lần khác nhưng tôi vẫn tái nghiện. Đến khi tôi bị bắt về tội mua bán trái phép chất ma túy thì gia đình quá thất vọng về tôi. Gia đình đã coi tôi như người bỏ đi. Vợ tôi cũng đã bỏ tôi và đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan ” (PN Ph.V.H, sinh năm 1983, văn hóa 12/12, án 5 năm tội “MBTPCMT” đang CHA tại TG Hoàng Tiến).
Như vậy, mối quan tâm của gia đình và số lần thăm gặp và gửi lưu ký của gia đình không những ảnh hưởng đến HVPT mà còn ảnh hưởng nhất định tới tư tưởng CHHPT của phạm nhân.
b. Thực trạng ảnh hưởng của mối quan hệ giữa PN và gia đình
Bảng số liệu 2.27 cho thấy PN nhận định ít được quan tâm và giúp đỡ từ phía gia đình (ĐTB=1,99).
Bảng 3.27: Thực trạng ảnh hưởng của mối quan hệ giữa PN và gia đình (Theo điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm)
TT Nội dung Mức độ niềm tin (%) ĐTB ĐLC
Hoàn toàn
Sai nhiều
Đúng nhiều
Hoàn toàn
sai hơn
đúng hơn sai đúng
1. Gia đình luôn giúp đỡ kinh tế cho tôi 17,2 35,0 29,5 18,2 2,48 0,98 2. Gia đình là chỗ dựa tinh thần để tôi
luôn yên tâm cải tạo tốt 17,8 48,8 23,0 10,5 2,26 0,87
3. Gia đình giúp tôi phấn đấu hoàn thành
vượt mức khoán lao động 33,0 36,8 22,8 7,5 2,04 0,92
4. Gia đình giúp tôi an tâm chấp hành
hình phạt tù 47,2 34,8 14,5 3,5 1,74 0,83
5. Gia đình giúp tôi không vi phạm nội
quy, kỷ luật trại giam 25,0 49,2 20,5 5,2 2,06 0,81
6. Gia đình luôn chỉ ra khuyết điểm mà
tôi mắc phải trong trại giam 37,2 37,0 18,2 7,5 1,96 0,92
7. Gia đình là người hiểu tôi hơn mọi
người 31,2 41,5 18,0 9,2 2,05 0,93
8. Gia đình luôn động viên tôi chấp hành
cải tạo tốt 44,2 28,0 21,0 6,8 1,90 0,96
9. Gia đình luôn lắng nghe mỗi khi tôi
muốn chia sẻ 48,5 38,2 8,8 4,5 1,69 0,81
10. Gia đình cho tôi lời khuyên bổ ích để
tôi cải tạo tốt 35,8 38,0 20,5 5,8 1,96 0,89
11. Gia đình luôn an ủi, động viên khi tôi
gặp khó khăn 38,2 38,0 21,2 2,5 1,88 0,83
12. Gia đình là người giúp tôi nhận ra hành
vi phạm tội của mình 37,8 39,2 20,8 2,2 1,87 0,81
Trung bình 1,99 4,37
Ở nội dung “Gia đình luôn giúp đỡ về kinh tế” và “Gia đình là chỗ dựa tinh thân để tôi an tâm cải tạo tốt” lần lượt có điểm trung bình (ĐTB=2,48 và 2,26).
Điều này cho thấy PN bị ảnh hưởng cả mặt kinh tế và mặt tinh thần từ phía gia đình. Những tin tức của gia đình luôn được PN tiếp nhận và ảnh hưởng đến cảm xúc theo hướng tích cực hay tiêu cực ở họ. Một số PN có hành vi chống đối lao động, vi phạm nội quy trại giam, trốn trại cũng là do tiếp nhận những tin tức tiêu cực từ phía gia đình. PN Ng.Th.H, án 5 năm về tội "MBTPCMT" đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Ngọc Lý đã trốn trại do nhận được tin chồng ở nhà có hành vi thô bạo với con gái riêng của mình. PN L.V.N án 3 năm 6 tháng tù về tội
"MBTPCMT", CHA tại trại giam Tân Lập trốn trại vì nhận được tin từ một bạn tù mãn hạn trước cho biết vợ của N có quan hệ bất chính với một cán bộ xã. N đã quyết tâm trốn trại để về "Dạy cho vợ và tình nhân của vợ một bài học”. Quản giáo H.V.H đang công tác tại trại giam Ngọc Lý chia sẻ "Một số PN phạm các tội về ma túy bị tác động rất lớn bởi gia đình. Những PN có án dài thường là những đối tượng buôn bán ma túy với số lượng lớn và là đối tượng có tiền. Do vậy, khi họ đi
chấp hành hình phạt tù ít nhiều họ cũng đã nhận bớt tội hoặc để một phần tài sản cho người thân. Vì vậy, nếu không được sự thăm gặp và tiếp tế từ gia đình sẽ dẫn tới họ có tư tưởng là người thân phụ công của họ, từ đó rất dễ nảy sinh ý nghĩ trốn trại. Ngược lại với những PN có tiền sử nghiện ma túy thì trước đó họ đã từng nghiện và cai nghiện nhiều lần, có những đối tượng vào tù ra tội không ít lần, do đó nhiều gia đình gần như đã bỏ rơi họ. Những PN này thường chịu sự tác động từ phía bạn tù hơn là từ phía gia đình của họ". Số liệu kiểm định T-test cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tác động từ phía gia đình giữa nhóm PN có tiền sử nghiện ma túy và nhóm chưa có tiền sử nghiện ma túy với p=0,006. Điều này có nghĩa nhóm PN chưa có tiền sử nghiện ma túy đánh giá được gia đình quan tâm cả về mặt vật chất và tinh thần hơn nhóm PN đã có tiền sử nghiện ma túy.
Ở nội dung PN thấy ít được quan tâm từ gia đình như: “Gia đình luôn lắng nghe mỗi khi tôi muốn chia sẻ” (ĐTB=1,69) và “Gia đình giúp tôi nhận ra hành vi phạm tội của mình” (ĐTB=1,87). Qua tìm hiểu chúng tôi thấy đối với những PN có gia đình họ luôn muốn được chia sẻ, cảm thông từ phía gia đình đối với HVPT của họ. Tuy nhiên, nhiều lý do khác nhau mà gia đình không đáp ứng được ý muốn của họ. Hơn thế nữa, PN đánh giá người giúp họ nhận ra hành vi phạm tội là từ phía bạn tù hơn là từ phía gia đình.
Qua nghiên có một số ảnh hưởng như sau từ phía gia đình tới PN: Nhóm PN có gia đình quan tâm không đúng mực (quá quan tâm về vật chất và tìm mọi cách lo lót cho con em họ được giảm án, đặc xá), từ đó ảnh hưởng đến TYT của PN tiêu cực hơn tích cực. Nhóm PN được gia đình quan tâm đúng mực (thăm gặp, gửi lưu ký và lắng nghe, chia sẻ, động viên hợp lý) sẽ giúp PN thay đổi TYT theo hướng tích cực. Nhóm gia đình bỏ rơi PN (ít thăm gặp và gửi lưu ký…) sẽ dẫn tới họ thấy bản thân không có tương lai. Nhiều PN còn hận chính người thân và gia đình của mình.
Nhóm PN ít được gia đình quan tâm, thăm gặp động viên là do:
- Họ có tiền sử nghiện ma túy, có từng có tiền án nên nhiều lần đi cai nghiện, làm mất hết niềm tin ở người thân trong gia đình.
- Những gia đình kinh tế khó khăn, cộng với trại giam thường không gần trung tâm, đường quốc lộ dẫn tới họ ít được gia đình thăm gặp, tiếp tế.
- Những PN người thân đều đi CHHPT hoặc không còn gia đình
Nhóm PN thường được gia đình quan tâm là nhóm gia đình có điều kiện kinh tế thuận lợi, do họ phạm tội lần đầu và những gia đình có một mình là con trai, đã lập gia đình.
Tóm lại, PN CHHPT các tội về ma túy rất mong muốn được sự quan tâm, thăm gặp, động viên từ phía gia đình nhưng thực tế có rất ít gia đình quan tâm, thăm gặp, động viên họ. Từ đó dẫn tới họ gia nhập vào những nhóm bạn tù để bù đắp lại sự thiếu hụt về tinh thần.