HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
3.3. TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ QUA PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
3.3.2. Trường hợp thứ hai: TRẦN XUÂN H
Trần Xuân H, sinh năm: 1954, học vấn 10/10, án phạt: 15 năm tù, bị bắt ngày:
25/2/2009, Tội danh: “Mua bán trái phép ma túy” và “Chứa chấp sử dụng trái phép ma túy”. Hiện đang chấp hành án tại trại giam Ngọc Lý - Bắc Giang.
Bố nguyên là cán bộ quận đội, mẹ làm nông nghiệp. Năm 1971 đi thanh niên xung phong rồi sau 1975 về học tại Đại học Y Hà Nội. Khi ra trường xin về sở Y tế tỉnh Bắc Ninh công tác, đến 1992 làm đơn xin về nghỉ chế độ và đến 1994 mở phòng khám tư nhân và xây dựng gia đình lần 2 với 1 giáo viên tiểu học và có với nhau 2 người con (1 trai, 1 gái). Sau 10 năm mở phòng khám, kinh tế gia đình ngày
càng khấm khá. Cũng vì có phòng khám mà H đã bán xi lanh cho đối tượng nghiện ma túy, rồi chích ma túy hộ người nghiện. Cuối cùng H đã mua heroin để bán lại cho những đối tượng nghiện ma túy và bị bắt khi đang cho 02 đối tượng chích ma túy tại phòng khám.
3.3.2.2. Biểu hiện tự ý thức của H về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù.
a. Biểu hiện tự ý thức của H qua tự nhận thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù
* Biểu hiện tự ý thức của H qua nhận thức về hành vi phạm tội
H tự thấy mình là người được đào tạo ngành Y là một trong những ngành học tập vất vả nhưng thu nhập lại không cao. Nhìn thấy một số người giàu có một cách nhanh chóng do lợi nhuận từ ma túy. Nhìn lại thấy bản thân có phòng khám tư nhân là điều kiện thuận lợi để H có thể mua bán ma túy. Lúc đầu H chỉ bán xi lanh cho các đối tượng nghiện, dần dần H đã mua heroin về và chia nhỏ để bán cho những người nghiện ma túy. H biết đó là hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng vì với nhận thức “lãi xuất cao mà không phải mất vốn nhiều nên tôi cứ dần dần đi vào con đường tội lỗi đó mà bất chấp cả pháp luật”. H có suy nghĩ đến hậu quả của HVPT nhưng chỉ ân hận vì phải ngồi tù hơn là nghĩ đến hậu quả của HVPT của bản thân gây ra cho người khác.
* Biểu hiện tự ý thức của H qua nhận thức về hành vi chấp hành hình phạt tù H tự thấy mức án mà tòa tuyên phù hợp với hành vi phạm tội về ma túy của bản thân nên H không có bàn luận gì thêm về mức án 15 năm tòa tuyên cho mình. Tuy nhiên, khi mới vào trại giam, ban đầu H rất sợ phải phân vào đội làm gạch hay đội xây dựng vì những đội đó công việc rất vất vả. H thấy từ trước đến nay không quen lao động chân tay và không có sức khỏe như thanh niên nên khó hoàn thành được định mức khoán được giao.
b. Biểu hiện tự ý thức của H qua tự đánh giá về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù.
* Biểu hiện tự ý thức của H qua tự đánh giá về hành vi phạm tội
H cho rằng bản thân cố ý thực hiện hành vi phạm tội và nếu bị bắt sẽ bị xử lý bằng hình phạt tù. Tuy nhiên, H tâm sự đã nhiều lần muốn từ bỏ, anh em bạn bè khuyên can nhưng H không nghe. H chia sẻ “Lợi dụng phòng khám tư nhân để tôi hành nghề mua bán ma túy, từ chỗ mua ít một. Bán hết xong lại mua nên không cần bỏ vốn nhiều mà vẫn lãi cao. Đồng tiền làm tôi mờ mắt quên cả việc làm đó là phạm pháp. Nhiều lần tôi đã bỏ bằng cách đi chơi thật xa nhưng khi về lại nuối tiếc, mà nhu cầu những đồ dùng cần thiết như xe hơi, điều hòa, máy lạnh...khiến tôi lại xa vào con đường kiếm tiền bằng mua bán trái phép ma túy. Thật sung sướng khi hết ngày tiền đếm mỏi tay, sổ tiết kiệm ở ngân hàng cứ dày lên mãi”.
* Biểu hiện tự đánh giá của H qua hành vi chấp hành hình phạt tù
Ban đầu lo lắng vì sợ bản thân không đảm bảo sức khỏe lao động và hoàn thành mức khoán được giao nếu bị phân vào đội làm gạch và đội xây dựng. Sau khi được cán bộ trại giam phân vào đội làm bạc và ở khâu quét hòe nên H cố gắng hoàn thành định mức nhưng cũng thấy phải cố gắng rất nhiều. Nhiều hôm rất lo lắng không hoàn thành định mức khoán. Sau một năm H được chuyển về đội giúp việc ở bệnh xá của phân trại vì có chuyên môn. Lúc đầu H nghĩ ở đội giúp việc tại trạm xá đỡ vất vả nhưng khi về đội mới thấy công việc rất vất vả. Ở đây rất phức tạp và khó khăn, nhiều lúc H nghĩ không thể vượt qua được và muốn được chuyển đổi. Công việc vừa đòi hỏi chuyên môn cộng với phải là người không ngại khó, ngại khổ, không sợ bẩn thỉu, lây bệnh mà còn phải biết thương yêu đồng phạm.
Nhiều lúc chịu nhẫn nhịn hết lòng vì bệnh nhân mới làm được việc này.
H chia sẻ, ban đầu nhìn bề ngoài nghĩ hai buổi giúp cán bộ phát thuốc cho hạm nhân, báo số phạm nhân ốm cho trực trại xong và về bệnh xá tiếp tục tiêm chọc, thay băng và rửa vết thương cho phạm nhân, giúp phạm nhân kiểm tra nhiệt độ, huyết áp để cán bộ phát thuốc, vào sổ thuốc của gia đình phạm nhân gửi, trả thuốc đầy đủ cho phạm nhân theo đúng phác đồ điều trị và cập nhật số liệu sáng chiều báo cáo cho cán bộ. Giúp cán bộ cấp cứu phạm nhân không kể ngày hay đêm...
Khi làm được một thời gian H cũng thấy thích nghi với công việc này H chia sẻ “Công việc vất vả nhưng cũng vui, nhanh chóng hết ngày hết tuần”. Tuy nhiên,
công việc này phải 3 cùng với phạm nhân bị bệnh (cùng ăn, cùng ở và cùng buồn vui với họ”. Những phạm nhân nhiễm HIV và bị AIDS giai đoạn cuối, phạm nhân lao, tâm thần, lúc đầu tiếp xúc H cũng thấy sợ nhưng dần dần rồi quen. H chia sẻ
“Trại cải tạo là nơi để cho tôi rèn luyện tính kiên trì và biết lựa chọn mọi cách xử trí khi phải cùng một lúc giúp việc cho bốn cán bộ quản giáo”. Mỗi cán bộ là một tính không ai giống ai nên tôi phải hiểu và làm quen với phong cách của từng cán bộ.
c. Biểu hiện tự ý thức của N qua tự điều chỉnh HVCHHPT
* Biểu hiện tự ý thức của N qua hành vi chấp hành lao động
H chia sẻ: làm ở đội bạc có sự vất vả của đội bạc nhưng công việc đơn thuần hơn. Làm việc ở trạm xá của phân trại có tính chất phức tạp và có thể rất dễ vi phạm vào nội quy, quy định của trại giam. Phạm nhân nào cũng muốn được quan tâm và phát đủ thuốc. Có phạm nhân vào trạm xá vì muốn trốn tránh lao động, có phạm nhân do vay nợ và đến ngày phải trả nên không giám ra lao động mà báo ốm để vào trạm xá nằm đợi tiếp tế từ gia đình lên. Tiếp xúc với nhiều phạm nhân bệnh tật và họ rất dễ vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam tôi luôn động viên họ bằng tấm lòng chân thành. Được cán bộ quản giáo tin tưởng nên tôi cố gắng không để bản thân mình có bất cứ hành vi gì vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam. Vì công việc tôi đang làm nếu tư tưởng không vững vàng thì rất dễ vi phạm.
* Biểu hiện tự ý thức của H qua hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật
Với suy nghĩ bản thân cũng là những phạm nhân có tuổi trong đội, được cán bộ tin tưởng nên H cố gắng chấp hành tốt mọi nội quy, kỷ luật của trại giam. H chia sẻ: tôi thật sự không muốn làm gì để cán bộ nhắc nhở đến bản thân. Tôi luôn tự thấy mình cần giữ gìn và chấp hành cải tạo tốt để còn có cơ hội nhanh được trở về với gia đình và xã hội. Chúng tôi chia sẻ với cán bộ quản giáo đội phụ trách H cũng được biết “Phạm nhân H là người có tinh thần tự giác trong đội, rất ăn năn hối hận với hành vi phạm tội của bản thân, có tư tưởng hướng thiện cao và luôn chấp hành tốt nội quy, kỷ luật trại giam”.
3.3.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của H về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù.
Qua nghiên cứu hoàn cảnh và bản thân H cho thấy có một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến TYT về HVPT và HVCHHPT của H đó là:
a. Niềm tin của H vào tương lai
Khi nói về tương lai, H chưa thực sự tự tin bản thân sẽ có một tương lai tốt đẹp vì H chia sẻ “Sau nhiều năm sống trong trại giam, khi tôi ra trại chắc bên ngoài cuộc sống có nhiều thay đổi mà tôi chưa tưởng tưởng ra được, với nữa lúc đó mình cũng đã là người nhiều tuổi. Mong ước của tôi là được ở nhà trông cháu cho các con đi làm và đó là việc mình làm có ích rồi”. H cũng chia sẻ mặc dù bản thân là người có tội nhưng khi trở về gia đình, hàng xóm dần dần sẽ lấy lại uy tín với mọi người.
b. Mối quan hệ của H với PN khác ảnh hưởng tới TYT về HVPT và HVCHHPT của H
H chia sẻ không bị ảnh hưởng nhiều từ phạm nhân khác. Mặc dù trong trại giam rất phức tạp nhưng H chia sẻ là tất cả là do từ chính bản thân mình mà ra. Nếu mình không làm gì sai thì đã không ở trong này. Nhưng quan trọng hơn là biết sai và biết sửa. H tâm sự nhiều phạm nhân vào trại giam rồi vẫn nghiện ma túy và luôn đổ nguyên nhân họ nghiện lại là buồn chán từ gia đình, từ bệnh tật. H nghĩ mọi lý do đổ lỗi cho bên ngoài và khách quan đều không được chấp nhận vì tất cả là do chính bản thân mình.
c. Mối quan hệ của H với gia đình ảnh hưởng tới TYT về HVPT và HVCHHPT của H
H chia sẻ lúc mới bị bắt thì nghĩ về vợ và con cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng trong quá trình tạm giam và thời gian đầu đi trả án tại trại giam. Nhiều đêm H không ngủ được với suy nghĩ rồi tương lai của các con H ra sao khi người cha là một phạm nhân án ma túy. Thời gian đi chấp hành án quá dài, cộng với tuổi của H cũng không còn ít để khi ra khỏi trại giam làm lại từ đầu. Tuy nhiên, nghĩ thế nào thì H cũng phải sống và phải chấp nhận sự thật, được gia đình thường xuyên quan
tâm, động viên và lên thăm. Công việc lao động của H trong trại giam dần dần cũng thấy quen nên H yên tâm cải tạo.
d. Mối quan hệ của H với cán bộ ảnh hưởng tới TYT về HVPT và HVCHHPT của H
H chia sẻ khi còn làm ở đội bạc thì chỉ có từ một đến hai cán bộ quản giáo và cán bộ thường xuyên quản lý ở đội nên H biết rõ hơn về cán bộ. Nhưng từ khi về đội phục vụ trạm xá thì H được tiếp xúc với nhiều cán bộ quản giáo ở những đội khác nhau. Tiếp xúc với các cán bộ ở y tế là nhiều, do đó H chỉ gặp cán bộ quản lý đội của mình có 1 tháng/1 lần nên H có thời gian tiếp xúc với cán bộ y tế nhiều hơn tiếp xúc với quản giáo quản lý đội của H.
Kết luận:
Nghiên cứu cho thấy H nhận thức rõ nguyên nhân, hậu quả của hành HVPT về ma túy. Nhận thức hành vi về ma túy của bản thân là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Nhận thức về hình phạt tù là phù hợp với bản thân, nhận thức tích cực về hoạt động lao động, về nội quy kỷ luật trại giam và nhận thức rõ việc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong trại giam là nghĩa vụ và trách nhiệm của họ. Luôn tích cực phê phán HVPT của bản thân, TĐG HVPT của mình là cố ý và đáng bị xử lý bằng hình phạt tù. H tỏ thái độ rất ăn năn, hối hận với HVPT của bản thân, có thái độ tích cực với HVCHHPT. Luôn cố gắng hoàn thành đủ ngày công lao động, hoàn thành định lượng mức khoán, tuân thủ chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam.
H chưa thật sự tin tưởng vào tương lai (sẽ có công việc ổn định, có gia đình hạnh phúc, tin sẽ lấy lại được uy tín, danh dự của mình với mọi người). H đánh giá PN khác ít có sự ảnh hưởng đến TYT về HVPT và HVCHHPT. H đánh giá gia đình có ảnh hưởng nhiều đến TYT về HVPT và HVCHHPT của họ. H đánh giá cán bộ trại giam có ảnh hưởng nhiều đến TYT về HVPT và chấp hành hình phạt tù của họ, đặc biệt là những cán bộ được H giúp việc hàng ngày tại trạm xá của phân trại.
Nhận xét: Qua phân tích 02 trường hợp điển hình trong số 20 trường hợp (Phụ lục 5), TYT của phạm nhân về HVPT và HVCHHPT chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- TYT của phạm nhân về HVPT và HVCHHPT được thể hiện rõ qua nội dung tự nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh HVCHHPT trong thời gian PN đang chấp hành hình phạt tù.
- Có sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu thực trạng TYT của phạm nhân về HVPT và HVCHHPT với kết quả nghiên cứu 02 trường hợp điển hình.
Qua nghiên cứu 02 trường hợp điển hình chúng tôi nhận thấy TYT của PN về HVPT và HVCHHPT chịu ảnh hưởng của yếu tố niềm tin của phạm nhân vào tương lai, mối quan hệ giữa phạm nhân với các phạm nhân khác, mối quan hệ giữa phạm nhân với gia đình và mối quan hệ của phạm nhân với cán bộ trại giam.
Những yếu tố trên vừa có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến TYT của phạm nhân về HVPT và HVCHHPT. Ví dụ như sự ảnh hưởng của niềm tin của phạm nhân vào tương lai: khi phạm nhân mất niềm tin vào tương lai, họ coi cuộc đời mình là hết khi phải đi tù từ đó dẫn tới họ thụ động trong quá trình CHHPT. Ngược lại, nếu phạm nhân tin tưởng họ có việc làm ổn định khi mãn hạn tù, bản thân sẽ lấy lại được uy tín, danh dự với mọi người và sẽ có gia đình hạnh phúc, từ đó là động lực thúc đẩy họ tích cực chủ động trong các hoạt động lao động, học tập trong trại giam. Hoặc mối quan hệ giữa phạm nhân với cán bộ trại giam theo hướng tích cực có nghĩa mỗi cán bộ thông qua chương trình, các biện pháp, cách thức giáo dục chung giáo dục riêng để phạm nhân TYT được bản thân họ là người có tội nhưng không phải là người vô ích đối với gia đình và xã hội. Qua giáo dục để PN tự nhận thức về chính họ, tự đánh giá lại họ và từ đó điều chỉnh hành vi CHHPT cho chủ động và tích cực.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ