Mối tương quan giữa các yếu tố tác động và các biểu hiện của tự ý thức của PN về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Luận án tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân (Trang 165 - 169)

HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN

3.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

3.2.5. Mối tương quan giữa các yếu tố tác động và các biểu hiện của tự ý thức của PN về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù

a. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và các thành phần của TYT của PN về HVPT và HVCHHPT

Kết quả bảng 3.29 cho thấy mối tương quan tương đối chặt chẽ giữa các yếu tố ảnh hưởng và các thành phần của TYT về HVPT và HVCHHPT của PN. Niềm tin về tương lai có mối quan hệ tỷ lệ thuận với các thành phần TYT của PN về HVPT và HVCHHPT lần lượt (“Niềm tin” và “TNT” với r=0,036, p<0,001; “Niềm tin” và “TĐG” với r=0,552, p<0,001; “Niềm tin” và “Tự điều chỉnh hành vi” với r=0,775 với p<0,001).

Bảng 3.29. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và các thành phần của TYT về HVPT và HVCHHPT

TT

Yếu tố ảnh hưởng Nội dung TYT

Niềm tin Quan hệ PN-PN

Quan hệ GĐ-PN

Quan hệ cán bộ - PN

1 Tự nhận thức r=0,336** r=0,465** r=0,336** r=0,261**

2 Tự đánh giá r=0,552** r=0,290** r=0,072 r=0,690**

3 Tự điều chỉnh hành vi chấp

hành hình phạt tù r=0,775** r=0,232** r=0,350** r=0,620**

TYT về HVPT và

HVCHHPT r=0,737** r=0,394** r=0,300** R=0,650*

Ghi chú: R - hệ số tương quan nhị biến Pearson, r* khi p<0,05; r** khi p<0,01

Cụ thể nếu PN tin tưởng vào tương lai có công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc, sẽ lấy lại được uy tín với gia đình và bạn bè thì họ sẽ nhận thức rõ ràng hơn về nguyên nhân và hậu quả của HVPT, TĐG theo hướng tích cực về HVPT và HVCHHPT và khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT tự giác chủ động hơn. Ngược lại, khi PN mất niềm tin vào tương lai họ sẽ TNT kém chính xác về nguyên nhân và hậu quả của HVPT, TĐG HVPT và HVCHHPT theo hướng tiêu cực hơn tích cực và dẫn tới khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT một cách thụ động.

Mối quan hệ giữa PN với PN có tác động theo chiều thuận với các thành phần TYT của PN về HVPT và HVCHHPT, lần lượt (Giữa “PN” và “TNT” với r=0,465, p<0,01; giữa “PN” và “TĐG” với r=0,290, p<0,001; giữa “PN” và “Tự điều chỉnh hành vi” với r=232, p<0,001). Điều đó có nghĩa khi PN có mối quan hệ tích cực, động viên và giúp nhau cùng tiến bộ thì TNT của PN về HVPT và HVCHHPT rõ ràng hơn, TĐG của PN về HVPT và HVCHHPT theo hướng tích cực, khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT một cách chủ động. Ngược lại, khi PN có mối quan hệ theo hướng tiêu cực hơn tích cực, bao che cho nhau những vi phạm nội quy trại giam thì TNT của PN về HVPT và HVCHHPT không rõ ràng, TĐG của PN về HVPT và HVCHHPT theo hướng tiêu cực, khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT một cách thụ động.

Mối quan hệ giữa gia đình với PN có ảnh hưởng theo chiều thuận tới TYT của PN về HVPT và HVCHHPT lần lượt (“Gia đình” và “TNT” với r=0,336, p<0,001;

“Gia đình” và “Tự điều chỉnh hành vi” với r=0,350 với p<0,001; “Gia đình” và “Tự đánh giá” không có mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê. Như vậy, khi PN có sự quan tâm đúng mực của gia đình qua sự thăm gặp, động viên, chia sẻ để xóa sự mặc cảm của họ là người tội lỗi sẽ tác động đến TNT của PN theo hướng tích cực.

PN điều chỉnh HVPT và VCHHPT theo hướng tự giác và chủ động. Ngược lại, thiếu sự quan tâm hoặc sự quan tâm không đúng mực của gia đình sẽ tác động tới TNT của PN theo hướng tiêu cực, họ dễ điều chỉnh hành vi CHHPT của bản thân theo hướng thụ động, từ đó dẫn đến sự vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam.

Tấm gương và phương pháp giáo dục của cán bộ trại giam có ảnh hưởng theo chiều thuận TYT của PN về HVPT và HVCHHPT lần lượt (“Cán bộ” và “TNT”

với r=0,261, p<0,001; “Gia đình” và “Tự đánh giá” với r=0,690, p<0,001; “Cán bộ” và “Tự điều chỉnh hành vi” với r=0,620, p<0,001).

Số liệu trên có nghĩa nếu cán bộ trại giam có sự quan tâm, động viên, giải đáp mọi thắc mắc cho PN sẽ dẫn tới TNT của họ rõ ràng hơn về nguyên nhân và hậu quả của HVPT, TĐG theo hướng tích cực về HVPT và HVCHHPT và khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT tự giác chủ động hơn. Ngược lại, khi thiếu sự quan tâm, động viên, coi PN là người không thể giáo dục dẫn tới PN TNT về HVPT và HVCHHPT không rõ ràng, TĐG HVPT và HVCHHPT theo hướng tiêu cực, từ đó dẫn tới khả năng tự điều chỉnh HVCHHPT một cách thụ động, không có sự chủ động, tích cực một cách tự giác trong việc điều chỉnh hành vi CHHPT của bản thân.

b. Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và TYT của PN về HVPT và HVCHHPT của PN

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tự ý thức về HVPT và HVCHHPT của PN gồm có yếu tố niềm tin của PN vào tương lai, yếu tố thuộc về gia đình PN, yếu tố thuộc về mối quan hệ giữa PN với PN và yếu tố thuộc về phía cán bộ làm công tác giáo dục. Các yếu tố đó đều có mối tương quan thuận, chặt chẽ và có ý nghĩa thông kê với TYT về HVPT và HVCHHPT của PN.

Kết quả ở sơ đồ 3.5 chỉ ra mối tương quan khá chặt chẽ giữa các yếu tố tác động và tự ý thức của PN về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù.

NIỀM TIN CỦA PN

CÁN BỘ TRẠI GIAM GIA ĐÌNH

PN

0,394**

0,650**

0,737**

Ghi chú: **, khi p <0,01

TYT VỀ HVPT VÀ HVCHHPT

CỦA PN

PHẠM NHÂN

0,300**

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến TYT của PN, yếu tố thuộc về niềm tin ảnh hưởng mạnh mẽ hơn các yếu tố còn lại (r=0,737, p<0,01). Tiếp theo là những yếu tố thuộc về cán bộ trại giam (r=0,650, p<0,01). Những yếu tố thuộc về mối quan hệ giữa PN với PN và gia đình với PN cũng có mối quan hệ khá mạnh tới TYT về HVPT và HVCHHPT của PN lần lượt (r=0,394, p<0,001 và r=0,300). Như vậy, TYT về HVPT và HVCHHPT của PN sẽ phát triển theo hướng tích cực nếu PN có niềm tin vào tương lai của mình tốt đẹp hơn (có công việc làm, có gia đình hạnh phúc và lấy lại được uy tín, niềm tin với mọi người), quan hệ PN với nhau, quan hệ giữa gia đình và cán bộ trại giam có sự quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ họ đúng mực về cả tinh thần lẫn vật chất. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa PN với PN phải dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau hướng thiện. Ngược lại, những PN mất niềm tin vào tương lai, thiếu sự quan tâm đúng mực của gia đình, thiếu sự giúp đỡ, giáo dục của cán bộ, tham gia vào những nhóm PN có hành vi vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam có xu hướng phát triển TYT về HVPT và HVCHHPT theo hướng tiêu cực.

Điều này cũng phù hợp với lý thuyết đã phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến HVPT và HVCHHPT của PN.

Tóm lại, xét trên bình diện chung thì các yếu tố (niềm tin, tác động từ bạn tù, từ gia đình, từ cán bộ quản giáo) đều có ảnh hưởng tới tự ý thức về HVPT và HVCHHPT của PN theo chiều thuận và mang ý nghĩa thống kê. TYT về HVPT và HVCHHPT là một chỉnh thể từ tự nhận thức đến tự đánh giá và tự điều chỉnh HVCHHPT của họ. Kết quả trên cho thấy, muốn thay đổi TYT của PN về HVPT và HVCHHPT cần có sự quan tâm đồng bộ: tạo cho PN có niềm tin vào tương lai, mối quan hệ giữa phạm nhân theo hướng tích cực, sự quan tâm đúng mực của gia đình, sự động viên, chia sẻ của cán bộ trại giam. Trong đó, tập trung hơn vào việc giáo dục, tác động tâm lý để nâng cao niềm tin của phạm nhân vào tương lai sẽ có công việc ổn định, có gia đình hạnh phúc và lấy lại được uy tín của mọi người.

Một phần của tài liệu Luận án tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân (Trang 165 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(301 trang)