HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
3.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
3.2.4. Thực trạng ảnh hưởng mối quan hệ giữa phạm nhân với cán bộ
Số liệu bảng 3.28 cho thấy sự thực trạng sự ảnh hưởng của PN tới cán bộ không lớn (ĐTB=2,24).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nội dung thấy PN đánh giá mối quan hệ với cán bộ trại giam thể hiện rõ nhất ở nội dung “Cán bộ luôn chỉ ra khuyết điểm mà tôi mắc phải trong trại giam” (ĐTB=3,01), tiếp đến là ở nội dung “Cán bộ luôn động viên tôi chấp hành cải tạo tốt” (ĐTB=2,98), “Cán bộ luôn ai ủi, động viên khi tôi gặp khó khăn” (ĐTB=2,61). Có kết quả trên là do yêu cầu của công tác quản lý giáo dục PN. Cảnh sát quản giáo phải nghiên cứu hồ sơ và thực hiện 4 (bốn) biết:
Biết mặt (đặc điểm, nhận dạng, khuôn mặt, dáng đi, giọng nói…); biết họ, tên (họ, tên khai sinh, bí danh, bí số…); biết lý lịch, tội danh (quê quán, địa chỉ thường trú, bố, mẹ, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng, các con, bạn bè thân thiết, quá trình hoạt động của bản thân, nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội….); biết diễn biến tư tưởng (quan điểm, lối sống, thái độ đối với bản án và việc chấp hành án…) của từng PN.
Bảng 3.28. Sự ảnh hưởng của mối quan hệ giữa PN với cán bộ trại giam (Theo điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm)
TT Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC
Hoàn toàn
sai
Sai nhiều
hơn
Đúng nhiều hơn sai
Hoàn toàn đúng
đúng
1 Cán bộ luôn giúp đỡ kinh tế cho tôi 38,0 41,5 18,0 2,5 1,85 0,79 2 Cán bộ là chỗ dựa tinh thần để tôi
luôn yên tâm cải tạo tốt 33,8 35,0 24,0 7,2 2,04 0,93
3 Cán bộ giúp tôi phấn đấu hoàn thành
vượt mức khoán lao động 38,2 35,2 22,0 4,5 1,92 0,88
4 Cán bộ giúp tôi an tâm chấp hành
hình phạt tù 31,8 37,8 24,8 5,8 2,04 0,89
5 Cán bộ giúp tôi không vi phạm nội
quy, kỷ luật trại giam 36,0 39,8 21,5 2,8 1,91 0,82
6 Cán bộ luôn chỉ ra khuyết điểm mà tôi
mắc phải trong trại giam 2,2 25,8 31,2 40,8 3,01 0,86
7 Cán bộ là người hiểu tôi hơn mọi
người 19,2 54,8 17,0 9,0 2,15 0,83
8 Cán bộ luôn động viên tôi chấp hành
cải tạo tốt 4,8 19,0 49,0 27,2 2,98 0,80
9 Cán bộ luôn lắng nghe mỗi khi tôi
muốn chia sẻ 24,2 55,2 13,0 7,5 2,03 0,82
10 Cán bộ cho tôi lời khuyên bổ ích để
tôi cải tạo tốt 22,5 39,8 27,8 10,0 2,25 0,91
11 Cán bộ luôn an ủi, động viên khi tôi
gặp khó khăn 7,5 35,0 46,5 11,0 2,61 0,78
12 Cán bộ là người giúp tôi nhận ra hành
vi phạm tội của mình 32,0 38,5 25,5 4.0 2,01 0,85
Trung bình 2,24 0,35
Từ đó kịp thời động viên, an ủi khi PN gặp chuyện buồn về gia đình, chán nản cuộc sống hoặc có tư tưởng chưa an tâm cải tạo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do thiếu cán bộ có kinh nghiệm ở hầu hết các trại giam hiện nay, nên có những đội cán bộ quản giáo kiêm nhiệm cho quản giáo chính đi học tập, nhiều đội PN đông thì việc cán bộ thực hiện 4 biết là rất khó khăn. Không những do tính chất công tác nghề nghiệp vất vả, môi trường giao tiếp hạn hẹp (chỉ có giao tiếp chủ yếu giữa cán bộ với PN) dẫn tới khi có điều kiện chuyển công tác thì nhiều cán bộ trại giam chuyển sang công tác ở lĩnh vực khác. Từ kết quả khảo sát cho thấy trong suy nghĩ của PN, cán bộ trại giam là người luôn chú ý tới HVCHHPT của họ hơn là tìm hiểu, khơi gợi, nhắc lại những quá khứ về HVPT của họ.
Những khía cạnh về kinh tế, về vượt mức khoán lao động, chấp hành nội quy trại giam được PN đánh giá ít ảnh hưởng từ mối quan hệ với cán bộ cụ thể: “ Cán bộ luôn giúp đỡ về kinh tế cho tôi” (ĐTB=1,85); “Cán bộ giúp tôi không vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam”(ĐTB=1,91) và “Cán bộ giúp tôi phấn đấu hoàn thành vượt mức lao động” (ĐTB=1,92). Điều này được giải thích PN hưởng các tiêu chuẩn sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Mặt khác PN có mong muốn được cán
bộ giúp đỡ về mặt kỹ năng để không vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam. Tuy nhiên, về phía cán bộ trại giam với tâm lý là PN đã được học về các nội quy, kỷ luật trại giam. Cộng với bảng nội quy trại giam được treo ở nhiều bảng tin trong trại giam nên không cần giải thích gì thêm cho PN. Về mức khoán lao động nhiều PN với mong muốn vượt mức khoán để có thành tích tốt xếp loại. Tuy nhiên, cán bộ thường đánh giá mức khoán tổng thể của cả đội hơn là chú ý tới sự cố gắng của mỗi cá nhân. Ngoài những nội dung đã phân tích ở trên, khi tìm hiểu thực tiễn cho thấy, mối quan hệ giữa PN với cán bộ trại giam ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng CHHPT của họ. Nghiên cứu trường hợp PN H.L. H, sinh năm 1962, án 8 năm về tội
"MBTPCMT", đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Phú Sơn 4 - Thái Nguyên có hành vi "Chống đối lao động", theo phản ánh của cán bộ quản giáo mới về nhận đội thì PN H trước đây rất chịu khó lao động và luôn hoàn thành vượt mức khoán.
Không hiểu nguyên nhân tại sao mà khi quản giáo mới về nhận đội được hơn hai tuần thì PN có hành vi chống đối lao động, không hoàn thành mức khoán, lấy lý do ốm xin đi trạm xá để không phải lao động. Mặc dù quản giáo tìm hiểu nhưng chưa phát hiện được nguyên nhân PN H chống đối lao động. Chúng tôi đã gặp PN H tại trạm xá của trại và đến buổi gặp thứ 2 PN H đã chia sẻ nguyên nhân có tư tưởng không muốn ra lao động chính vì từ cán bộ quản giáo mới nhận đội đã có lời nói không đúng với PN H. Qua giao việc cán bộ H đã xưng hô "tao mày" với PN H.
Thậm chí còn có lời nói mà PN H cảm nhận là xúc phạm như “mày là con tù mà còn đòi ưu sách”. Như vậy, mặc dù chỉ là giao tiếp qua lời nói của cán bộ cũng có tác động tới tư tưởng PN từ đó có thể dẫn tới hành vi chấp hành hình phạt tù của họ. Việc thực hiện cách xưng hô theo đúng quy định giữa cán bộ và PN là điều cần ghi nhớ cho mỗi cán bộ làm công tác quản lý trại giam, đặc biệt phải được nhấn mạnh đối với những cán bộ mới nhận công tác. Qua chia sẻ của đồng chí đội trưởng đội giáo dục phân trại số 1 trại giam Hoàng Tiến "Cán bộ trại giam có tác động rất lớn đến tư tưởng và hành vi chấp hành hình phạt tù của PN. Để làm tốt công tác giáo dục những người có hành vi phạm tội thì trước tiên mỗi cán bộ phải tự giáo dục chính bản thân mình từ lời nói, kỹ năng giao tiếp ứng xử với PN và lời nói đi đôi với việc làm. Mỗi cán bộ trại giam đều là nhà sư phạm, là tấm gương để
khuất phục PN". PN Ng.Ph.L chia sẻ "Khi mới vào trại giam tôi được phát hai bộ quần áo PN, nhưng vì hai bộ quần áo quá rộng nên tôi đã tháo ra và sửa lại cho vừa hơn mà không biết như vậy mình đã vi phạm quy định của trại giam. Tuy nhiên, được cán bộ giải thích và nhắc nhở và bỏ qua vi phạm này cho tôi tôi cảm thấy rất mang ơn cán bộ quản giáo. Tôi tự hứa với cán bộ sẽ không lặp lại hành vi này và sẽ chỉ làm những gì cán bộ cho phép" (PN Ng.Ph.L, án 5 năm 6 tháng về tội
"MBTPCMT"). Sự ảnh hưởng mối quan hệ giữa PN với cán bộ trại giam còn thể hiện rõ sự thiếu tin tưởng đối với những PN có tiền sử nghiện, đã từng cai nghiện nhiều lần và lại tái nghiện. Nguyên nhân chính PN này mất niềm tin không những đối với gia đình mà ngay những cán bộ làm công tác trại giam. Ngoài ra do tâm lý PN CHHPT các tội về ma túy có tiền sử nghiện ma túy thường có tâm lý lệ thuộc vào sự tác động từ bên ngoài.