HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
3.1. THỰC TRẠNG TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN PHẠM CÁC TỘI VỀ MA TÚY
3.1.3. Thực trạng tự ý thức của phạm nhân thể hiện qua tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù
Quá trình quản lý giáo dục phạm nhân nhằm giúp họ hiểu đúng những quy định của pháp luật về những hành vi được phép làm và những hành vi không được pháp luật cho phép. Qua quá trình quản lý giáo dục phạm nhân còn giúp họ nhận ra lỗi lầm về hành vi phạm tội của mình. Thông qua các hoạt động cụ thể trong trại giam (giáo dục lao động, học tập, chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam, thể dục thể thao và luôn đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, vi phạm của các phạm nhân khác trong trại giam...) nhằm hình thành ở họ nhận thức đầy đủ về pháp luật hình sự, hình thành thói quen và hành vi tuân thủ pháp luật để họ không tái phạm tội khi chấp hành xong hình phạt tù trở về với gia đình và xã hội.
3.1.3.1. Đánh giá chung hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân
Thực trạng HVCHHPT của phạm nhân được biểu hiện thông qua rất nhiều nội dung khác nhau (hành vi chấp hành lao động; hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật;
hành vi chấp hành học tập; hành vi chấp hành thể dục, thể thao; hành vi đấu tranh chống các tiêu cực trong trại giam). Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án của mình
chúng tôi tìm hiểu thực trạng hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy qua 2 khía cạnh: hành vi chấp hành lao động;
hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trong trại giam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy HVCHHPT của phạm nhân có ĐTB=3,10 (Bảng 3.18). Kết quả trên nói lên rằng nhìn nhận ở bình diện tổng quát thì phạm nhân tự thấy mình chưa chấp hành hình phạt tù một cách tích cực, mà mới dừng ở mức cầm chừng. Điều này được rõ hơn có 15,2% (61 phạm nhân) CHHPT ở chưa tích cực;
có tới 42,0% (168 phạm nhân) CHHPT ở mức trung bình; 42,8% (171 phạm nhân) CHHPT ở mức tích cực trong hoạt động lao động và chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam.
Bảng 3.18. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù ở các nội dung cụ thể
STT Các nhóm hành vi Mức độ ĐTB ĐLC
1 Tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động 3 3,38 0,66 2 Tự điều chỉnh hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật 2 2,82 0,50
Chung 2 3,10 0,46
Xem xét ở từng khía cạnh cụ thể của HVCHHPT chúng tội thấy có sự khác nhau đáng kể ở từng khía cạnh của HVCHHPT của phạm nhân.
- Hành vi chấp hành lao động của phạm nhân không những là kết quả của quá trình giáo dục lao động của cán bộ trại giam mà còn là kết quả của sự chuẩn bị về mặt tâm lý của chính họ. Hành vi chấp hành lao động và sản phẩm lao động của phạm nhân trong trại giam là một trong những tiêu chí xem xét đánh giá xếp loại quá trình chấp hành hình phạt tù của phạm nhân. Tuy nhiên giáo dục lao động hàm chứa 2 nội dung: Nội dung thứ nhất, là thông qua lao động nhằm hình thành tính có mục đích, có kế hoạch nhằm thay đổi nhận thức, đánh giá, tự điều chỉnh của phạm nhân với chính sản phẩm lao động của mình. Nội dung thứ hai, đó là việc tổ chức sư phạm các loại hoạt động lao động của phạm nhân để thông quá đó hình thành và phát triển nhận thức, đánh giá, thái độ đúng đắn của họ về sản phẩm của mình, giúp họ tạo thành ý thức lao động, thói quen lao động. Với phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy họ thường có nhận thức sai lệch về vai trò lao động, coi thường lao động chân chính. Do đó muốn chiếm đoạt kết quả lao động của người khác, muốn sống bằng những đồng tiền dễ dãi kiếm được do hoạt động phạm tội.
Quá trình tự điều chỉnh hành vi của bản thân thông qua hành vi chấp hành lao động được phạm nhân đánh giá rõ ràng (ĐTB=3,38); còn ở nội dung chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam được phạm nhân thấy khó khăn thực hiện hơn (ĐTB=2,82).
Có sự khác trên do tính chất cụ thể từng hoạt động trong trại giam không như nhau.
Ở nội dung lao động, phạm nhân tự ý thức được bản thân có thể tự điều chỉnh để hoàn thành mức khoán cũng như chất lượng công việc cán bộ giao. Phạm nhân đội gạch chia sẻ “Tuy công việc lao động rất vất vả nhưng bản thân tôi luôn ý thức mình phải hoàn thành để mong được xem xét đánh giá kết quả thi đua đạt loại khá trở nên. Trong này không còn con đường nào khác là tự bản thân phải cố gắng lao động” (Phạm nhân L.Tr.A đội gạch, án 8 năm 6 tháng về tội “MBTPCMT”, CHA tại trại giam Tân Lập). Tuy nhiên, ở nội dung chấp hành nội quy, quy chế trại giam phạm nhân bị thụ động do những yếu tố khách quan đem lại. Nam phạm nhân chia sẻ “Bản thân tôi luôn ý thức cố gắng không được vi phạm bất cứ nội quy, kỷ luật nào của trại giam. Mặc dù tôi cố gắng như vậy nhưng nhiều khi yếu tố khách quan đem lại nên tôi không giám chắc từ nay đến khi ra trại sẽ không bao giờ vi phạm nội quy, kỷ luật trai giam” (Ng.T.Th sinh năm 1978, án 20 năm về tội “vận chuyển TPCMT”, CHA trại giam Hoàng Tiến).
3.1.3.2. Biểu hiện tự ý thức thể hiện qua tự điều chỉnh hành vi chấp hành hình phạt tù
a. Biểu hiện TYT thể hiện qua tự điều chỉnh HV chấp hành lao động
Số liệu bảng 3.19 cho thấy phần lớn phạm nhân lựa chọn tự điều chỉnh hành vi CHHPT thông qua hoạt động lao động (ĐTB=3,38).
Bảng 3.19. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động của phạm nhân (Theo điểm trung bình và mức độ phần trăm)
STT Hành vi chấp hành lao động
Mức độ đánh giá (%)
ĐTB Độ
lệch chuẩn Hoàn
toàn sai
Sai nhiều hơn đúng
Đúng nhiều hơn sai
Hoàn toàn đúng 1 Tôi đã tự giác, gương mẫu, tích cực lao động,
học nghề 11,8 11,0 7,8 69,5 3,35 1,07
2 Tôi luôn tham gia đầy đủ ngày công lao động 6,5 8,0 10,2 75,2 3,54 0,89 3 Tôi đã luôn hoàn thành chỉ tiêu, định mức
được giao 6,5 5,0 5,2 83,2 3,65 0,84
4 Tôi thấy bản thân đã và đang thực hiện tốt yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường
7,8 5,0 7,0 80,2 3,59 0,89
5 Tôi tự thấy bản thân luôn tích cực trong lao động, học nghề và sự tích cực đó có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện,
3,8 8,0 7,2 81,0 3,65 0,78
học nghề trong phạm nhân
6* Tôi tự thấy mình chưa làm được gì để thúc đẩy phong trào thi đua lao động, học tập, rèn
luyện, học nghề trong phạm nhân 12,0 33,8 45,8 7,0 2,48 0,79
Chung 3,38 0,66
Ghi chú: Những item có dấu * đã được chúng tôi mã hóa lại cho thuận với thang điểm
Những nội dung được phạm nhân lựa chọn nhằm điều chỉnh hành vi chấp hành lao động "Tôi luôn tham gia đủ ngày công lao động" (ĐTB=3,54) và "Tôi luôn cố gắng hoàn thành định mức được giao" (ĐTB=3,65). Số liệu trên cho thấy phạm nhân luôn cố gắng điều chỉnh hành vi chấp hành lao động bằng những “sản phẩm” có thể đo được (ngày công lao động và định mức lao động).
Tuy nhiên, ở những nội dung thể hiện tính tự giác chưa được phạm nhân quan tâm nhiều “Tôi tự thấy mình chưa làm được gì để thúc đẩy phong trào thi đua lao động, học tập, rèn luyện, học nghề trong phạm nhân” (ĐTB = 2,48); “Tôi đã tự giác, gương mẫu, tích cực lao động, học nghề” (ĐTB=3,35). Điều này cũng phù hợp với kết quả thu được qua câu hỏi hoàn thiện câu "Trong lao động tôi luôn....", số phương án trả lời tập trung vào nội dung bên ngoài "chấp hành đúng công việc được giao", "cố gắng hoàn thành mức khoán", "cố gắng hoàn thành chỉ tiêu được quản giáo giao cho" nhiều hơn những nội dung bên trong "chú tâm tới chất lượng sản phẩm", "cố gắng suy nghĩ và có sáng tạo trong lao động". Một phạm nhân tâm sự "Được quản giáo phân công khoán việc làm vàng mã, tôi cố gắng hoàn thành xong phần việc mà cán bộ quản giáo giao cho, nếu có vượt cũng không đáng kể",
"công việc chỉ có vậy nên cũng không cần phải suy nghĩ tìm hiểu gì hơn" (Nam phạm nhân, án 7 năm 6 tháng tội "MBTPCMT", CHA tại trại giam Ngọc Lý).
Những hành vi "nâng cao chất lượng sản phẩm", "tích cực gương mẫu trong lao động" được phạm nhân đánh giá ở mức trung bình. Phạm nhân án 16 năm về tội
"vận chuyển TPCMT" chia sẻ "thực sự với cán bộ là trong lao động bản thân tôi chưa chú ý tới chất lượng sản phẩm lao động, cố gắng hoàn thiện mức khoán mà cán bộ quản giáo giao là cũng tốt lắm rồi. Đây là môi trường trại giam, mình cố gắng lao động với ngày công đầy đủ, đủ mức khoán để được xếp loại khá rồi từ đó kèm theo các yếu tố khác để được giảm án".
Từ kết quả phạm nhân tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động cho thấy, trong suy nghĩ của phạm nhân chấp hành hình phạt tù các tội về ma túy thì họ mới
chỉ tập trung vào những nội dung mang tính hình thức, bề ngoài. Mặt khác, suy nghĩ liên quan đến nội dung, bên trong: chất lượng, thẩm mỹ, thúc đẩy phong trào thi đua, chưa được họ chú ý tới nhiều. Điều này cho thấy vì với suy nghĩ đơn giản làm những việc để được giảm án, đặc xá hơn là việc tự tu dưỡng rèn luyện bản thân thông qua lao động. Phạm nhân dừng lại ở mức độ thứ 1 trong 3 mức độ nhận thức về hoạt động lao động tại trại giam (mức 1: nhận thức đúng đắn việc lao động; mức 2: tôn trọng giá trị lao động; mức 3: có kỹ năng, kỹ xảo trong lao động và biết quản lý lao động).
* So sánh sự khác nhau về tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động giữa các nhóm phạm nhân khác nhau.
Qua kết quả thống kê bảng số liệu 3.20 cho chúng tôi thấy thực trạng tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động của các nhóm phạm nhân là không như nhau.
Giữa nhóm PN có tiền sử nghiện ma túy và nhóm PN chưa có tiền sử nghiện ma túy TĐG về hành vi chấp hành lao động có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p=0,000). Điều này có nghĩa PN chưa có tiền sử nghiện MT tự điều chỉnh HV chấp hành lao động tốt hơn nhóm PN có tiền sử nghiện MT. Điều này cũng phù hợp với diễn biến tâm lý người từng nghiện ma túy đang phục hồi. Người đã từng sử dụng ma túy khó kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động cụ thể. Khả năng kiềm chế kém dễ dẫn tới họ tiếp tục tái nghiện khi gặp hoàn cảnh thuận lợi.
Bảng 3.20. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành lao động giữa các nhóm phạm nhân
(So sánh điểm trung bình) Phân loại theo
các nhóm phạm nhân
TĐG hành vi chấp hành lao động Các nhóm
cụ thể
Tự điều chỉnh HV chấp hành lao động
(ĐTB)
So sánh theo ANOVA
Tiền sử nghiện ma túy
Chưa từng nghiện (TB1) 3,51
TB1>TB2, p=0,000
Đã từng nghiện (TB2) 3,29
Mức án
Ba năm trở xuống (TB1) 3,16
TB2>TB1, p=0,017 TB3>TB4, p=0,000 TB3>TB1, p=0,000
Từ 3 đến 7 năm (TB2) 3,43
Từ 7 đến 15 năm (TB3) 3,53 Từ 15 năm đến trung thân
(TB4)
3,22
Tiền án Chưa từng có tiền án (TB1) 3,58
TB1<TB2, p=0,000 Đã từng có tiền án (TB2) 2,94
Ghi chú: Trong bảng chỉ hiện thị những khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Số liệu trên cho thấy nhóm PN có mức án từ 3 đến dưới 15 năm và nhóm PN có mức án từ 15 năm trở lên TĐG về hành vi chấp hành lao động không như nhau (sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p=0,000). Điều này được giải thích với nhóm phạm nhân có mức án ngắn (dưới 3 năm) có tâm lý không cần tích cực lao động vì thời gian CHHPT ngắn. Nhóm PN có mức án dài (từ 15 năm trở lên) thường có tâm trạng bi quan, ngày mãn hạn tù còn rất xa đối với họ. Ngược lại, nhóm phạm nhân có mức án trung bình (từ 3 đến dưới 15 năm) thường có tư tưởng xác định rõ ràng hơn. Họ luôn tích cực phấn đấu chấp hành đúng nội quy, kỷ luật trại giam và HV chấp hành lao động để phấn đấu được xét giảm án và đặc xá.
Nhóm PN chưa có tiền án điều chỉnh HV chấp hành lao động tốt hơn nhóm PN đã từng có tiền án (sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p=0,000). Do nhóm phạm nhân đã từng có tiền án thường là những phạm nhân khó giáo dục, hay vi phạm nội quy, kỷ luật trong trại giam. Họ thích nghi với các hình thức kỷ luật trong trại giam. Do vậy, họ thụ động trong việc thực hiện HV chấp hành lao động. Ngược lại, nhóm PN tiền án đầu có tâm lý muốn hướng thiện từ đó họ tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với nội quy, kỷ luật trại giam. Tự điều chỉnh HV chấp hành lao động theo hướng chủ động, tự giác.
b. Biểu hiện tự ý thức qua tự điều chỉnh hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật tại trại giam
Khía cạnh hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam được phạm nhân đánh giá ở mức trung bình (ĐTB=2,82), điều đó cho thấy phạm nhân tự điều chỉnh hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam khó thực hiện .
Bảng 3.21. Tự điều chỉnh hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam của phạm nhân
STT Hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật
Mức độ đánh giá (%)
ĐTB Độ lệch chuẩn Hoàn
toàn sai
Sai nhiều hơn đúng
Đúng nhiều hơn sai
Hoàn toàn đúng
1
Tôi tự thấy mình là người luôn tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sai phạm của bản thân và các phạm nhân khác
12,2 25,8 41,5 20,5 2,70 0,93
2
Tôi đã và đang nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, bản án, quyết định của Toà án, nội quy, quy định của trại giam
5,0 17,4 19,8 57,8 3,30 0,92
3 Tôi luôn thực hiện nếp sống kỷ luật, trật
tự, văn minh tại trại giam 4,8 16,8 58,2 20,2 2,94 0,74
4 Tôi thấy bản thân không có lời nói, thái 5,2 16,5 73,5 4,8 2,77 0,61
độ, việc làm tiêu cực, gây chia rẽ, mất đoàn kết và ảnh hưởng xấu đến phạm nhân khác từ ngày vào trại đến nay
5
Tôi được cán bộ đánh giá là người luôn tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sai phạm của các phạm nhân khác
4,5 35,5 39,2 20,8 2,76 0,82
6*
Tôi tự thấy mình là người chưa tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành sai phạm của các phạm nhân khác
9,0 49,8 28,8 12,5 2,44 0,82
Chung 2,82 0,50
Ghi chú: Những item có dấu * đã được chúng tôi mã hóa lại cho thuận với thang điểm
Tìm hiểu cụ thể những hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam được phạm nhân dễ tự điều chỉnh “Tôi đã và đang nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, bản án, quyết định của Toà án, nội quy, quy định của trại giam” (ĐTB=3,30) và
“Tôi luôn thực hiện nếp sống kỷ luật, trật tự, văn minh tại trại giam” (ĐTB=2,94).
Điều này được lý giải rằng: Trong trại giam, nội quy của trại giam không những được phạm nhân học tập mà những quy định về nếp sống, quy định của trại giam còn được treo ở nhiều nơi trong trại. Phần lớn phạm nhân đều điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy định cụ thể, rõ ràng trong trại giam. Những phạm nhân bị sai phạm nội quy, quy định của trại giam sẽ có các biện pháp xử lý tương ứng. Ở mức nhẹ sẽ là cảnh cáo trước toàn đội, nặng hơn sẽ bị kỷ luật và cùm trong buồng kỷ luật tới 10 ngày. Trong thời gian phạm nhân bị kỷ luật trong buồng kỷ luật sẽ không được thăm gặp và nhận tiếp tế từ người khác. Tiếp nữa là phạm nhân sẽ bị hạ loại thi đua xuống mức yếu hoặc trung bình, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp loại thi đua theo tháng, quý, và năm. Phạm nhân Y tâm sự “Tôi cố gắng để không vi phạm các quy định của trại giam vì nếu vi phạm nội quy, quy định của trại giam ở mức nhẹ là bị cảnh cáo cũng đã ảnh hưởng đến kết quả xếp loại thi đua. Nặng hơn nữa bị đi kỷ luật thì rất khổ vì không những bị cùm chân mà ăn uống cũng kham khổ. Tiếp nữa từ đó ảnh hưởng đến việc xét giảm án ” (PN Ng.Th.Y án 6 năm tội “MBTPCMT”) Ngược lại, khả năng điều chỉnh hành vi khó khăn với phạm nhân ở nội dung “Tôi tự thấy mình là người luôn tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sai phạm của bản thân và các phạm nhân khác” (ĐTB=2,70) và “Tôi tự thấy mình là người chưa tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sai phạm của các phạm nhân khác” (ĐTB=2,44). Việc
phạm nhân chưa tự điều chỉnh hành vi đấu tranh với các hành vi sai phạm của phạm nhân khác là do họ sợ bị đánh, bị trả thù. Phạm nhân B chia sẻ “Không phải tôi không muốn đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực của phạm nhân khác và của chính mình. Nhưng trong trại giam là môi trường nhỏ nhưng rất phức tạp. Nếu báo cáo vi phạm của đồng phạm với cán bộ tôi rất sợ bị đánh và bị trả thù. Nhiều phạm nhân sợ bị đánh đến mức phải trốn khỏi trại giam mặc dù biết đó là vi phạm pháp luật. Hơn thế nữa có anh phạm nhân và bị trả thù bằng cách những phạm nhân bị đấu tranh sẽ đưa vật cấm vào hòm hay túi quần áo của họ rồi báo với cán bộ” (PN Ph.V.B, án 15 năm tội “VCTPCMT”).
Qua câu hỏi hoàn thiện câu "Tôi luôn chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam bằng cách..." thì phần lớn phương án lựa chọn nhiều theo hướng "của riêng tôi",
"cố gắng không vi phạm",...chứ họ không đưa ra một cách thức cụ thể thực hiện nội quy, kỷ luật trại giam như đã được cán bộ giáo dục hướng dẫn trong tháng đầu họ mới nhập trại cũng như trong quá trình cải tạo. Tại sao phạm nhân án ma túy lại chỉ tập trung vào trả lời những hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam mang tính chung chung mà không chỉ ra cụ thể như "Thực hiện đúng về giờ giấc, hiệu lệnh, lễ tiết tác phong trong sinh hoạt, học tập, lao động, và vui chơi giải trí"; "Không chống đối hoặc cản trở việc chấp hành hình phạt tù của phạm nhân khác"; "không đưa và sử dụng các thiết bị máy móc, thiết bị thông tin liên lạc....vào trại giam".
Điều này được minh chứng là khi nói đến những hành vi cụ thể "luôn thuộc lòng nội quy, kỷ luật trại giam" vẫn còn tới 38,0% phạm nhân không tự tin trả lời điều này. Với hành vi "chưa làm gì gây chia rẽ mất đoàn kết trong phạm nhân " thì chỉ có 41,3% phạm nhân dám khẳng định điều này, còn lại 58,7% phạm nhân chần trừ không dám trả lời dứt khoát.
Như vậy, việc phạm nhân sinh hoạt theo đội là chủ yếu, mỗi đội phạm nhân thường trung bình từ 25-35 phạm nhân. Do các thành viên trong đội không thể tự lựa chọn tập thể và cũng không có quyền tự ý chuyển sang một đội phạm nhân khác (nhiều phạm nhân dùng mánh khóe cố tình vi phạm để được chuyển đội, được chúng tôi phân tích sau). Việc quyết định phạm nhân phải thi hành án ở phân trại cũng như đội nào là do quyết định của Giám thị trại giam, do đó đội phạm nhân