HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN
3.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ Ý THỨC CỦA PHẠM NHÂN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
3.2.2. Thực trạng ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các phạm nhân
Do PN trực tiếp cùng lao động, học tập, ăn, ở và sinh hoạt với nhau theo đội, buồng giam nên có sự ảnh hưởng liên nhân cách. Kết quả bảng 3.25 cho thấy sự ảnh hưởng giữa PN với PN rất lớn ở nhiều nội dung khác nhau (ĐTB=2,80).
Bảng 3.25. Thực trạng ảnh hưởng mối quan hệ giữa các PN trong trại giam
(Theo điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm)
TT Nội dung
Mức độ niềm tin (%)
ĐTB ĐLC
Hoàn toàn sai
Sai nhiều hơn đúng
Đúng nhiều hơn sai
Hoàn toàn đúng
1 Bạn tù luôn giúp đỡ kinh tế cho tôi 38,0 41,5 18,0 2,5 1,85 0,79 2 Bạn tù là chỗ dựa tinh thần để tôi luôn yên tâm
cải tạo tốt 7,2 24,0 35,0 33,8 2,95 0,93
3 Bạn tù giúp tôi phấn đấu hoàn thành vượt mức
khoán lao động 4,5 22,0 35,2 38,2 3,07 0,88
4 Bạn tù giúp tôi an tâm chấp hành hình phạt tù 5,8 24,8 37,8 31,8 2,95 0,89 5 Bạn tù giúp tôi không vi phạm nội quy, kỷ luật
trại giam 10,0 27,8 39,8 22,5 2,74 0,91
6 Bạn tù luôn chỉ ra khuyết điểm mà tôi mắc phải
trong trại giam 40,8 31,2 25,8 2,2 1,89 0,86
7 Bạn tù là người hiểu tôi hơn mọi người 7,0 11,5 49,8 31,8 3,06 0,84 8 Bạn tù luôn động viên tôi chấp hành cải tạo tốt 7,5 13,0 55,2 24,2 2,96 0,82 9 Bạn tù luôn lắng nghe mỗi khi tôi muốn chia sẻ 2,8 21,5 39,8 36,0 3,09 0,82 10 Bạn tù cho tôi lời khuyên bổ ích để tôi cải tạo
tốt 7,5 35,0 46,5 11,0 2,61 0,78
11 Bạn tù luôn an ủi, động viên khi tôi gặp khó
khăn 4,0 25,5 38,5 32,0 2,98 0,85
12 Bạn tù là người giúp tôi nhận ra hành vi phạm
tội của mình 3,5 8,8 26,8 61,0 3,45 0,79
Trung bình 2,80 0,34
Từ kết quả thu được ở bảng số liệu cho thấy sự tác động mạnh từ phía các bạn tù được thể hiện ở một số nội dung "Bạn tù là người giúp tôi hiểu ra hành vi phạm tội của mình" (ĐTB=3,45), “Bạn tù luôn lắng nghe mỗi khi tôi chia sẻ”
(ĐTB=3,09), “Bạn tù là người hiểu tôi hơn mọi người” (ĐTB=3,06), “Bạn tù luôn an ủi, động viên khi tôi gặp khó khăn” (ĐTB=2,98). Qua tìm hiểu cho thấy, mặc dù nội quy, kỷ luật trong trại giam rất cụ thể và chặt chẽ bởi sự giám sát trực tiếp của cán bộ trại giam (cán bộ quản giáo, cán bộ trinh sát, cán bộ giáo dục, cán bộ trực trại…), và đội trưởng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn chúng tôi thấy trong mỗi đội PN đều có những nhóm PN hình thành tự phát (cùng đồng hương, cùng hành vi phạm tội, cùng mức án, cùng nhóm từ khi chưa đi CHHPT). PN đánh giá cao về sự giúp đỡ của nhóm không chính thức mà họ tham gia. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả quan sát của chúng tôi qua hoạt động tổ chức họp phân loại thi đua PN theo “tuần – tháng - quý”. Rất ít những "khuyết điểm" được nêu ra trong cuộc họp đội. Theo phạm nhân việc chỉ ra khuyết điểm của PN này với PN khác sẽ
dẫn tới sự mâu thuẫn giữa các nhóm PN với nhau trong cùng một đội hoặc cùng một buồng giam.
Chúng tôi tự đặt câu hỏi tại sao có tới 87,8% PN cho rằng “bạn tù là người giúp tôi nhận ra hành vi phạm tội của mình” chứ không phải từ cơ quan pháp luật và cán bộ trại giam. Chúng tôi thấy điều khá thú vị, chủ đề mà PN thường chia sẻ đầu tiên là về HVPT và mức án sau đó mới tới các nội dung khác. Qua tâm sự trao đổi thông tin cho nhau một cách trung thực mà họ hiểu nhau rất rõ về HVPT và HVCHHPT. Hơn thế nữa, qua giao tiếp hàng ngày, PN không những nhận thức rõ hơn về HVPT của bản thân mà còn hiểu các hành vi phạm tội khác. Tuy nhiên qua giao tiếp sẽ giúp PN nhận thức sâu sắc hơn về hình phạt tương ứng với các tội danh cụ thể về ma túy, giúp phạm nhân tích cực, tự giác chấp hành nội quy, kỷ luật của trại giam. Mặt khác, sự trao đổi thông tin về hành vi phạm tội cũng làm cho PN nhận thức thêm những phương thức, thủ đoạn mới để không bị cán bộ trại giam phát hiện cũng như tăng niềm tin của họ vào khả năng bản thân sẽ không bị phát hiện nếu họ tiếp tục có HVPT khi mãn hạn tù. Nữ PN chia sẻ "Hôm đó tôi thật tình chủ quan nên đã giao ma túy tại nhà của mình nên bị bắt tại nhà. Nếu hiểu biết như bây giờ thì chắc chắn lực lượng công an tỉnh chưa thể bắt tôi về tội mua bán trái phép chất ma túy" M.Th.H, sinh năm 1974, án 16 năm về tội "MBTPCMT", CHA trại giam Phú Sơn 4). Tìm hiểu rõ hơn nội dung “biết như bây giờ” PN H cho biết nhờ qua kinh nghiệm của bạn tù thì một nguyên tắc là không bao giờ được giao
“thuốc” tại nhà. Không những thế phải thường xuyên thay đổi địa điểm cũng như phương thức cách thức “giao hàng” thì lực lượng công an mới không thể phát hiện và bắt giữ. Phỏng vấn những PN có mức án dài và tiền sử không nghiện ma túy cũng được kết quả "nếu với hiểu biết như lúc này thì tôi chưa bị bắt". Có tới 62,3%
PN cho rằng "Bạn tù giúp tôi không vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam " và 69,6%
cho rằng “Bạn tù giúp tôi an tâm chấp hành hình phạt tù”. Điều này một lần nữa cho thấy sự “giúp đỡ” nhau giữa PN với PN thường là những kinh nghiệm trong việc thực hiện HVPT, những phương thức, cách thức che đậy những biểu hiện, hành vi tiêu cực trong trại giam. Kết quả này phù hợp với kết quả đã phân tích ở nội dung "Hành vi chấp hành nội quy, kỷ luật trại giam", có tới 76,6% PN từng vi
phạm nội quy, kỷ luật trai giam. Tuy nhiên phát hiện ra số PN vi phạm nội quy trại giam phần lớn là nhờ các biện pháp nghiệp vụ, số ít vi phạm nhờ qua thông tin từ PN khác. Đồng chí đội trưởng đội giáo dục chia sẻ “Hiện nay nhiều PN phát hiện ra vi phạm của bạn tù cùng đội hoặc cùng buồng giam nhưng không dám đấu tranh với biểu hiện và hành vi tiêu cực đó. Một mặt họ sợ bị trả thù từ chính nhóm PN đó, mặt khác có thể người vi phạm lại là bạn cùng với nhóm của họ ” (Ng.Đ.Ph cán bộ giáo dục trại giam Hoàng Tiến)
Những nội dung được PN thấy ít bị ảnh hưởng từ phía bạn tù đó là “Bạn tù là người luôn chỉ ra khuyết điểm mà tôi mắc phải trong trại giam ” (ĐTB=1,89). Điều này phù hợp với phân tích ở trên là phần lớn PN ít khi chỉ ra những khuyết điểm của PN khác vì cùng nhóm bạn hoặc sợ bị trả thù.
Tóm lại, sự ảnh hưởng giữa PN và PN trong quá trình CHHPT diễn ra khá mạnh trong suốt thời gian PN CHHPT. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó theo hướng tiêu cực nhiều hơn tích cực. Đây là một chú ý để cán bộ trại giam trong giáo dục có sự định hướng nội dung và mục đích trong giao tiếp giữa PN và PN.