Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 55 - 58)

Chương 2 VẤN ÁỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương

Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, “là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử Tổ quốc”. [63;93] Lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc trong mỗi thời kỳ lịch sử, cho nên, việc dạy học LSĐP rất quan trọng. Việc dạy học LSĐP cung cấp cho HS những kiến thức về địa phương, góp phần làm phong phú thêm LSDT, đồng thời cụ thể hóa LSDT trong phạm vi của một địa phương, đó là nguồn kiến thức có giá trị bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho HS.

Ví như, khi dạy học về Phú Thọ từ nguồn gốc đến thế kỉ X, những kiến thức địa phương Phú Thọ làm phong phú hơn LSDT. Tiêu biểu như nền văn hóa Sơn Vi, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Gò Mun bổ sung và làm sáng tỏ hơn quá trình phát triển của người Việt cổ trong buổi đầu của dân tộc. Những di tích phản ánh thời đại Hùng Vương ở Phú Thọ, như khu di tích đền Hùng, đền thờ Mẫu Âu Cơ, di chỉ Làng Cả và dấu tích kinh đô đầu tiên tại Việt Trì... góp phần mở mang và làm sâu

sắc hơn kiến thức về nhà nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương trên đất nước Việt Nam.

Hay, khi tìm hiểu về sự ra đời Ban cán sự tỉnh Phú Thọ và cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Phú Thọ trong tháng Tám năm 1945, chúng ta có thể nhận thấy, LSĐP Phú Thọ minh họa, cụ thể hóa LSDT, như có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng bộ, sự chuẩn bị các lực lượng cách mạng, mặt trận Việt Minh ra đời, chiến khu Vần – Hiền Lương, Vạn Thắng, Phục Cổ, giành chính quyền trong khoảng 15 - 8 đến 25 – 8 – 1945, cụ thể hóa việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng của Đảng, chớp thời cơ giành chính quyền. Điều này càng làm rõ hơn tính gắn bó mật thiết và mối liên hệ giữa LSĐP với LSDT.

Không chỉ là sự cụ thể hóa LSDT, việc dạy học LSĐP còn có vai trò khắc họa nét riêng biệt của LSĐP. Việc dạy học LSĐP ở trường phổ thông giúp HS nhận thấy những nét riêng biệt, đặc sắc của địa phương mình như bản sắc văn hóa quê hương, truyền thống của nhân dân cũng như những đóng góp của địa phương mình trong các lĩnh vực khác nhau của đất nước, như đóng góp trong công cuộc chống ngoại xâm, phát triển kinh tế, gìn giữ và phát triển văn hóa...Trong buổi đầu xây dựng đất nước Văn Lang, miền đất Phú Thọ chính là nơi cội nguồn dân tộc, là nơi kinh đô đầu tiên trong lịch sử. Đó là vị thế đặc biệt của riêng Phú Thọ, không thể địa phương nào có được, người dân Phú Thọ tự hào về vị thế “đất Tổ vua Hùng”. Phú Thọ còn là nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của cả dân tộc. Nhân dân Phú Thọ có được vinh dự to lớn, là trực tiếp chăm sóc đền Hùng, nơi hành lễ cao nhất của tín ngưỡng thờ Quốc tổ, nơi người Việt hướng về trong ngày Quốc giỗ...Với tác dụng khơi gợi và bồi dưỡng niềm tự hào và trách nhiệm của HS đối với quê hương, dạy học LSĐP góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Việc tổ chức tốt dạy học LSĐP còn là một biện pháp gắn kết tình cảm giữa nhà trường và nhân dân địa phương, thực hiện phương châm gắn nhà trường với xã hội, gắn bài giảng với đời sống thực tế.

Nhận thức vai trò to lớn của công tác dạy học LSĐP sẽ giúp GV có ý thức đầu tư cho nội dung bài học và sáng tạo trong phương pháp tiến hành dạy học LSĐP.

2.1.3.2. Ý nghĩa

Xác định được vai trò quan trọng của công tác dạy học LSĐP, chúng tôi cũng nhận thấy, việc dạy học LSĐP có ý nghĩa vô cùng to lớn trên cả 3 mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

LSĐP gắn liền với lịch sử dân tộc trong mỗi thời kỳ lịch sử. Bởi vậy việc giảng dạy LSĐP góp phần cung cấp làm phong phú thêm tri thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh không những hiểu biết được lịch sử quê hương mình mà còn biết rộng, hiểu sâu hơn LSDT. Thông qua việc tiếp xúc với nhiều tài liệu hiện vật lịch sử của địa phương mình các em sẽ được trang bị kiến thức về cuộc sống lao động, truyền thống của nhân dân bản địa nên có tác dụng lớn trong việc giáo dục tình yêu quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa LSĐP với LSDT. Dạy học LSĐP còn góp phần phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy cho học sinh. Các em sẽ được hình thành khái niệm, tạo các biểu tượng, được rút ra bài học lịch sử, phân tích so sánh, rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, mối liên hệ giữa LSĐP với LSDT. Dạy học LSĐP ở trường THPT còn tạo nên một tâm lý đặc biệt ở học sinh. Với những tên đất, tên người quen thuộc, những bài học LSĐP tạo ra cảm xúc tự hào, yêu mến, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống đạo đức, cách mạng của nhân dân địa phương cho thế hệ trẻ.

Ví như, khi học tập về cuộc chiến đấu chống Pháp xâm lược của nhân dân Phú Thọ cuối thế kỉ XIX, HS được tìm hiểu về thành Hưng Hóa, một địa danh gắn liền với sự thành lập tỉnh Hưng Hóa (tên gọi cũ của tỉnh Phú Thọ). Địa danh này ngày nay vẫn lưu giữ để đặt tên cho một thị trấn ở huyện Tam Nông. Khi nhắc tới địa danh này, các HS sẽ thấy thân thuộc, đặc biệt những HS ở Hưng Hóa, Tam Nông. Trong bài học về LSĐP, qua tranh ảnh trực quan và ngôn ngữ giàu hình ảnh của GV, các em sẽ hình dung ra những đoàn quân xâm lược tấn công qua làng mình, tấn công vào thành Hưng Hóa. Trước cuộc xâm lược đó, dân làng, binh sĩ (chính là những người thân, họ hàng, là cụ kị, ông bà mình) bằng những vũ khí thô sơ, không sợ súng đạn của quân thù, chiến đấu bảo vệ làng, bảo vệ thành đến hơi thở cuối cùng. Người giữ thành Hưng Hóa lúc bấy giờ là Nguyễn Quang Bích đã

lãnh đạo quân sĩ quyết tử giữ thành. Trước sự thất thủ không chống đỡ nổi của thành Hưng Hóa, ông đã lên kì đài, noi gương Hoàng Diệu định tuẫn tiết. Nhưng những tướng lĩnh dưới quyền đã ngăn cản và khuyên ông mở vòng vây ra ngoài, tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Ông trở thành lãnh tụ phong trào kháng Pháp ở vùng thượng du Bắc kì. Nhân dân đã lập đền thờ tưởng nhớ công lao của ông. Tên của ông đã được đặt cho đường phố, cho trường học ở tỉnh Phú Thọ, các HS học tại ngôi trường đó, sinh sống và đi lại trên con đường mang tên ông sẽ vô cùng tự hào về tấm gương trung kiên và ý chí kháng Pháp mạnh mẽ của ông. Cột cờ thành Hưng Hóa được phục dựng trong khuôn viên thành cũ còn đó như một chứng tích cho những câu chuyện lịch sử cảm động về sự chiến đấu và hi sinh của quân sĩ, của nhân dân trong cuộc kháng Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX. Ngôi đền thờ Nguyễn Quang Bích và những con đường, những ngôi trường mang tên ông ngày ngày nhắc nhở các em HS về truyền thống yêu nước, lòng biết ơn các lớp cha ông đã chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Từ đó, các em có ý thức gìn giữ di tích lịch sử, tiếp nối truyền thống và hình thành ý thức về trách nhiệm học tập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, có thể thấy rằng việc dạy học LSĐP ở trường THPT có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với HS trên cả 3 mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, góp phần phát triển toàn diện HS. Với vai trò và ý nghĩa to lớn đó, việc“nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường vđi đời sống xã hội” [112; 229]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)