Xác định nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở trường THPT tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 75 - 78)

Chương 2 VẤN ÁỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ

3.1.2. Xác định nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở trường THPT tỉnh Phú Thọ

Là một bộ phận của LSDT, lịch sử tỉnh Phú Thọ có những sự kiện nằm trong dòng chảy chung, song cũng có những nét riêng biệt mang đặc thù địa phương. Dựa trên các vấn đề cơ bản của LSDT theo chương trình và mối liên hệ giữa LSDT và LSĐP, chúng tôi xác định nội dung LSĐP Phú Thọ tương ứng LSDT được dạy học ở trường THPT.

Trong bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, kiến thức LSĐP tỉnh Phú Thọ được dạy học thông qua các trường hợp sau:

Thứ nhất, kiến thức LSĐP trong các bài LSDT. HS được tiếp cận LSĐP liên quan các sự kiện của LSDT. Trong trường hợp này, LSDT là kiến thức cơ bản, nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ là kiến thức được mở rộng, được liên hệ làm sáng tỏ các sự kiện LSDT. GV có thể khai thác tài liệu LSĐP trong tiến trình dạy học các bài LSDT. Ví như, ở lớp 12, khi học về khởi nghĩa của Quốc dân đảng, tháng 2- 1930, sau khi HS tìm hiểu xong cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, GV có thể sử dụng tài liệu của Phú Thọ về cuộc bạo động của Việt Nam Quốc dân đảng ở thị xã Phú Thọ, phủ Lâm Thao để làm giúp HS hiểu hơn kiến thức cơ bản về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và biết được mối quan hệ giữa cuộc bạo động ở Phú Thọ với khởi nghĩa Yên Bái.

Thứ hai, kiến thức LSĐP trong các bài LSĐP được chương trình quy định.

Kiến thức LSĐP được chọn lựa, biên soạn dựa trên tiến trình của LSDT cùng lớp, nhưng nội dung LSĐP là kiến thức cơ bản, không phải là minh họa cho LSDT mà làm nổi bật những nét đặc sắc, riêng biệt của LSĐP, sự đóng góp của nhân dân Phú Thọ đối với LSDT. Ví như, trước khi Ban cán sự Đảng của tỉnh ra đời, cuộc bạo

động của Việt Nam Quốc dân đảng ở Phú Thọ là kiến thức cơ bản giúp HS hiểu truyền thống cách mạng của nhân dân Phú Thọ, ghi nhớ các địa danh như Kinh Kệ, La Phù, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao...gây cảm xúc lịch sử cụ thể, bồi đắp lòng tự hào và tình yêu quê hương cho HS.

Ngoài ra, kiến thức LSĐP còn được HS tìm hiểu qua các hoạt động ngoại khóa. Với đặc điểm đa dạng, phong phú, hoạt động ngoại khóa về LSĐP củng cố, mở rộng kiến thức về lịch sử - văn hóa, kinh tế của địa phương cho HS. Ngoài các kiến thức địa phương trong bài học LSĐP và LSDT, HS được bổ sung những nội dung mà bài nội khóa vì mục tiêu kiến thức xác định và thời lượng thời gian có hạn chưa thể đề cập đến. Hoạt động ngoại khóa về địa phương có thể được tổ chức lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác, hoặc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đưa kiến thức LSĐP vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường như giáo dục hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục ngoài giờ lên lớp...

Trong phạm vi luận án, chúng tôi không đề cập tới việc sử dụng tài liệu LSĐP tỉnh Phú Thọ trong dạy học các bài LSDT. Ở đây, chúng tôi giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng dạy học LSĐP thông qua bài học nội khóa về LSĐP được quy định trong chương trình bộ môn Lịch sử ở trường THPT và hoạt động ngoại khóa về LSĐP trong nhà trường.

Hiện nay, ở tỉnh Phú Thọ chưa có tài liệu phục vụ dạy học LSĐP cho cấp THPT, để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đề xuất biên soạn tài liệu dạy học LSĐP theo đơn vị bài học. Trên cơ sở kiến thức LSDT là nền tảng, chúng tôi xác định nội dung LSDT và LSĐP tỉnh Phú Thọ được dạy học ở trường THPT theo vấn đề lịch sử. Nhằm giúp người đọc theo dõi, đối chiếu, chúng tôi đã hệ thống kiến thức LSĐP tỉnh Phú Thọ tương ứng với các nội dung LSDT như sau:

Bảng 3.1. Hệ thống nội dung LSĐP Phú Thọ tương ứng vđi LSDT

Lớp Nội dung LSDT Nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ

10

Về nguồn gốc dân tộc Phú Thọ thời tiền – sơ sử: văn hóa Sơn Vi, văn hóa Phùng Nguyên, Gò Mun

Văn minh Văn lang- Âu lạc Phú Thọ thời Hùng Vương dựng nước

Văn minh Đại Việt Di tích lịch sử và văn hóa truyền thống ở Phú Thọ

Truyền thống yêu nước (trước 1858) Truyền thống yêu nước của nhân dân Phú Thọ (trước 1858)

11 Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

đầu thế kỉ XX Nhân dân Phú Thọ đấu tranh chống

thực dân Pháp xâm lược từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

12

Những chuyển biến về kinh tế, chính

trị, xã hội của Việt Nam từ 1919-1930 Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội ở Phú Thọ từ 1919-1930 Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

Việt Nam (1930-1945) Phong trào cách mạng của nhân Phú Thọ từ (1930-1945)

Thời kì đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946) và cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (từ 19/12/1946- 21/7/1954)

Những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong cuộc đấu tranh bảo vệ, xây dựng chính quyền (1945-1946) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (từ 1946-1954)

Thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)

Những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến nay)

Phú Thọ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 đến nay)

Như vậy, dựa vào nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ tương ứng với LSDT theo từng lớp học, GV có thể lựa chọn cách biên soạn bài học LSĐP theo thông sử hoặc theo chủ đề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)