Chương 2 VẤN ÁỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra về việc dạy học LSĐP đối với 51 GV ở hầu hết các trường THPT trong tỉnh và 424 học sinh thuộc 9 trường THPT: THPT Vũ Thê Lang (Việt Trì), THPT Việt Trì (Việt Trì), THPT Nguyễn Tất Thành (Việt
Trì), THPT Long Châu Sa (Lâm Thao), THPT Tử Đà (Phù Ninh), THPT Tam Nông (Tam Nông), THPT Minh Đài (Tân Sơn), THPT Hưng Hóa (Tam Nông), THPH Thanh Sơn (Thanh Sơn). Trong số các trường chọn điều tra, có đủ đại diện cho các địa hình thành phố, đồng bằng, trung du, miền núi, trong đó có 7 trường công lập, 2 trường ngoài công lập.
2.2.1.1. Về công tác chỉ đạo dạy học lịch sử địa phương của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ
Sở Giáo dục và đào tạo Phú Thọ đã có các công văn hướng dẫn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, trong đó có dành riêng một phần chỉ đạo về việc dạy học LSĐP. Trong công văn số 988/ SGD&ĐT _ GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2009 về việc dạy – học môn Lịch sử cấp THCS, THPT năm học 2009-2010, Sở Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện dạy đúng, dạy đủ số tiết LSĐP theo quy định, không được cắt xén, gộp tiết hoặc bỏ không dạy. Trong phân phối chương trình môn Lịch sử ở THPT thực hiện từ năm học 2009 đến nay, có ghi rõ yêu cầu khi dạy học LSĐP về vai trò, ý nghĩa, về biên soạn và giảng dạy. Tài liệu nêu rõ: “Trước hết, giáo viên cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của lịch sử địa phương trong việc giáo dưỡng, giáo dục đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương đối với học sinh”.
Về nội dung: GV cần biên soạn nội dung LSĐP để giảng dạy ở trường THPT trên cơ sở tham khảo tài liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ của các huyện, thị, thành và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung LSĐP. Các nội dung LSĐP biên soạn phải nằm trong khung thời gian phân chia các giai đoạn của Lịch sử Việt Nam được quy định trong sách giáo khoa từng lớp và cần được GV sử dụng trong cả giảng dạy LSDT và tổ chức hoạt động ngoại khóa. Trong khi biên soạn, GV cần lưu ý một số yêu cầu là: tính cơ bản, tiêu biểu của sự kiện, đảm bảo được tính toàn diện, hệ thống của sự kiện và vừa sức với học sinh.
Về phương pháp: Nhất thiết phải dạy đầy đủ những tiết LSĐP được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu địa phương trong dạy học những bài học lịch sử dân tộc. Khi dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyên tắc dạy học nói chung. Tuy nhiên cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và
xúc cảm cho HS. Rèn luyện khả năng tự học của HS, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình. Về hình thức tổ chức dạy học: cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học LSĐP, như dạy trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Căn cứ vào chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử đã được quan tâm, trong đó có dạy học LSĐP.
Tuy nhiên, những văn bản đó còn ít, mang tính chỉ đạo chung, chưa đi sâu vào hướng dẫn biên soạn, dạy học LSĐP.
2.2.1.2. Về phía giáo viên
Chúng tôi đã phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu công tác dạy học LSĐP về phía giáo viên. Cô Nguyễn Thị Thúy Nga, giáo viên giỏi của trường THPT chuyên Hùng Vương thường phát huy tính tích cực của HS bằng cách giao cho các nhóm tìm hiểu một vấn đề rồi báo cáo trước lớp. Thầy giáo Nguyễn Phùng Sơn rất say mê dạy học LSĐP, nhưng thầy cũng chia sẻ, một bộ phận giáo viên coi thường LSĐP, việc tổ chức dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn…Trong giờ học LSĐP, có GV cho học sinh vẽ bản đồ tỉnh Phú Thọ, kể chuyện liên quan đến địa phương, thậm chí ôn tập kiến thức, sơ kết môn học.
Trong phiếu điều tra dành cho GV, chúng tôi tập trung vào việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, các biện pháp dạy học LSĐP.
Để tìm hiểu nhận thức của GV về vai trò dạy học LSĐP, chúng tôi đưa ra câu hỏi : “ Theo thầy cô, việc dạy học LSĐP có cần thiết không?” Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về tầm quan trọng của dạy học LSĐP
Tổng số GV được hỏi Rất cần thiết Cần thiết Không cần
51 23 28 0
100% 45% 55% 0
Trước hết, 100 % (51/51) GV nhận thức được tầm quan trọng của dạy học LSĐP trong trường phổ thông; 55% thấy cần thiết; 45% thấy rất cần thiết. Đây là một tín hiệu lạc quan bởi tất cả GV được hỏi đều nhận thức đúng vai trò của việc dạy học LSĐP, điều đáng mừng là 45% số GV được hỏi thấy được việc dạy học LSĐP là rất cần thiết.
Về nội dung các bài học LSÁP
Khi được hỏi về nội dung kiến thức đưa vào bài học và nguồn tài liệu sưu tầm và khai thác biên soạn LSĐP, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Thống kê nguồn tài liệu GV sử dụng để biên soạn tài liệu dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ
Nguồn tài liệu Số GV lựa
chọn /51
Tỉ lệ (%)
Lịch sử Đảng bộ địa phương 47 92,15
Qua sách, báo 27 52,91
Từ Internet 21 41,17
Qua lời kể của nhân chứng, người dân địa phương 23 45,09
Tự sưu tầm, nghiên cứu 27 52,91
Tài liệu do Sở Giáo dục và đào tạo cung cấp 22 43,13 Bảng 2.2 cho thấy, 92,15 % số GV được hỏi (47/51) khi biên soạn bài giảng thường dựa vào Lịch sử Đảng bộ của tỉnh, của huyện, của xã ; ngoài ra còn dựa vào các nguồn tài liệu khác như sách, báo, Internet...Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ việc chưa có tài liệu biên soạn riêng dành cho dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Thực tế cho thấy, GV không thường xuyên tự sưu tầm, nghiên cứu tài liệu hay đi dã ngoại, ghi chép những lời kể của nhân chứng. Điều này cũng phản ánh sự thụ động và chưa thực sự đam mê nghiên cứu về LSĐP của GV ở trường THPT.
Về nội dung kiến thức được đưa vào bài học LSĐP, có GV chú trọng đến kiến thức chính tri, cách mạng, quân sự, có giáo viên chỉ quan tâm đến kiến thức
văn hóa, có những GV đưa vào bài giảng kiến thức rất đa dạng. Chúng tôi đã thống kê được như sau:
Bảng 2.3. Thống kê nội dung kiến thức trong bài học LSĐP tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.3 cho thấy 90,19 % GV được hỏi lựa chọn kiến thức chính trị, quân sự, cách mạng mà chưa chú ý đến kiến thức về kinh tế, văn hóa. Điều này cho chúng phần nào hiểu vì sao HS chưa yêu thích môn Lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng, vì kiến thức quá khô khan, cứng nhắc, và mang nặng tính tuyên truyền lịch sử Đảng. Để bài học thu hút HS, cần phải đa dạng kiến thức và lựa chọn những kiến thức mà HS quan tâm, hứng thú, như phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, kiến trúc, kinh tế…Đây cũng là một hướng gợi mở cho chúng tôi khi đi tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, trước hết, phải biên soạn các bài học LSĐP với nội dung phong phú, hấp dẫn.
Về hình thức tổ chức dạy học LSÁP
Chúng tôi đặt câu hỏi: Địa điểm thầy/ cô tiến hành bài học LSĐP ở đâu?
Chúng tôi nhận được kết quả: Tại lớp học : 46/ 51 (90%); tại bảo tàng, nhà truyền thống: 3/51(6%); tại di tích: 2/51 (4%). Thầy cô chủ yếu tiến hành các bài học LSĐP trên lớp, rất ít thầy cô từng tiến hành dạy học LSĐP tại bảo tàng hay di tích.
Ngoại khóa LSĐP là một hình thức rất hấp dẫn học sinh, song hình thức này chưa được phát huy lợi thế của mình. Trả lời câu hỏi : Thầy /cô có thường xuyên tổ chức ngoại khóa về LSĐP trong năm học không? Kết quả nhận được như sau:
Nội dung kiến thức Số GV
chọn
Tỉ lệ %
Những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương gắn liền hoặc có mối quan hệ với lịch sử dân tộc
46 90,19
Những chiến thắng quân sự của quân và dân địa phương 33 64,7 Những di tích lịch sử - văn hóa, những công trình kiến trúc tiêu
biểu của địa phương
39 76,47
Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ 17 33, 33 Những truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương 27 52,94
Bảng 2.4. Thống kê kết quả về mức độ tổ chức ngoại khóa LSĐP
Tổng số GV được hỏi Thường xuyên Chỉ một lần Chưa bao giờ
51 0 25 26
100% 0% 49% 51%
Qua Bảng 2.4, ta thấy các hình thức tổ chức ngoại khóa chủ yếu là nói chuyện chuyên đề (27/51;53%); tham quan bảo tàng, nhà truyền thống (10/51;
20%); thi tìm hiểu kiến thức ( 17/51; 33%). Những hình thức ngoại khóa đòi hỏi phải tổ chức công phu, tốn kém, phải đầu tư thời gian, công sức như dạ hội lịch sử, tham quan, dã ngoại rất ít được tiến hành. Qua tìm hiểu về hình thức tổ chức dạy học LSĐP từ phía GV, chúng tôi thấy dường như GV chưa thoát ra khỏi lối mòn trong hình thức tổ chức dạy học. Vì vậy, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đa dạng cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học LSĐP.
Về phương pháp dạy học LSÁP
Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi lựa chọn một số phương pháp dạy học LSĐP như: thuyết trình, trao đổi đàm thoại, sử dụng trực quan, dạy học nêu vấn đề…20%
(10/51) GV cho rằng, đối với bài học LSĐP, chủ yếu là phải thuyết trình. 25,5% số GV (13/51) nhận thức rằng, trao đổi đàm thoại trong dạy học LSĐP là GV trình bày kiến thức LSĐP, ra câu hỏi và bài tập cho HS làm bài, chứng tỏ sự nhận thức chưa đầy đủ về phương pháp trao đổi, đàm thoại trong dạy học LSĐP. 6% (3/51) GV cho rằng, bài LSĐP không thể tiến hành theo phương pháp dạy học nêu vấn đề. 66%
(34/51) GV nhận thức được để trình bày hình ảnh, tạo cảm xúc cho HS thì cần sử dụng đồ dùng trực quan, phim ảnh. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, đa số GV dạy LSĐP theo phương pháp dạy học truyền thống, chưa phát huy tính tích cực của HS trong khi giờ học.
Để thăm dò việc tiếp cận với những phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại của GV khi dạy học LSĐP, chúng tôi đặt câu hỏi: Thầy (cô) đã tìm hiểu hoặc đã áp dụng các kiểu dạy học : dự án, hpp đồng, theo góc vào dạy học LSĐP chưa? Kết quả như sau:
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học LSĐP của GV
Phương pháp Chưa biết Biết, chưa áp dụng Đã áp dụng
SL % SL % SL %
Dạy học dự án 38/51 74,5 13/51 25,5 0 0
Dạy học hợp đồng 38/51 74,5 12/51 23,5 1 2 Dạy học theo góc 39/51 76,5 12/51 23,5 0 0
Nhìn vào Bảng 2.5, ta thấy, ở thời điểm điều tra, hầu hết GV chưa tiếp cận với phương pháp dạy học hiện đại như dạy học dự án, dạy học hợp đồng, dạy học theo góc...Điều đó cho thấy những phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại còn chưa đến được với các GV. Để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới là cần thiết.
Những khó khăn trong dạy học LSÁP
Với câu hỏi : Thầy cô có cho rằng việc dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn?
Chúng tôi nhận được kết quả: Đúng: 45/ 51(88%); Không đúng: 4/51 (8%); Phân vân: 2/51(4%). Nguyên nhân của tình trạng khó khăn có nhiều, song các nguyên nhân liên quan đến lựa chọn nội dung biên soạn, lựa chọn hình thức tổ chức, lựa chọn biện pháp dạy học, khó thiết kế một giờ học hiệu quả là những nguyên nhân nhiều thầy cô đồng tình.
Chúng tôi đã thống kê các nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn trong quá trình dạy học LSĐP như sau:
Bảng 2.6. Thống kê những khó khăn trong quá trình dạy học lịch sử địa phương Tổng số
GV được hỏi
Khó lựa chọn hình thức
tổ chức
Khó lựa chọn biện pháp
dạy học
Khó thiết kế
bài học hiệu quả Khó lựa chọn nội dung bài học
51 25 10 12 9
100% 50% 20% 24% 18%
Bảng 2.6 cho thấy, 50% GV gặp khó khăn khi lựa chọn hình thức tổ chức, 20% GV thấy lúng túng khi lựa chọn biện pháp thích hợp và 24% GV khó khăn khi thiết kế giờ học, nhiều thầy cô gặp cùng lúc một số khó khăn. Điều đó cho thấy GV thực sự bối rối khi tiến hành dạy học LSĐP, và chính những khó khăn từ phía thầy cô này đôi khi làm cho bài học LSĐP thiếu sức sống, thiếu hấp dẫn HS, gây ra sự chán nản ở HS, thậm chí có số ít thầy cô (4/51;8%) cho rằng HS không thích học LSĐP.
Về kiểm tra, đánh giá
Trong Phân phối chương trình môn Lịch sử của Sở Giáo dục – đào tạo Phú Thọ qui định nội dung kiểm tra, đánh giá là kiến thức thức Lịch sử thế giới và LSDT, nghĩa là kiến thức LSĐP chưa được đưa vào kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học LS.
Với câu hỏi “Theo thầy/ cô, có cần đưa kiến thức lịch sử địa phương vào nội dung kiểm tra, đánh giá không?”, chúng tôi đã khảo sát giáo viên và thu được kết quả như sau: Rất cần thiết 3/51 (6%); Cần thiết: 37/ 51 (72%); Không cần: 11/51 (22%).
Thông thường, kiến thức LSĐP không được đưa vào nội dung kiểm tra, ôn tập, vì thế, bài học LSĐP càng bị xem nhẹ. 78% số giáo viên được hỏi (40/51) nhất trí rằng, kiến thức LSĐP cần đưa vào nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.
Nhìn chung, có thể nhận xét về việc tiến hành dạy LSĐP dưới góc độ GV như sau:
Thứ nhất, hầu hết GV nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP, tuy nhiên, công tác dạy học LSĐP chưa được thực hiện một cách hiệu quả.
Thứ hai, việc biên soạn nội dung bài giảng LSĐP chủ yếu dựa vào nguồn Lịch sử Đảng bộ địa phương các cấp nên nội dung kiến thức khô khan, ít gây hứng thú học tập cho HS; phần nào chưa phản ánh toàn diện các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và đặc điểm riêng biệt của từng địa phương.
Thứ ba, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là trên lớp, những địa điểm ngoài lớp học như thực địa, bảo tàng, nhà truyền thống chưa được khai thác hiệu quả để dạy học LSĐP.
Thứ tư, công tác ngoại khóa về LSĐP chưa được tổ chức nhiều, nếu có thì hình
Như vậy, từ chỗ nhận thức được vai trò, ý nghĩa đến thực hiện được mục tiêu của việc dạy học LSĐP là cả một khoảng cách. Trong thời điểm hiện tại, kết quả điều tra, khảo sát cho thấy đa số ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, việc dạy học LSĐP chưa đạt hiệu quả, chưa đạt tới sự phù hợp mục tiêu.
2.2.1.3. Về phía học sinh
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng hình thức phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp 424 học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên từ 9 trường THPT trong tỉnh, ; Học sinh lớp 10 là 92 ; học sinh lớp 11 là 244; học sinh lớp 12 là 87.
Về nhận thức tầm quan trọng của việc học tập LSÁP
Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi để thăm dò nhận thức của HS về tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP. Với câu hỏi: “Theo em, việc học lịch sử địa phương có cần thiết không?” chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP Tổng sô HS
được hỏi
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
424 228 54 157 37 39 9
Bảng 2.7 cho thấy 54% (228/ 424) HS ý thức học LSĐP là rất cần thiết, 157/
424 (37%) HS thấy cần thiết, chỉ có 39/ 424 em (9%) thấy không cần. Điều đó đặt ra câu hỏi, GV làm thế nào để HS vừa thấy cần thiết vừa yêu thích LSĐP.
Hứng thú học tập LSÁP:
Một số GV cho rằng, góp phần làm cho chất lượng dạy học LSĐP chưa cao là do HS không thích học LSĐP. Với câu hỏi: “Em có thích học lịch sử địa phương không?”, chúng tôi thu được kết quả đáng mừng: 100% số học sinh được hỏi (424/424) trả lời “ Có”, vì mong muốn hiểu biết về quê hương mình đang sống. Đây là nhu cầu chính đáng của HS, phù hợp quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Có 388/ 424 học sinh (92%) cho biết giờ LSĐP các em được thầy cô dạy nội dung LSĐP, còn lại các em trả lời là thầy cô dạy lịch sử dân tộc, ôn tập kiểm tra hoặc làm việc khác. Điều này cũng thống nhất với kết quả điều tra phía GV về dạy học LSĐP. Chứng tỏ, việc dạy học LSĐP vẫn được tiến hành nhưng còn có tính hình