Chương 2 VẤN ÁỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ
3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương
Trong chương trình học tập ở trường phổ thông, bên cạnh hình thức tổ chức dạy học nội khóa, còn có hình thức ngoại khóa. Cùng với bài nội khóa, hoạt động ngoại khóa LSĐP góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn. Các hoạt động ngoại khóa LSĐP nhằm củng cố và phong phú kiến thức lịch sử dân tộc và LSĐP đã học trong nội khóa; qua đó giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của học sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỉ luật và tinh thần tương thân tương ái. Mặt khác, hoạt động ngoại khoá về LSĐP còn có ưu thế trong việc gắn nhà trường với cuộc sống, gắn kiến thức với thực tiễn, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, giúp HS có cơ hội thể hiện những năng khiếu, năng lực riêng, các kĩ năng mềm trong ứng xử trước các tình huống của cuộc sống.
Nội dung hoạt động ngoại khóa về LSĐP ở trường THPT có thể theo hai hướng: thứ nhất, về các sự kiện tiêu biểu của LSĐP; thứ hai, về các nhân vật LSĐP.
Có thể sử dụng nội dung tổng hợp về các sự kiện, nhận vật, các nét đặc sắc về văn hóa của địa phương để đưa vào chương trình ngoại khóa.
Do đặc trưng “mở” về không gian, nội dung cũng như hình thức tổ chức, ngoại khóa về LSĐP khá phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức tổ chức.
Tùy thuộc vào mục đích tổ chức ngoại khóa và điều kiện của nhà trường, GV đề xuất và tổ chức các hình thức ngoại khóa về LSĐP phù hợp, nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra. Trong phạm vi luận án, chúng tôi giới thiệu một số hình thức tổ chức ngoại khóa thích hợp với dạy học LSĐP ở trường THPT, như: đọc sách, kể chuyện về lịch sử địa phương; dạ hội lịch sử về địa phương, tham quan, trải nghiệm di sản ở địa phương...
3.2.2.1. Tổ chức đọc sách, kể chuyện về sự kiện, nhân vật của địa phương
Để tìm hiểu kiến thức LSĐP, GV có thể tổ chức ngoại khóa với hình thức đọc sách, kể chuyện sách. GV thông báo mục đích, kế hoạch và danh mục các cuốn sách về LSĐP cho HS, đồng thời đặt ra nhiệm vụ: Đọc và tóm tắt ý chính của sách;
Viết lời giới thiệu cho cuốn sách yêu thích nhất; Kể lại một câu chuyện trong sách:
về con người, miền đất, món ăn, sự kiện của LSĐP
Tùy thuộc vào số lượng sách mà việc đọc sách có thể tổ chức theo quy mô nhóm (Câu lạc bộ Lịch sử) hay lớp học, có thể khối lớp hoặc toàn trường, thông qua
“Ngày hội đọc sách”, với các gian hàng sách theo chủ đề khác nhau, sách về địa phương có thể thành một gian riêng. Kết hợp với sự kiện “Ngày hội đọc sách”, GV có thể tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề, trao đổi thảo luận về LSĐP, có sự tham gia của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các đoàn thể và HS. Ví dụ, mời các nhà nghiên cứu lịch sử nói về vị thế đất Tổ của Phú Thọ, các nhà khảo cổ học nói về dấu vết kinh đô Văn Lang, các Cựu chiến binh hoặc sĩ quan BCH Tỉnh đội nói về trận đánh Đoan Hùng, Tu Vũ…Việc tổ chức như vậy đòi hỏi nhiều công chuẩn bị cả về vật chất lẫn nội dung chuyên môn, cần sự giúp đỡ, phối hợp với Thư viện tỉnh, thành phố, với các cơ quan khác…nên không thể tiến hành thường xuyên. Nhưng những buổi ngoại khóa đó sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về LSĐP của HS, củng cố thêm tình yêu quê hương và lòng say mê đọc sách cho HS.
3.2.2.2. Tổ chức dạ hội lịch sử về LSÁP
Dạ hội lịch sử là một hình thức ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả HS trong trường, trong lớp tham dự. Chủ đề dạ hội lịch sử về địa phương là nội dung rất hấp dẫn. Tổ chức tốt các buổi dạ hội không chỉ có tác dụng đối với HS mà còn ảnh hưởng lớn tới nhân dân địa phương, là một biện pháp gắn nhà trường với xã hội.
Để tiến hành dạ hội lịch sử về LSĐP, GV tiến hành các bước như sau:
- Lựa chọn chủ đề dạ hội về LSĐP, dựa vào nội dung LSĐP trong nội khóa, các sự kiện chính trị - xã hội nổi bật của địa phương.
- Lập kế hoạch tổ chức dạ hội. Khi xây dựng kế hoạch, GV cần dựa vào kế hoạch chung của trường, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực của HS. Trong kế hoạch phải thể hiện thời gian, địa điểm tiến hành, nội dung chương trình, khách mời tham dự...
- Phân công HS chuẩn bị chương trình
Ví dụ, hướng tới ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch), GV có thể lựa chọn chủ đề dạ hội
về LSĐP là “Sáng mãi lửa thiêng đất Tổ”. GV lập kế hoạch tổ chức dạ hội lịch sử.
Mục đích: Nhằm cung cấp và hệ thống những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, phát triển của tỉnh Phú
Thọ; những nhân vật lịch sử, chiến công, sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của Phú Thọ; Rèn cho HS kỹ năng tư duy và phản ứng nhanh, kỹ năng giao tiếp, diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử thông qua văn nghệ, trò chơi, giao lưu với khách mời; Bồi dưỡng lòng tự hào về quê hương đất Tổ, vun đắp tình yêu quê hương, yêu đất nước, ý thức và trách nhiệm của thanh niên đất Tổ, phải học tập tốt, rèn luyện tốt, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Kế hoạch tổ chức: Công bố chủ đề dạ hội cho HS có thời gian tìm hiểu. Tổ Sử chịu trách nhiệm chính về nội dung, Đoàn Thanh niên chịu trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị khánh tiết, âm thanh.
Thời gian: vào ngày thứ hai, giờ chào cờ (6 tháng 3 âm lịch). Địa điểm: sân trường (nếu trời mưa, tổ chức tại nhà đa năng của trường). Thành phần tham dự:
giáo viên và toàn thể HS.
Nội dung chương trình gồm 3 phần: Nói chuyện lịch sử (khách mời); văn nghệ: hát xoan (HS biểu diễn); Thi hiểu biết (3 đội thi đại diện HS). Nội dung thi hiểu biết gồm 3 phần: Lời chào tuổi trẻ đất Tổ (giới thiệu tên và ý nghĩa của tên đội mình); Phần 2: Truyền thống đất Tổ; Phần 3: Tiếp nối lửa thiêng. Giữa các phần thi có giao lưu với khán giả. Sau đó, Ban giám khảo tính tổng điểm; Ban tổ chức công bố và trao giải thưởng và tổng kết chương trình.
Tổ chức dạ hội về LSĐP là hình thức rất hấp dẫn HS, đòi hỏi GV phải xây dựng kế hoạch chu đáo; nội dung dạ hội về LSĐP phù hợp mục tiêu giáo dục; các Hình 3.3. HS trường THPT Vũ Thê Lang chuẩn bị hoạt
động ngoại khóa về LSĐP (Ảnh Trần Vân Anh)
hoạt động phải phát huy tính tích cực của HS. GV bộ môn phối hợp tốt với các bộ phận cùng tổ chức chương trình.
3.2.2.3. Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng địa phương
Tham quan là một hình thức tổ chức học tập ngoài giờ, ngoài địa điểm lớp học. Việc tham quan ngoại khóa không chỉ giúp HS mở rộng kiến thức của mình mà còn tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tham quan ngoại khóa ở địa phương không chỉ giúp HS hiểu sâu rộng hơn về LSĐP mà còn qua thực tế cuộc sống, các em có thể nhận ra thực trạng di tích lịch sử - văn hóa, thực tế đời sống của nhân dân, những biểu hiện sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vấn đề ô nhiễm môi trường, tình hình giao thông…
Những địa điểm tham quan ngoại khóa LSĐP khá phong phú. Trước hết là các bảo tàng, các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, nhà truyền thống, nghĩa trang liệt sỹ, tượng đài chiến thắng, sau đó là các khu phố, ngôi làng, các chợ, rừng núi, cánh đồng…HS có thể tham quan những dấu tích của LSĐP gần trường học. Ví dụ, HS ở Hưng Hóa đi thăm dấu tích thành Hưng Hóa, cột cờ Hưng Hóa; HS ở thị xã Phú Thọ đi thăm quan các cơ quan công sở cũ (dấu tích thị xã Phú Thọ là tỉnh lị), sân bay Phú Thọ, cầu Trắng (nơi hành quyết các chiến sĩ Việt Nam quang phục hội năm 1915); HS ở Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì tham quan Khu di tích Đền Hùng, đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ; HS ở Cẩm Khê tham quan chiến khu Vần – Hiền Lương; HS Hạ Hòa tham quan đền Mẫu Âu Cơ, chiến khu Phục Cổ…Những chuyến tham quan xa hơn trong địa bàn tỉnh, GV lên kế hoạch chuyến đi để có thể kết hợp tham quan được nhiều điểm trong hành trình.
Việc tham quan ngoại khóa phải mang mục đích giáo dục rõ rệt, mỗi địa điểm chọn tham quan đều phải có ý nghĩa đối với HS. GV đề xuất, xây dựng kế hoạch tham quan ngoại khóa lên Ban Giám hiệu. Liên hệ với ban quản lí di tích là một việc cần thiết để đảm bảo tham quan thành công. Cán bộ bảo tàng, khu di tích sẽ giới thiệu cho GV và HS. Nếu là các nơi linh thiêng như đền thờ, nhà thờ, chùa...thì GV phải liên hệ người trông coi nơi đó, tìm hiểu điều kiêng kị và nhắc nhở HS. Trong quá trình tham quan, GV có thể tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế,
ví dụ như đi chợ quê, được thưởng thức các món đặc sản, được thử làm các công việc thủ công khi đến các làng nghề, hướng dẫn HS thắp hương thành kính khi vào đền, đình, chùa, miếu…
Ví như, GV xây dựng kế hoạch tham quan cho HS trong ngày tại các địa điểm: Khu di tích đền Hùng, bảo tàng Hùng Vương. Tại khu di tích Đền Hùng, theo sự hướng dẫn của cán bộ di tích, HS sẽ được nghe giới thiệu về di tích, làm theo sự hướng dẫn của các cụ từ về cách hành lễ ở các đền khác nhau. Các em sẽ di chuyển sang tham quan đền Lạc Long Quân, đền Âu Cơ bằng xe điện, mua sách, bưu thiếp và quà lưu niệm về đền Hùng tại các quầy hàng. Sau đó, cả đoàn sẽ tham quan bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì. HS có thể tham quan chợ trung tâm 30 phút trước khi ra về. Chuyến đi giúp HS có thêm kiến thức về lịch sử Phú Thọ qua các thời kì, nhất là thời đại Hùng Vương dựng nước, những kiến thức văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc...Các em cũng trải nghiệm thực tế, thực hành nghi lễ tại đền, được quan sát đời sống dân cư qua tham quan chợ. Sự mở mang kiến thức và kinh nghiệm theo đúng câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, giúp cho HS yêu thích môn Lịch sử, và thêm yêu quê hương.
Việc tham quan ngoại khóa về bản chất và hình thức khác với học tập tại bảo tàng, di tích. Tiến hành bài học LSĐP tại bảo tàng, di tích là hình thức tổ chức dạy học bài nội khóa LSĐP, nằm trong chương trình, nó tuân thủ theo các nguyên tắc dạy học và thực hiện mục tiêu và các công việc của một giờ lên lớp. Còn tham quan ngoại khóa là hình thức tổ chức ngoài chương trình nội khóa, linh hoạt thời gian và địa điểm, có thể thực hiện một chủ đề thống nhất hoặc một nội dung giáo dục liên môn, không bị quy định chặt chẽ trong chương trình môn Lịch sử. Điểm giống nhau đều là các hoạt động giáo dục, được tổ chức ngoài lớp học, và liên quan đến nội dung LSĐP nên có thể tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, các trò chơi trí tuệ cũng như vận động liên quan đến kiến thức LSĐP, đều đỏi hỏi sự chuẩn bị công phu, phát huy tính sáng tạo của GV và HS.
Ngoài các hình thức ngoại khóa kể trên, GV còn có thể tổ chức sưu tầm tư liệu, hiện vật về lịch sử phát triển của nhà trường, tham gia xây dựng phòng truyền
thống của nhà trường; nhận chăm sóc di tích lịch sử - văn hóa, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ; tham gia lễ hội truyền thống tại địa phương…Đặc điểm hấp dẫn của ngoại khóa chính là HS thực sự được thể hiện kĩ năng và thái độ của mình trong thực tiễn.
***
Dựa trên những định hướng thiết kế nội dung bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã đề xuất biên soạn nội dung một số bài học LSĐP cho các lớp 10, 11, 12. Những kiến thức địa phương được lựa chọn dạy học thể hiện tính toàn diện trên các lĩnh vực, không quá coi trọng kiến thức chính trị, quân sự nhưng vẫn đảm bảo tác dụng giáo dục tư tưởng, thái độ; những kiến thức kinh tế, văn hóa rất cần thiết trang bị cho các em trong một xu thế hội nhập, để các em có được kiến thức nền tảng, tự tin hòa nhập nhưng không hòa tan.
Để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP, cần thiết phải có những hình thức tổ chức dạy học thu hút và phát huy tính tích cực học tập của HS, không chỉ bó buộc giờ học trên lớp. Việc tổ chức các giờ học LSĐP tại di tích, tại bảo tàng, tổ chức HS tự học LSĐP hay ngoại khóa LSĐP là những cách thức tổ chức đem lại một luồng sinh khí mới cho những bài học LSĐP buồn tẻ, không hiệu quả vẫn đang diễn ra trong bốn bức tường cứng nhắc.
Việc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức dạy học sẽ phát huy tác dụng trong mối quan hệ tương tác GV – HS thông qua các phương pháp dạy học. Trong chương trình Lịch sử ở trường phổ thông, bài học nội khóa chiếm vai trò chủ yếu trong việc hoàn thành mục tiêu dạy học. Vì vậy, chúng tôi dành chương 4 để tập trung đề cập đến các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP và thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả của các phương pháp đề xuất.
Chương 4
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÁỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT
TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, cũng như dạy học lịch sử nói chung, GV cần chú ý tới các phương pháp đặc trưng của bộ môn như trình bày miệng, sử dụng trực quan, trao đổi, đàm thoại...theo quan điểm dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực của HS... Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi tập trung giới thiệu một số phương pháp dạy học có ưu thế trong việc phát huy các đặc trưng của dạy học LSĐP ở trường THPT.
4.1. Yêu cầu khi lựa chọn phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
Trước sự phong phú của phương pháp dạy học, GV phải chọn lựa phương pháp có ưu thế để đảm bảo hiệu quả của phương pháp, đạt mục tiêu dạy học. Trong dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, khi lựa chọn phương pháp dạy học, GV cần chú ý tới các yêu cầu sau.
4.1.1. Lựa chọn phương pháp phải đáp ứng mục tiêu của việc dạy học LSĐP Việc dạy học LSĐP nhằm bổ sung kiến thức lịch sử cho HS, làm phong phú tri thức của HS về quê hương mình, nhận thức được mối quan hệ giữa LSĐP mình với LSDT, hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn và kĩ năng sống; bồi dưỡng cho các em lòng yêu quê hương, ý thức tự hào và trách nhiệm đối với quê hương.
Để đáp ứng mục tiêu bài học LSĐP, bên cạnh xác định nội dung, GV cần lựa chọn phương pháp giúp HS phát huy tính năng động, sáng tạo của mình, thể hiện các năng lực và kĩ năng học tập nhằm chiếm lĩnh được kiến thức một cách hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho HS thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với quê hương thông qua học tập LSĐP.
Phương pháp dạy học được vận dụng trong dạy học LSĐP đều phải góp phần đạt được mục tiêu của việc dạy học LSĐP nói riêng và bộ môn Lịch sử nói chung.
4.1.2. Lựa chọn phương pháp phải đảm bảo “tính vừa sức”, giúp HS lĩnh hội được kiến thức cơ bản
Phương pháp đưa ra muốn hiệu quả phải đảm bảo “tính vừa sức” và giúp HS lĩnh hội kiến thức cơ bản. Lựa chọn phương pháp vừa sức sẽ giúp HS lĩnh hội nội dung kiến thức hiệu quả; giúp tăng cường hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng cho HS.
Để đảm bảo “tính vừa sức”, khi lựa chọn phương pháp, GV cần chú ý tới hình thức tổ chức hoạt động nhận thức gây hứng thú cho HS, phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi và trình độ nhận thức, khả năng hoạt động của học sinh; không đưa ra yêu cầu quá khả năng của HS khiến các em ngại khó, cũng như không quá dễ dàng làm cho HS chủ quan, coi thường. Các phương pháp phải có tác dụng phân loại được học sinh khi đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây là một yếu tố để kích thích sự sáng tạo, sự chăm chỉ của HS trong học tập. Ở lứa tuổi đang muốn thể hiện mình, việc vận dụng các phương pháp học tập “vừa sức” và được ghi nhận kết quả học tập, sẽ tạo ra động lực bên trong cho HS tự học.
4.1.3. Lựa chọn phương pháp phải phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo trong tư duy của học sinh
Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học như, dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học hướng vào người học, các phương pháp cần phải phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo của HS.
Khi tiến hành bài học LSĐP, GV chú ý vận dụng các phương pháp dạy học để HS được chủ động tham gia các hoạt động nhận thức. Sự tích cực của HS được thể hiện ở việc HS tích cực giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra, hứng thú và nghiêm túc hợp tác, làm việc với các bạn. Ở mức độ cao hơn, HS tự đặt ra các vấn đề mới và đề xuất cách giải quyết. Đối với dạy học LSĐP, các phương pháp được lựa chọn còn giúp HS tăng cường năng lực hoạt động thực tế, chủ động và tích cực vận dụng các kĩ năng học tập bộ môn vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống ở địa phương. Việc vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS không những giúp đạt mục tiêu dạy học LSĐP ở trong trường phổ thông, mà còn tạo cho HS cách học tập chủ động, biết đặt ra kế hoạch học tập và tạo động lực tự học suốt đời.