Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÁỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
4.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án vào dạy học lịch sử địa phương
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học (hay phương pháp nghĩa rộng), trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm
vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập.
Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA.[58;76] Từ điển Giáo dục học định nghĩa: “Sư phạm theo dự án là hình thức dạy trong đó học sinh, sinh viên chịu trách nhiệm hoàn toàn với giáo viên về việc thực hiện những dự án công trình có lựa chọn nhằm nắm vững được những phương pháp nghiên cứu và khai thác những tư liệu, từ đó phát triển những phẩm chất về tự quản” [55; 348-349]
Như vậy, dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hướng vào người học, phát huy năng lực và sự sáng tạo của người học thông qua việc người học tự đề xuất, lựa chọn các dự án học tập, tạo ra sản phẩm có thể trình bày được. Các đặc điểm định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của DHDA: gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; phát triển năng lực đánh giá; rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; rèn luyện năng lực cộng tác làm việc. Với những ưu điểm đó, DHDA là phương pháp có thế mạnh, thể hiện được đặc trưng của dạy học LSĐP trong xu thế đổi mới giáo dục.
Những bài học LSĐP tỉnh Phú Thọ mà luận án đề xuất ngoài cung cấp nội dung kiến thức còn tạo điều kiện cho GV tổ chức hoạt động dạy học tích cực. Đặc điểm kiến thức LSĐP mang tính cụ thể, gần gũi với đời sống hàng ngày của HS phù hợp với đặc điểm của dạy học dự án, như gắn lý thuyết với thực hành, tư duy kết hợp hành động, kết hợp nhà trường và cuộc sống xã hội, kích thích hứng thú học tập, phát huy năng lực sáng tạo. Sự vận dụng sáng tạo cũng như nắm bắt sở thích, năng lực HS của GV sẽ giúp GV lựa chọn những nội dung LSĐP phù hợp với dạy học dự án. Bài 4 “Tìm hiểu về lịch sử nơi em sinh sống” kết hợp lý thuyết và thực hành bộc lộ rõ ưu thế tiến hành dạy học dự án. Các bài nghiên cứu kiến thức mới, như “Phú Thọ- miền đất của di sản văn hóa”, “Truyền thống yêu quê hương đất nưđc, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ”, “Thành tựu của Phú
Thọ trong thời kì đổi mđi” cũng có thể triển khai một số dự án như: “ Tìm hiểu văn hóa dân gian tỉnh Phú Thọ”, “Tìm hiểu khu di tích đền Hùng và giải pháp phát huy giá trị di tích”,“Tìm hiểu hát Xoan và giải pháp bảo tồn hát Xoan”, “Tìm hiểu truyền thống yêu quê hương, đất nưđc, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ trong lịch sử”, “Sự thay đổi của kinh tế - xã hội ở quê em trong thời kì đổi mđi”... Trong dạy học LSĐP ở trường THPT, với đặc điểm của môn học cũng như đặc điểm nhận thức và tâm lí của HS ở độ tuổi 15-18, dạy học dự án nên triển khai ở các dự án nhỏ, dạng hỗn hợp.
DHDA được tiến hành theo một quy trình, được GV thiết kế và tổ chức thực hiện, HS là người đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án, từ đề xuất, chọn lựa chủ đề, lên kế hoạch, thực hiện, báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Ví như, bài học LSĐP “Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa” được thực hiện ở lớp 10, theo phương pháp dự án như sau.
Bước 1: Tìm kiếm chủ đề :GV đưa ra nội dung lớn là “Văn hóa dân gian ở Phú Thọ” sau đó GV sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh xác định các chủ đề.
GV viết nội dung lớn vào giữa bảng, sau đó mời một học sinh lên ghi những ý tưởng chủ đề của các bạn trong lớp.
GV sử dụng kĩ thuật “động não” để lấy ý tưởng của các HS trong lớp trong khoảng thời gian ngắn, HS trên bảng sẽ ghi lại ý tưởng của các bạn: Hát xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Khu di tích Đền Hùng, lễ
hội, văn hóa các tộc người thiểu số ở Phú Thọ....
Như vậy, tùy thuộc vào sự hiểu biết và sáng tạo của học sinh, GV giúp các em khơi gợi và đặt ra các vấn đề. Việc tạo lập nhóm có thể căn cứ vào hứng thú của
Hình 4.1. HS đề xuất chủ đề nhỏ trong bài học LSĐP theo phương pháp dạy học dự án (Ảnh Trần Vân Anh)
HS đối với các chủ đề. Cả nhóm sẽ thảo luận và đi đến thống nhất một chủ đề nhỏ để thực hiện dự án.
Bước 2. Lập kế hoạch: Giáo viên sẽ hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch nhiệm vụ công việc. Ví như, đối với chủ đề nhỏ “Tìm hiểu hát Xoan ở làng An Thái ”, việc lập kế hoạch cụ thể như sau:
Bước 3: Thực hiện dự án
Đây là khâu quan trọng của dự án. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ đã thiết lập, các em triển khai việc thực hiện các hoạt động đã được đề xuất theo thời hạn đặt ra.
- Thu thập thông tin
Việc thu thập thông tin được tiến hành bởi nhiều người trong nhóm, với các hình thức và từ các nguồn thông tin khác nhau:
+ Thu thập thông tin về hát xoan qua tư liệu nghiên cứu về hát xoan tại Thư viện thành phố và thư viện tỉnh
+ Thu thập thông tin từ thực tế thông qua tìm hiểu nghệ nhân và phường xoan tại hai làng xoan là An Thái bằng cách phỏng vấn, ghi hình, chụp ảnh.
HS Công việc Áịa điểm Phương
tiện Thời
gian Sản phẩm Phạm Thị Huyền
Chang
-Phân công nhiệm vụ -Tìm hiểu tư liệu viết về hát xoan
Thư viện thành phố và thư viện tỉnh
Sổ tay,
giấy bút 1 tuần
Báo cáo viết tay hoặc đánh máy
Vũ Mai Hương Đào Quang Dũng
Tìm hiểu làng xoan
An Thái Làng An Thái Máy ảnh, ghi âm, sổ
bút 1 tuần Hình ảnh làng xoan An Thái Nguyễn Thu Hà
Tìm hiểu cảm nhận của HS với hát xoan
Một số
trường THPT, THCS
Phiếu hỏi Máy ghi
âm 1 tuần cảm nhận của giới trẻ với hát xoan
Cả nhóm
Hoàn thành báo cáo -Một bản trình chiếu Powerpoint
Sau giờ học tại lớp, khoảng 15- 20 phút Tại nhà
Lời bài hát, nhạc
Máy tính
1 tuần
1 tuần
Tiết mục hát xoan
Báo cáo bằng Powerpoint
Hình 4.2. Một nhóm HS Trường THPT Việt Trì báo cáo kết quả dự án tìm hiểu LSĐP
(Ảnh Trần Vân Anh)
+ Thu thập thông tin cảm nhận của giới trẻ về hát xoan thông qua các phiếu hỏi, phỏng vấn học sinh của một số trường THPT và THCS trên địa bàn thành phố.
- Xử lý thông tin
Thông tin thu thập được ban đầu là những thông tin thô, chưa được chọn lọc và xử lý. Vì vậy, người thu thập thông tin, sau khi đã có được một khối lượng thông tin theo kế hoạch thì cần phải chọn lọc những thông tin cần phục vụ cho báo cáo.
Đối với, tư liệu viết thì chọn lựa những thông tin cần thiết, có đối chiếu với các nguồn thông tin thực tế. Ngược lại, các đoạn phỏng vấn từ thực tế cần phải xem xét và loại bỏ những yếu tố cá nhân thiếu khách quan, trên cơ sở đối chiếu với các tài liệu nghiên cứu tin cậy. Với các phiếu điều tra cảm nhận của giới trẻ hiện nay về hát xoan, phải thống kê số lượng, tỉ lệ các câu trả lời, thống kê tỉ lệ các ý kiến.
- Tổng hợp thông tin
Để có thể tổng hợp thông tin, các thông tin đã phải được xử lý thành những thông tin cụ thể hoặc số liệu. Những thông tin đó được tập hợp lại thành một khối lượng hoàn chỉnh phục vụ cho mục
tiêu đã đặt ra trong kế hoạch. Cả nhóm thảo luận và thống nhất các luận điểm được đưa vào báo cáo giao cho nhóm trưởng tổng hợp lại.
Bước 4: Tổng hợp, báo cáo kết quả Bước này gồm các công đoạn xây dựng và báo cáo sản phẩm.Là một dự án về hát xoan, các học sinh trong nhóm đã thống nhất cách thể hiện báo cáo gồm hai phần: Phần một: báo cáo trên Powerpoint; Phần hai: nhóm sẽ thể hiện một tiết mục hát xoan.
Báo cáo sản phẩm sẽ thể hiện sự hợp tác của cả đội, cũng như tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng của mình.
Bước 5: Đánh giá
Việc đánh giá trong phương pháp dự án không đơn giản. Về chủ thể đánh giá, bao gồm GV đánh giá, HS trong nhóm tự đánh giá và HS trong lớp đánh giá lẫn nhau. Về nội dung đánh giá, bao gồm đánh giá về kiến thức, về kĩ năng, thái độ, thông qua bài kiểm tra kiến thức, các bảng kiểm quan sát và đánh giá về quá trình hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm.
Chúng tôi đã tiến hành TNSP vận dụng DHDA vào bài học LSĐP theo tiến trình đã đề ra. Trong bài “Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa”, chúng tôi thiết kế vận dụng DHDA. Trước giờ học 2 tuần, GV đã sử dụng kĩ thuật công não và sơ đồ tư duy giúp HS xác định chủ đề nhỏ. GV hướng dẫn HS lập kế hoạch và giúp đỡ HS thực hiện dự án. Phiếu kiểm tra kiến thức và bảng kiểm quan sát, bảng kiểm đánh giá sổ theo dõi dự án của nhóm. Qua đó, chúng tôi nhận thấy HS rất hứng thú với phương pháp học theo dự án trong bài LSĐP. Kết quả bài kiểm tra về mặt kiến thức như sau:
Bảng 4.1. Tổng hpp kết quả TNSP vận dụng dạy học dự án vào bài học LSĐP
Lớp Sĩ số Điểm
3 4 5 6 7 8 9 10 X
ĐC 140 0 5 6 40 63 24 2 0
6,72 100% 0 3,6 4,3 28,6 45 17,1 1,4 0
TN 136 0 0 2 24 57 40 13 0
7,28 100% 0 0 1,5 17,6 41,9 29,4 9,6 0
Một điều dễ nhận thấy khi chúng ta quan sát bảng 4.1 là điểm trung bình cộng của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, cùng với đó, tỉ lệ điểm giỏi ở nhóm TN cao hơn lớp ĐC; đồng thời, ở nhóm TN không có điểm dưới trung bình. Trong lớp học, sự hợp tác trong từng nhóm và giữa các nhóm với nhau hiệu quả.
Mặc dù DHDA là một phương pháp phù hợp, có ưu thế trong dạy học LSĐP, nhưng để vận dụng thành công DHDA vào dạy học LSĐP cần có các điều kiện nhất định. Thứ nhất, GV hiểu biết quy trình DHDA trong dạy học, thể hiện rõ vai trò
hướng dẫn các hoạt động học tập của HS. Thứ hai, chủ đề HS đề xuất phải có điều kiện thực hiện và thể hiện được đặc thù địa phương. Thứ ba, HS phải được thể hiện tính chủ động, sáng tạo; được GV, các cơ quan hoặc cá nhân giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện dự án. Thứ tư, việc đánh giá HS trong học theo dự án chú trọng vào quá trình hơn là kết quả của sản phẩm, điều này tạo hứng thú cho HS trong nghiên cứu lịch sử LSĐP.