Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 126 - 134)

Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÁỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ

4.2.3. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương

Di sản là cái của thời trước để lại [117;335]. Di sản bao gồm di sản thiên nhiên và di sản do con người sáng tạo ra (di sản văn hóa). Trong dạy học lịch sử, chủ yếu sử dụng thuật ngữ di sản theo nghĩa di sản văn hóa. Di sản văn hóa được quy định trong Luật di sản văn hóa, “bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”.[92;32] Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.[92;33]

Thực hiện hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông [15], Sở Giáo dục và đào tạo Phú Thọ đã hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động ở trường phổ thông trong tỉnh[124]. Xuất phát từ khái niệm di sản và chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, sự hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học rất phù hợp với dạy học LSĐP ở trường phổ thông. Phương pháp này không những đáp ứng mục tiêu giáo dục về mặt nội dung mà còn phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP là một phương pháp phù hợp để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bộ môn Lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng ở trường THPT. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP ở trường phổ thông giúp HS tăng cường sự hiểu biết về miền đất, thiên nhiên, con người và lịch sử của quê hương; tăng cường sự liên kết nội dung các môn học trong trường phổ thông; góp phần giải

quyết mâu thuẫn giữa việc cần thiết đa dạng các hoạt động và nội dung giáo dục với thời gian hạn hẹp ở trường phổ thông, nhằm rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho HS như kĩ năng khai thác tư liệu, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quan sát, nhận xét; năng lực thực hành, rèn luyện các kĩ năng ứng xử với cộng đồng thông qua trải nghiệm di sản.

Phú Thọ có vị thế lịch sử - văn hóa đặc biệt - vùng “đất Tổ” với mật độ dày đặc các di tích, trong đó có 73 di tích Quốc gia như các di tích khảo cổ học Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Làng Cả, Gò Rền, di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đặc biệt là Khu di tích Đền Hùng, hàng trăm di tích lịch sử và cấp quốc gia và cấp tỉnh trải trên khắp các huyện, thị và thành phố Việt Trì. Đặc biệt, trên địa bàn Phú Thọ có hai di sản văn hóa đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Vì thế, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP là thế mạnh trong dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.

Việc sử dụng di sản văn hóa ở địa phương vào dạy học LSĐP có thể thực hiện phụ thuộc sự sáng tạo của giáo viên, điều kiện vật chất của nhà trường và đặc thù của di sản địa phương. Căn cứ vào bài học LSĐP nội khóa hay hoạt động ngoại khóa về LSĐP, căn cứ vào hình thức tổ chức dạy học trên lớp hay ngoài lớp học, việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP có thể được tiến hành theo các biện pháp khác nhau. Bài học LSĐP trong chương trình nội khóa có thể thực hiện các biện pháp như: Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học LSĐP (trên lđp); Tiến hành dạy học lịch sử địa phương tại di tích, bảo tàng (ngoài lđp). Hoạt động ngoại khóa về LSĐP: Tiến hành tham quan học tập tại di tích,bảo tàng; Trải nghiệm di sản trong dạy học LSĐP. Sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì đối với bài học LSĐP nội khóa, GV cũng có thể cho HS tiếp cận và trải nghiệm di sản (ví như HS thực hiện dự án hát Xoan cho bài học nội khóa, có thể tìm hiểu và tập hát Xoan ở làng xoan); hay trong hoạt động tham quan, ngoại khóa, GV sử dụng tài liệu về di sản để giới thiệu cho HS hiểu biết về di sản (ví như sử dụng tài liệu về

đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để giới thiệu cho HS khi tham quan học tập tại khu di tích đền Hùng). Trong 4 bài LSĐP mà chúng tôi đề xuất, về hình thức tổ chức dạy học vận dụng được phương pháp sử dụng di sản trong dạy học LSĐP. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung kiến thức của từng bài, mức độ vận dụng phương pháp không đồng đều, có ưu thế rõ rệt nhất là bài “ Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa”, tiếp sau là bài “Tìm hiểu về lịch sử nơi em sinh sống”.

Trong chương 3, luận án đã đề cập đến hình thức tiến hành bài học LSĐP tại di tích, bảo tàng và tổ chức tham quan ngoại khóa LSĐP. Bản thân việc tiếp cận di sản văn hóa của hình thức tổ chức dạy học ở di tích, bảo tàng đã thể hiện phương pháp sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP. Ở chương này, chúng tôi tập trung vào hai biện pháp là Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa địa phương vào bài học LSĐP và Trải nghiệm di sản trong dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ.

4.2.3.1. Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học LSÁP

Tài liệu là “văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì”[117;1132], tài liệu cũng được dùng với nghĩa như tư liệu- là “những thứ vật chất con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó”. [117;1639]. Với cách hiểu đó, theo chúng tôi, tài liệu về di sản văn hóa là những văn bản hoặc tranh ảnh về di sản văn hóa. Trong dạy học LSĐP, việc sử dụng tài liệu văn bản hoặc tài liệu hiện vật nghiên cứu về di sản văn hóa để dạy học.

Việc sử dụng tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học LSĐP có thể tiến hành trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh cơ sở vật chất như thế nào, nó hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng giáo viên và học sinh ở các trường THPT ở Phú Thọ. Đối với các trường khó khăn về điều kiện dạy học, GV và HS vẫn có thể sử dụng biện pháp này một cách hiệu quả. Đối với các trường có điều kiện và phương tiện dạy học tốt thì việc sử dụng tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học LSĐP có thể được kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại.

Trong dạy học LSĐP, GV lựa chọn và đưa nội dung về di sản văn hóa của địa phương vào bài học, bao gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh, huyện, xã, làng nơi trường đóng. Di sản văn hóa vật thể như các công

trình kiến trúc, điêu khắc, danh lam thắng cảnh, như đình, đền, chùa, nhà thờ, nhà ở, những hiện vật của con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu, trang phục của các dân tộc...Tiêu biểu nhất là Khu di tích đền Hùng, đền Mẫu, đình các làng gần trường học, đền thờ danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa, như đền thờ Nguyễn Quang Bích, Vũ Duệ hay nhà ở, trang phục người Mường, người Mông, người Sán Chay... Di sản văn hóa phi vật thể là phong tục, tập quán, lễ hội, dân ca, văn học dân gian...Phú Thọ có 2 di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO công nhận, 260 lễ hội, trong đó 223 lễ hội truyền thống đậm bản sắc cội nguồn dân tộc như lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Mẫu, trò “Bách nghệ khôi hài” hay lễ mật “Linh tinh tình phộc” ở Tứ Xã, trò tùng dí ở một số địa phương của tỉnh...

Tài liệu nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, phong tục, truyền thuyết, dân ca, ca dao...của nhân dân Phú Thọ rất phong phú, bao gồm công trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, sử học, dân tộc học, văn học, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian...trên cả nước và đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu tại Phú Thọ. Vì thế, GV và HS hoàn toàn dễ dàng tiếp cận với các tài liệu này ở địa phương.

Để lựa chọn tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học LSĐP, GV có thể thực hiện theo các bước: lựa chọn những di sản cần giới thiệu trong nội dung bài học LSĐP; tìm kiếm tài liệu về di sản; thiết kế hoạt động sử dụng di sản trong dạy học;

Về phía HS, GV có thể tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu về di sản; phỏng vấn nhân chứng về di sản; giới thiệu về di sản.

Ví như, trong bài “Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa”, GV lựa chọn giới thiệu khu di tích đền Hùng – một di sản văn hóa vật thể tiêu biểu nhất của Phú Thọ.

Tài liệu về đền Hùng rất nhiều, như: Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Khu di tích đền Hùng; Đền Hùng – di tích và danh thắng...GV chọn những chi tiết đặc sắc nhất để giới thiệu với HS về quần thể di tích, về vị trí và vai trò các đền trong di tích...GV cũng có thể sử dụng kiến thức chữ Hán để giải thích 4 chữ trên cổng đền “Cao Sơn cảnh hành” có nghĩa là lên núi cao, nhìn ra xa hay “Cao Sơn cảnh hạnh” (núi cao đức lớn).

Việc sử dụng tài liệu về di sản văn hóa trong dạy học LSĐP có thể tiến hành theo các mức độ khác nhau, tùy vào điều kiện học tập và năng lực của HS. Ở mức độ thấp, GV có thể khai thác những đoạn trích trong tài liệu về di sản cho HS đọc và nhận xét. Ví như, khi tìm hiểu về Khu Di tích đền Hùng, GV có thể sử dụng tài liệu về di tích Đền Hùng: “Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các vua Hùng – Tổ tiên của dân tộc Việt Nam vừa là một thắng cảnh của Phú Thọ. Khu di tích là một quần thể di tích gồm: đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thưpng, lăng mộ Hùng Vương, đền Giếng, đền Quốc mẫu Âu Cơ, Quốc Tổ Lạc Long Quân. Năm 2009, Khu di tích Đền Hùng đã đưpc Nhà nưđc cộng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt”. Cùng với đó, GV sử dụng hình ảnh về khu di tích đền Hùng cho HS xem và nhận xét về đền Hùng. Ở mức độ cao hơn, GV đưa ra tài liệu về Đền Hùng và yêu cầu HS phát biểu hiểu biết của mình về di tích. Đối với HS tích cực, GV yêu cầu HS tìm hiểu về di tích đền Hùng và trả lời câu hỏi: Tại sao khu di tích đền Hùng

Hình 4.4. Sử dụng phim tài liệu về Đền Hùng trong giờ học LSĐP ở trường THPT Minh Đài (Ảnh Trần Vân Anh)

đưpc công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đặc biệt? Cách khai thác tài liệu về di sản có chú ý đến sự phân hóa HS, vừa có tác dụng giúp HS hiểu biết về di sản, vừa có tác dụng kích thích sự khám phá, thích thể hiện của các em, đồng thời cũng bồi đắp niềm tự hào, tình yêu quê hương cho HS. Đối với HS ở những vùng thuận lợi về tài liệu, như Việt Trì, Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, GV có thể tổ chức cho HS sưu tầm và khai thác tài liệu về di sản, như “Tìm hiểu và giđi thiệu về khu di tích Đền Hùng” sau đó, HS sẽ báo cáo và triển lãm sản phẩm.

4.2.3.2. Thực hành trải nghiệm di sản trong dạy học lịch sử địa phương

Trải nghiệm là “ trải qua, kinh qua” [117;1305]. Trải nghiệm di sản là để cho HS thực sự thử nghiệm, được thực hiện, đặt mình trong di sản đó, ví như học hát và múa xoan, được làm lễ thắp hương tưởng niệm vua Hùng, được đóng vai nhân vật lễ hội, được tham gia nghi thức hay trò chơi trong lễ hội...Trải nghiệm di sản tốt nhất là được thực hiện trong không gian văn hóa của di sản, ví như hát xoan trong lễ hội đầu năm ở làng xoan, hay dâng hương tưởng niệm tại di tích, tham gia lễ hội địa phương, thử làm sản phẩm tại làng nghề...Trong điều kiện khác, có thể thực hành thông qua thử nghiệm, luyện tập,

trò chơi...để nâng cao nhận thức và tạo hứng thú cho HS, như tập hát xoan, tái hiện lại nghi lễ, trò vui dân gian...

Có thể nhận thấy, việc trải nghiệm di sản tại không gian di sản có cùng hình thức với học tập tại di tích, bảo tàng và tham quan thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh đến sự khác biệt cơ

bản trong trải nghiệm di sản là HS là người trong cuộc, được thực hiện, tự cảm nhận chứ không chỉ là người quan sát. Trải nghiệm di sản trong trường hợp này là yếu tố chính tác động đến nhận thức và tâm lý của HS thông qua hoạt động của HS, chứ

Hình 4.5 . HS trường THPT Nguyễn Tất Thành trải nghiệm di sản hát Xoan trong hoạt động ngoại khóa (Ảnh Trần Vân Anh)

không phải là một “món phụ” đi kèm với hoạt động tham quan. Sự hào hứng của một người xem hội Phết không thể sánh với những cung bậc cảm xúc hồi hộp, hăm hở, sung sướng, hay thất vọng của một người lăn lộn trực tiếp trong cuộc tranh tài.

Thông qua cuộc tranh cướp phết, HS hiểu về luật chơi, ý nghĩa của trò chơi, và có thể tổ chức truyền bá trò chơi đó.

Giáo dục trải nghiệm di sản trong dạy học LSĐP phù hợp với hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, riêng đối với bài “Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa”, nội dung bài học thể hiện ưu thế nổi bật trong sử dụng di sản, GV có thể tổ chức dạy học bài học LSĐP nội khóa, kết hợp hình thức dạy học tại di tích và trải nghiệm di sản (tham quan khu di tích đền Hùng, làng xoan Kim Đức; trải nghiệm nghi lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng,

học hát múa xoan ở làng xoan) vì khu di tích đền Hùng gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và các làng xoan cổ nằm liền kề đền Hùng.

Hoạt động trải nghiệm di sản trong ngoại khóa về LSĐP hiện nay cũng chưa nhiều, phổ biến nhất là hát xoan hoặc dâng hương ở các di tích, nhiều nhất đến đền Hùng. HS sẽ hứng thú trải

nghiệm trong tham gia lễ hội, thi bơi chải, thực hành gói bánh chưng, giã bánh dày, quay tơ, dệt vải bằng khung cửi, giã gạo bằng chân, chơi các trò chơi dân gian như cướp phết, ném còn, đánh đu, chơi quay, đánh đáo, vừa nấu cơm vừa hành quân, làm bếp Hoàng Cầm... Để thực sự hoạt động trải nghiệm có hiệu quả, cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, nhất là ngành văn hóa trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa ở Phú Thọ.

Sử dụng di sản trong dạy học LSĐP là một cách tiếp cận mới, gây hứng thú đối với cả GV và HS. Các lớp ĐC tiến hành bài học LSĐP ở trên lớp, theo cách bình thường. Các lớp TN có sử dụng tài liệu di sản trong bài học LSĐP trên lớp,

Hình 4.6. HS trường THPT Hưng Hóa làm lễ tại ban thờ các nghĩa binh thành Hưng Hóa

(Ảnh Trần Vân Anh)

hoặc tiến hành giờ học tại bảo tàng, di tích. Ngoài kết quả kiểm tra kiến thức, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp quan sát khi đánh giá giờ học.

Bảng 4.3. Tổng hpp kết quả TNSP dạy học di sản trong dạy học LSĐP

Lớp Sĩ số Điểm

3 4 5 6 7 8 9 10 X

ĐC 134 0,0 5 16 38 51 22 2 0,0,

6,56 100% 0,0 3,73 11,9 28,45 38,1 16,42 1,4 0,0

TN 137 0,0 1 15 21 56 34 10 0,0

100% 0,0 0,72 10,95 15,33 40,9 24,8 7,3 0,0 7,0

Bảng 4.3 cho ta thấy điểm trung bình cộng của nhóm ĐC là 6,56; thấp hơn so với điểm trung bình cộng của nhóm TN (7,0). Tỉ lệ diểm dưới trung bình của nhóm ĐC là 3,73%, còn tỉ lệ này giảm đáng kể ở nhóm TN (0,72%). Trong khi đó, tỉ lệ điểm giỏi ở nhóm TN là 32,1%, tăng hơn so với tỉ lệ này ở nhóm ĐC ( 7,82%). Về mặt kiến thức, không có sự chênh lệch quá lớn, nhưng về kĩ năng, và thái độ thì chúng tôi nhận thấy: HS trong nhóm TN có kĩ năng sưu tầm, thuyết trình, rất tự tin khi ứng xử; hứng thú với nội dung về di sản, nhất là do chính các em tìm hiểu và trình bày. Đặc biệt, sự thay đổi thái độ, hành vi của HS trong giờ học LSĐP tại di tích, bảo tàng hay trải nghiệm di sản được biểu hiện rất rõ nét.

Để sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP thực sự hiệu quả, đòi hỏi người GV phải có hiểu biết và say mê tìm hiểu về di sản của địa phương. Tiếp đó, cần có sự chỉ đạo và đồng thuận trong công tác giáo dục địa phương của Ban giám hiệu trường và tập thể GV và gia đình HS. Thứ ba, việc sử dụng di sản trong dạy học đòi hỏi sự quan tâm, hiệp lực của các ngành, các cơ quan ở tỉnh như Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Hội Khoa học Lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật, Hội di sản, bảo tàng, các phòng văn hóa, các nhà nghiên cứu trên địa bàn tỉnh. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP là một phương pháp ưu thế trong dạy học LSĐP ở Phú Thọ rất cần được phát huy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 126 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)