Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ68 3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 78 - 230)

Chương 2 VẤN ÁỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ

3.1.3. Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ68 3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ

Để biên soạn các bài học về LSĐP tỉnh Phú Thọ phục vụ dạy học trong trường THPT, chúng tôi dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu bộ môn Lịch sử và nội dung kiến thức cơ bản của LSDT trong khóa trình lịch sử ở trường THPT, chúng tôi xác định nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ để lựa chọn kiến thức xây dựng bài học, đảm bảo được tính toàn diện, tính cơ bản, tính hệ thống của kiến thức LSĐP, góp phần đạt mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT.

Thứ hai, căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT và tài liệu phục vụ giảng dạy LSĐP ở THCS do Sở Giáo dục và đào tạo Phú Thọ ban hành, trên cơ sở kiến thức đồng tâm ở THCS và THPT, chúng tôi xây dựng nội dung bài học LSĐP ở trường THPT đảm bảo tính kế thừa, phát triển.

Thứ ba, trên cơ sở định hướng đổi mới dạy học lịch sử, xuất phát từ phương châm giáo dục “gắn lý thuyết với thực hành”, “gắn nhà trường với đời sống xã hội”, chúng tôi chú ý tới đổi mới cách biên soạn và thể hiện mỗi bài học theo hướng tinh giản cung cấp nội dung kiến thức, tăng cường kênh hình với tư cách là nguồn kiến thức, bổ sung câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức và liên hệ với địa phương (nghĩa hẹp) HS đang sống. Cơ chế sư phạm của mỗi bài học gồm phần dẫn nhập bài học, nội dung chính, kênh hình, câu hỏi, bài tập và tài liệu tham khảo.

Thứ tư, bên cạnh kiến thức cơ bản, chính xác, nội dung mỗi bài học còn thể hiện tính “mở”: không áp đặt nhận định, GV và HS có thể bổ sung kiến thức từ tài liệu sưu tầm và từ thực tiễn, GV và HS có thể liên hệ thực tế cuộc sống địa phương...Điều này, tạo điều kiện cho GV tổ chức các hoạt động dạy – học, nhằm giúp HS phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, GV và HS hoàn toàn thể hiện được tính sáng tạo, năng động và linh hoạt trong quá trình sử dụng tài liệu vào dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.

Căn cứ vào phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ ban hành từ năm học 2008-2009; nội dung tài liệu phục vụ dạy học LSĐP ở THCS do Sở Giáo dục và đào tạo Phú Thọ ban hành năm 2010, chúng tôi xây dựng nội dung dạy học LSĐP thành 4 bài tương ứng với nội dung LSDT.

Bảng 3.2. Hệ thống nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ ở cấp THCS và THPT Nội dung

LSDT Nội dung bài học LSĐP tỉnh

Phú Thọ ở THCS Nội dung bài học LSĐP tỉnh Phú Thọ ở THPT

Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến nửa đầu thế kỉ XIX

Lớp 6 Tiết 33

Bài 1. Phú Thọ từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ X (1 tiết)

Lớp 10 Tiết 36

Bài 1. Phú Thọ - Miền đất của di sản văn hóa (1 tiết)

Lớp 7 Tiết 46, 60,

70

Bài 2. Nhân dân Phú Thọ tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên và quân Minh xâm lược (2 tiết) Bài 3. Thực hành tìm hiểu văn hóa và làng nghề truyền thống ở địa phương (1 tiết)

Lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Lớp 8 Tiết 50

Bài 4. Nhân dân Phú Thọ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược (cuối thế kỉ XIX) (1 tiết)

Lớp 11 Tiết 29

Bài 2. Truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ (1 tiết)

Lịch sử Việt Nam từ 1919-

2000

Lớp 9 Tiết 46

Bài 5. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh (từ tháng 3-1940 đến tháng 8-1945) (2 tiết) I. Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

Lớp 12 Tiết 44

Bài 3. Tỉnh Phú Thọ trong thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay

(1 tiết)

Tiết 52

II. Cách mạng tháng 8 năm 1945 tại tỉnh Phú

Thọ Tiết 49 Bài 4. Tìm hiểu lịch sử

nơi em sinh sống (1 tiết)

Bảng 3.2 cho thấy một cách tổng thể nội dung, thời gian và thời lượng dành cho dạy học LSĐP trong chương trường THCS và THPT ở tỉnh Phú Thọ. So với cấp THCS, các bài học LSĐP cấp THPT tỉnh Phú Thọ có những điểm giống và khác biệt cơ bản sau:

Nội dung kiến thức LSĐP ở cấp THCS và THPT đều thể hiện sự tương ứng về mặt nội dung với LSDT; bên cạnh làm rõ mối quan hệ với LSDT, các bài học đã làm nổi bật những nội dung tiêu biểu, đặc thù của địa phương. Tuy vậy, nội dung dạy học LSĐP ở trường THPT được xây dựng theo chủ đề, không trùng lặp với nội dung dạy học LSĐP ở THCS; tăng cường các kiến thức văn hóa, kinh tế, phù hợp với nhận thức và tâm lí của HS THPT...Việc tiếp cận LSĐP theo chủ đề lịch sử nhằm phát triển kĩ năng tổng hợp, giải thích, liên hệ, đặc biệt là năng lực thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống. khái quát hóa, phân tích sâu sắc về một vấn đề lịch sử, rèn luyện kĩ năng tự học và hình thành năng lực tự học suốt đời cho HS thông qua các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực.

Ngoài tìm hiểu lịch sử tỉnh Phú Thọ nói chung, HS còn được nghiên cứu lịch sử nơi mình sinh sống.

Tài liệu được biên soạn theo tinh thần đổi mới, ngoài bài viết trình bày những nội dung kiến thức cơ bản, cơ chế sư phạm của một bài học LSĐP được biên soạn gồm: tư liệu tham khảo, câu hỏi, bài tập, hình ảnh (tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ...), hướng dẫn tự học. Bài viết giúp GV và HS chủ động trong việc nghiên cứu kiến thức cơ bản, còn cơ chế sư phạm giúp GV thể hiện vai trò tổ chức và HS phát huy năng lực sáng tạo và thực hiện các hoạt động học tập.

Để giúp GV và HS chủ động, sáng tạo trong dạy học LSĐP, các bài học LSĐP có sử dụng các ký hiệu sau:

Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa

 Tra cứu thuật ngữ, khái niệm  Bài tập

 Tư liệu tham khảo  Đọc thêm

 Câu hỏi

3.1.3.2. Bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ BÀI 1. PHÚ THỌ - MIỀN ÁẤT CỦA DI SẢN VĂN HÓA

1. Di sản văn hóa vật thể ở Phú Thọ a. Khái quát về di sản văn hóa vật thể ở tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, di vật...

tiêu biểu như di tích kiến trúc tín ngưỡng (đình, chùa, đền, miếu...); các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng.

Tính đến năm 2012, ở Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa (trong đó 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến), trong đó có 73 di tích được xếp hạng quốc gia; di tích Đền Hùng được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, 12 di tích lịch sử, 207 di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng cấp tỉnh.

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đưpc lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

(Luật Di sản văn hóa)

 Em biết những di sản văn hóa vật thể nào ở tỉnh Phú Thọ?

b. Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở tỉnh Phú Thọ

Khu di tích Áền Hùng

Đền Hùng là nơi thờ các vua Hùng – Tổ tiên của dân tộc Việt Nam, là nơi thực

 Khu di tích đền Hùng là một quần thể di tích thuộc địa bàn Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, bao gồm: đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng, lăng mộ Hùng Vương, đền Giếng, đền Quốc mẫu Âu Cơ, Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Phú Thọ là nơi sinh tụ và phát triển trong buổi đầu của dân tộc Việt Nam. Qua hàng ngàn năm lịch sử, miền đất Phú Thọ đã chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và quý giá. Giá trị của những di sản văn hóa ở “vùng đất Tổ” đã tạo nên nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa của nhân dân Phú Thọ và góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và nhân loại.

hành nghi lễ cao nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đền Hùng được nhà nước các thời kì quan tâm, tu bổ, đặc biệt từ thế kỉ XV đến nay.

Năm 2009, Khu di tích Đền Hùng đã được Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

 Tại sao Đền Hùng lại được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt?

Hình 1. Cổng đền Hùng (Ảnh Internet)

 Em hãy miêu tả quang cảnh Khu di tích đền Hùng.

Di tích Cột cờ thành Hưng Hóa

Cột cờ thành Hưng Hóa được dựng năm 1842 ở vị trí trung tâm thành Hưng Hóa.

Thành Hưng Hóa có chu vi hơn 360 trượng (1440), cao 1 trượng 2 thước 1 tấc (gần 5m), hào rộng 2 trượng 2 thước (gần 9m), mở 4 cửa. Đời Gia Long đắp thành đất, năm Minh Mệnh thứ 3 (1832) được xây bằng đá ong.

Di tích gắn liền cuộc chiến đấu chống quân Pháp của Tuần phủ Nguyễn Quang Bích và binh lính giữ thành Hưng Hóa năm 1884.

Năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh đã tung bay trên cột cờ. Năm 1947, do tiêu thổ kháng chiến, cột cờ đã bị phá dỡ. Năm 2009, cột cờ được phục dựng theo nguyên mẫu và được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Cột cờ thành Hưng Hóa trở thành một biểu tượng của tinh thần yêu quê hương, đất nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ.

Hình 2. Di tích lịch sử cột cờ thành Hưng Hóa, Tam Nông (Ảnh Trần Vân Anh)

 Em hãy cho biết lịch sử của cột cờ Hưng Hóa qua các thời kỳ và ý nghĩa của di tích này ?

2. Di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ a. Khái quát di sản văn hóa phi vật thể ở Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn của dân tộc Việt, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, nghệ thuật truyền kể, thơ ca dân gian…mang đậm sắc thái cội nguồn.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

(Luật di sản)  Phú Thọ có 260 lễ hội các loại trong đó

có 223 lễ hội dân gian, 92 lễ hội được lưu giữ ở các địa phương, 43 lễ hội tổ chức thường xuyên hàng năm, lễ hội Đền Hùng trở thành điểm hội tụ tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam. Gắn liền với lễ hội là các trò chơi dân gian, đặc sắc như đánh phết (ở Hiền Quan, Tam Nông), trò Bách nghệ khôi hài (Tứ Xã, Lâm Thao), Tùng dí (Đào Xá, Tam Nông), bơi chải (Bạch Hạc, Việt Trì), chọi trâu (Phù Ninh)...

Đặc biệt, tỉnh Phú Thọ có hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại: Đó là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan.

b. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã có trên 2000 năm và trở thành lễ tục chính thống được nhà nước Việt Nam qua các triều đại công nhận và trực tiếp thực thi. Phú Thọ, với vị thế đất Tổ, là trung tâm, là nơi thực hành nghi lễ cao nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO

 Em biết những di sản văn hóa phi vật thể nào ở Phú Thọ?

“ Dù ai đi ngưpc về xuôi Nhđ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca Nưđc non vẫn nưđc non nhà ngàn năm”

(Ca dao)

Hình 3.Trẩy hội đền Hùng (Ảnh Internet)

 Bài ca dao và hình 3 phản ánh điều gì ?

 Theo truyền thuyết, An Dương Vương đã dựng cột đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh, nguyện đời

Với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của vùng đất Tổ vua Hùng, Phú Thọ đang sở hữu nhiều di sản văn hóa có giá trị. Đây vừa là niềm tự hào, đồng thời cũng công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

đại diện của nhân loại.

giang sơn. Vua Lê Thánh Tông đã sai soạn Ngọc phả về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng. Nhà Nguyễn chính thức định ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là Quốc lễ. Năm 1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ chính thức. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành chi tiết tổ chức nghi lễ, trong đó có Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

 Nét độc đáo của tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương là gì ?

c. Hát xoan

Hát xoan ra đời từ thời Hùng Vương, còn gọi là Hát cửa đình, là loại hình dân ca nghi lễ phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: nhạc, hát, múa; thường biểu diễn vào đầu mùa xuân, phổ biến ở Phú Thọ.

Năm 2011, Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

 Lời hát Xoan

“Trên thánh quân chính ngự ngai vàng Dưđi trăm họ cả làng yên vui

Ơn vua và lại nhờ trời

Làm ăn thịnh vưpng muôn đời giàu sang”

(Đúm)

“ Thơm thanh một nhánh huê nhài Lòng anh muốn lấy cô cài cành huê Thơm thanh một cánh huê sim

Lòng thương dạ nhđ đi tìm thấy đây”

(Cài huê)

“Bắt cá lòng đình

Cá thời chả đưpc anh trình cô bay Cá riếc hay là cá rô

Sờ đi mó lại phải cô ả đào”

(Mó cá)  Nội dung hát Xoan phản ánh ước

nguyện, tâm tư gì của người Phú Thọ?

Hình 4. Buổi lễ đón bằng công nhận của UNESCO (Nguồn Báo Dân trí)

Hình 5. Biểu diễn Xoan trong đình (Ảnh Internet )

là trách nhiệm của nhân dân Phú Thọ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong hiện tại và tương lai.

 Câu hỏi

1.Di tích lịch sử - văn hóa thuộc loại di sản nào? Kể tên một số di tích lịch sử - văn hóa ở nơi em sinh sống.

2. Lễ hội thuộc loại di sản nào ? Hãy giới thiệu về lễ hội gắn với đình hoặc đền ở làng, xã (khu phố, phường) em.

 Bài tập

Tìm hiểu thực trạng của một di tích ở nơi em sinh sống ? Theo em, chính quyền và và người dân quê em cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đó ?

 Áọc thêm

Các tiêu chí công nhận di sản văn hóa thế giới của UNESCO:

1. Là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.

2. Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.

3. Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.

4. Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

5. Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.

6. Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác) (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki)

Giới thiệu nguồn, tư liệu tham khảo phục vụ bài học

1. Phạm Bá Khiêm, 2013, Đền Hùng và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương, Nxb Văn hóa – Thông tin.

2. Nguyễn Khắc Xương, 2008, Hát xoan Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ.

3. Nhiều tác giả, 2005, Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ.

4. http://www.dch.gov.vn/ ( website của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 78 - 230)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)