Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 135 - 141)

Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÁỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ÁỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần

4.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP

* Nội dung TNSP

Chúng tôi đã sử dụng nội dung biên soạn và thiết kế bài học LSĐP tỉnh Phú Thọ ở trường THPT theo chương trình hiện thời, bao gồm một bài LSĐP lớp 10, một bài LSĐP lớp 11 và hai bài LSĐP lớp 12. Để đảm bảo tính khách quan của việc TNSP, chúng tôi thực hiện bài học LSĐP theo hai cách: một cách theo nội dung và phương pháp mà luận án đề xuất; cách kia, GV vẫn tiến hành như thường lệ.

* Phương pháp TNSP

Quá trình chuẩn bị cho mỗi lần TNSP thành ba khâu chính: Liên hệ với Ban giám hiệu và GV (hoặc các cơ quan như Bảo tàng, Khu di tích Đền Hùng); Làm việc với GV về nội dung bài học LSĐP và các biện pháp sẽ vận dụng; Thiết kế bài giảng và chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học.

Trong phạm vi Luận án, chúng tôi giới thiệu quá trình TNSP toàn phần bài 1

“Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa” ở trên lớp và bài 2. “Truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ” tại bảo tàng Hùng Vương.

Bài 1. Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa

Giờ học được thiết kế kết hợp phương pháp dạy học theo dự án, sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP, dạy học ở lớp 10 THPT.

Bước 1. Xác định chủ đề và lập kế hoạch:

Trước giờ học một tuần, GV dành thời gian hướng dẫn học bài của giờ học trước đó để hướng dẫn HS tìm kiếm và lựa chọn chủ đề dự án. Với chủ đề lớn “Văn hóa dân gian ở Phú Thọ”, GV sử dụng sơ đồ tư duy giúp HS tìm kiếm những chủ đề nhỏ. Các nhóm lựa chọn chủ đề yêu thích.

Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ:

Trong thời gian một tuần, các thành viên trong nhóm thực hiện công việc theo kế hoạch. Cuối tuần, nhóm tập hợp kết quả và tổng hợp báo cáo.

Bước 4. Báo cáo sản phẩm trên lớp:

Đây là một giờ học nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp. Vì vậy, GV vận dụng linh hoạt cấu trúc giờ lên lớp như sau:

GV dẫn dắt bài mới: Phú Thọ là nơi sinh tụ và phát triển của dân tộc Việt trong buổi đầu lịch sử. Qua hàng ngàn năm lịch sử đã chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và quý giá. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học “Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa” và trả lời câu hỏi: Tại sao Phú Thọ lại được gọi là miền đất của di sản văn hóa?

Hoạt động 1. Thuyết trình sản phẩm dự án Nhóm 1. Thuyết trình về Khu di tích đền Hùng.

Nhóm 2. Thuyết trình về di tích cột cờ thành Hưng Hóa Nhóm 3. Thuyết trình về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Nhóm 4. Thuyết trình về Hát Xoan

Thời gian cho mỗi báo cáo là 5 phút.

Hoạt động 2. Nhận xét, đánh giá giá trị của di tích đền Hùng, di tích cột cờ Hưng Hóa, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan.

GV hướng dẫn HS đánh giá bằng các câu hỏi sau:

- Tại sao Khu di tích đền Hùng được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia đặc biệt?

- Cột cờ thành Hưng Hóa có giá trị như thế nào?

- Tại sao Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lại được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của thế giới?

- Hát Xoan được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại theo các tiêu chí nào?

HS trả lời, bổ sung. GV nhận xét và kết luận.

Hoạt động 3. Thảo luận để hình thành khái niệm

GV đưa ra vấn đề cần thảo luận: Tìm điểm giống nhau và khác biệt giữa di tích đền Hùng, di tích cột cờ thành Hưng Hóa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan. Các nhóm HS liệt kê ý kiến của mình. GV tập hợp các ý kiến, phân tích và rút ra kết luận:

Giống: đều lâu đời, do con người tạo ra, vẫn còn tồn tại đến bây giờ. GV đi đến kết luận: di sản là những thứ được đời trước để lại. Núi, sông, rừng, biển được để lại từ đời trước, là di sản thiên nhiên. Những thứ do con người tạo ra trong quá trình lịch sử là di sản văn hóa. Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đưpc lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Khác: đền Hùng và cột cờ là di tích vật chất, (vật thể); hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không tồn tại dạng vật thể (phi vật thể). Từ đó, GV hướng dẫn HS chia thành 2 nhóm đối tượng: di tích đền Hùng và cột cờ Hưng Hóa là di sản văn hóa vật thể; hát Xoan và tín ngưỡng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn vđi cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng đưpc tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. (Luật di sản)

HS kể các ví dụ về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Phú Thọ.

GV kiểm tra hoạt động nhận thức: Tại sao nói Phú Thọ là miền đất của di sản văn hóa? Phú Thọ là nơi sinh tụ và phát triển của dân tộc Việt trong buổi đầu lịch sử.

Qua hàng ngàn năm, miền đất Phú Thọ đã chứa đựng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và quý giá. Giá trị của những di sản văn hóa ở “vùng đất Tổ” đã tạo nên nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa của nhân dân Phú Thọ và góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và nhân loại.

Nhận xét, đánh giá dự án do HS và GV cùng tham gia. Mỗi nhóm tự đánh giá nhóm mình và các nhóm bạn dựa trên bảng kiểm quan sát do GV cung cấp. Sau đó, GV là người đưa ra nhận xét và đánh giá các nhóm. Các dự án do HS đề xuất đều hướng vào chủ đề: Di sản văn hóa ở Phú Thọ, kết hợp được sử dụng di sản trong dạy học LSĐP. Giờ học diễn ra tích cực, HS hứng thú làm việc dưới sự tổ chức, điều khiển của GV.

Nhận xét chung giờ học TN: Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy giờ LSĐP ở lớp TN diễn ra rất hào hứng. GV đã tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, cuốn hút HS vào từng nhiệm vụ học tập, giúp các em chủ động tìm kiếm và sáng tạo trong cách thể hiện kiến thức. Giờ học này khác với giờ ĐC ở một điểm căn bản trong phương pháp, đó là vai trò của người dạy và người học trong hai giờ học có sự khác biệt: ở lớp ĐC, GV giữ vai trò chủ đạo, truyền thụ kiến thức cho HS, HS là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động; còn ở lớp TN, HS giữ vai trò trung tâm trong hoạt động học tập, GV thể hiện rất rõ vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập của HS trong giờ học. Sự phối hợp trong các hoạt động dạy – học của GV và HS; HS với HS nhịp nhàng, uyển chuyển.

Bài 2. Truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của của nhân dân Phú Thọ

Giờ học được thiết kế để dạy học tại bảo tàng Hùng Vương (thành phố Việt Trì); đối tượng HS lớp 11 ở một số trường khu vực thành phố Việt Trì. Bài học sử dụng nội dung đã được đề xuất ở chương 3, vận dụng phương pháp dạy học dự án, kết hợp trao đổi, đàm thoại và được tiến hành tại phòng trưng bày của bảo tàng, kết hợp bài học nội khóa với hoạt động tham quan ngoại khóa.

GV tập trung HS trước sân bảo tàng. HS được tập trung theo các nhóm. Sau khi kiểm tra sĩ số, GV nhắc lại nội dung và nhiệm vụ học tập tại bảo tàng, đồng thời ra bài tập để HS viết thu hoạch sau khi giờ học kết thúc: “Truyền thống yêu quê hương, đất nưđc, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ đưpc hình thành trên cơ sở nào và đưpc biểu hiện ra sao trong các thời kì lịch sử?”

HDV nhắc nhở HS lưu ý những quy định của bảo tàng. HS có thể ghi chép, sử dụng máy ghi âm, chụp hình…trong giờ học.

GV dẫn dắt bài mới: Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Phú Thọ đã hình thành nên nhiều truyền thống tốt đẹp, như như yêu quê hương, đất nước, cần cù, sáng tạo, hiếu học, tương thân, tương ái, song nổi bật nhất là truyền thống yêu quê hương, đất nước, chống giặc ngoại xâm. Truyền thống đó của nhân dân Phú Thọ được hình thành trên cơ sở nào và được biểu hiện ra sao trong tiến trình lịch sử?

Mục 1. Sự hình thành truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ

Hoạt động 1. Tìm hiểu cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của nhân dân Phú Thọ (hoạt động nhóm).

- GV giải thích tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thiêng liêng, bắt đầu từ tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên quê hương, làng xóm, cộng đồng, đất nước.

- Các nhóm quan sát các tổ hợp trưng bày hiện vật để tìm câu trả lời. Bao gồm: tượng Lạc Long Quân – Âu Cơ; phù điêu bọc trăm trứng; vị trí địa lý tự nhiên

của Phú Thọ; các tộc người chủ yếu trên địa bàn Phú Thọ. Thời gian quan sát và thảo luận 10 phút.

- HS trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. HDV bảo tàng giới thiệu cho HS về ý nghĩa của các tổ hợp trưng bày vừa quan sát. GV chốt ý và kết luận.

Mục 2. Biểu hiện của truyền thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ

Hoạt động 2. Tìm hiểu và thuyết trình về biểu hiện truyền thống yêu quê hương, đất nước của nhân dân Phú Thọ trong đấu tranh chống ngoại xâm (hoạt động nhóm và cả lớp)

- Nhóm 1: Tìm hiểu và thuyết trình về biểu hiện truyền thống yêu nước của nhân dân Phú Thọ trước thế kỉ X

- Nhóm 2: Tìm hiểu và thuyết trình về biểu hiện truyền thống yêu nước của nhân dân Phú Thọ từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX

- Nhóm 3: Tìm hiểu và thuyết trình về biểu hiện truyền thống yêu nước của nhân dân Phú Thọ từ nửa sau thế kỉ XIX đến 1945

- Nhóm 4: Tìm hiểu và thuyết trình về biểu hiện truyền thống yêu nước của nhân dân Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ 1945-1975

Thời gian hoạt động độc lập của mỗi nhóm là 15 phút. Thời gian từng nhóm trình bày là 5 phút. Thời gian cho các nhóm trao đổi, đàm thoại với nhau và với HDV là 15 phút. GV chốt ý cơ bản.

Hoạt động 3. Tham quan tự do bảo tàng, xem phim tư liệu. Thời gian 45 phút. (Hoạt động cá nhân)

HS tập trung, HS phát biểu cảm tưởng buổi học; GV nhận xét, đánh giá giờ học, nhắc lại yêu cầu bài thu hoạch.

Nhận xét giờ học tại bảo tàng: Giờ học tại bảo tàng Hùng Vương được thiết kế với nội dung, hình thức và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới mà luận án đã đề xuất. Theo quan sát, giờ học tại bảo tàng diễn ra sôi nổi, hào hứng, hoạt động học

tập của HS diễn ra nhịp nhàng dưới sự phối hợp tổ chức, hướng dẫn của GV và HDV bảo tàng. HS chăm chú quan sát, tìm kiếm thông tin, thảo luận và thuyết trình tự tin, có chất lượng. Không gian mở của giờ học ở phòng trưng bày cuốn hút HS, đặc biệt, việc sử dụng tài liệu hiện vật trưng bày tại bảo tàng với tư cách đồ dùng trực quan tăng cường khả năng quan sát, phân tích cho HS. Giờ học linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với không gian và hiện vật trưng bày tại bảo tàng. Sự phối hợp hướng dẫn của GV và HDV có hiệu quả, nổi bật vai trò từng người, GV tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện các kĩ năng học tập, HDV cung cấp thông tin về tài liệu hiện vật tăng vốn hiểu biết cho HS. Sau giờ học, HS đều bày tỏ sự yêu thích và mong muốn có nhiều giờ học lịch sử thú vị như vậy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn (Trang 135 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)