Sự hiện diện của thần linh

Một phần của tài liệu Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian việt nam (Trang 61 - 70)

Chương 2. BIỂU TƯỢNG ĐÁ VÀ HỆ THỐNG NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

2.1. Biểu tượng đá và các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới và Việt Nam

2.2.3. Sự hiện diện của thần linh

Xuất phát từ niềm tin ở tín ngưỡng thờ đá, sự hiện diện của thần linh là lớp nghĩa không thể thiếu của biểu tượng đá. Trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, các dạng thức biểu thị cho nét nghĩa này cũng khá đa dạng (đá được đẽo gọt và ngôi sao). Ở mỗi dạng thức, cách biểu trưng cho sự tồn tại của thần linh lại khác

56

nhau, tạo nên một sắc thái riêng cho biểu tượng đá, đồng thời biểu thị một cách cảm/ hiểu về thần linh.

Thứ nhất, đá được đẽo gọt được nhắc đến trong truyền thuyết dân gian người Việt gồm: chó đá (Lương Thế Vinh, Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh), ngựa đá (Thần miếu Độ Mi).

Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng “Đá thô là dạng vật chất thụ động, có tính hai mặt; ta đã thấy là nếu chỉ riêng có hoạt động của con người tác động vào thì đá sẽ mất giá trị, nhưng nếu có được tác động linh thiêng của trời để làm thành một viên đá được đẽo gọt hoàn chỉnh thì đá ấy trở thành cao quý” [21, tr.273]. Chó đá và ngựa đá trong truyền thuyết dân gian người Việt là hình thức đá được con người đẽo gọt, kết hợp với “sự tác động linh thiêng của trời”.

Nhân vật Lương Thế Vinh trong truyền thuyết Lương Thế Vinh khi lên 7, 8 tuổi, đi học cùng với đám bạn, bỗng nhiên “bên cạnh đường có một con chó đá, mỗi khi Thế Vinh đi ngang, thì chó đá vẫy đuôi mà mừng” [45, tr.294]. Nghe Thế Vinh kể lại, người cha cho rằng chó đá biết vẫy đuôi thì chắc hẳn cũng biết nói. Ông bảo Thế Vinh hỏi thử nguyên do. Thế Vinh làm theo lời cha, chó đá trả lời rằng: “Ngày sau ông đỗ Trạng nguyên cho nên tôi mừng thay cho ông” [45, tr.295]. Tương truyền sự ra đời của Lương Thế Vinh là “văn tinh giáng xuống nước Nam” [45, tr.295] nên ngoài người rành thiên văn, chỉ các vị thần mới có được thông tin này.

Con chó đá trong truyền thuyết Lương Thế Vinh có ba điểm dị thường: biết vẫy đuôi, thông tỏ tiếng người, và có khả năng tiên tri. Vì vậy, đó không phải đơn thuần là một khối đá được đẽo gọt thành hình chú chó, chắc chắn trong hình hài đá có một vị thần trú ngụ. Chính vị thần đã tạo ra những điều thần kỳ.

Truyền thuyết Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh cũng có chi tiết “con chó đá trước cửa cắn [sủa – NTQH] một tiếng tựa như tiếng chuông vàng” [45, tr.211]. Con chó đá xuất hiện sau khi ông Lã Hạc mộng thấy một vị thần nhân bảo rằng ngày mai sẽ có thiên tướng đến nhà khi trời vừa sáng. Vị thiên tướng là ông Vũ Cố, con do “trời ban” cho ông Hoàn và bà Đặng Thị Đức, có diện mạo khôi ngô, “tuấn tú, khác hẳn người thường” [45, tr.211]. Sở hữu nét tương đồng với con chó đá trong truyền thuyết Lương Thế Vinh, con chó đá ở đây được tác giả dân

57

gian “ban” cho khả năng tiên tri, hoặc có thể đánh hơi được thiên tướng ở người phàm trần. Mặc dù trong truyện kể Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh, chi tiết liên quan đến con chó đá duy chỉ có một, và tác giả không miêu tả kỹ như truyền thuyết Lương Thế Vinh nhưng chi tiết đã góp phần khẳng định tài năng vượt trội, thân thế đặc biệt của nhân vật lịch sử: Vũ Cố.

Những con chó đá không phải là khối đá vô tri vô giác mà ẩn chứa sự linh thiêng. Theo chúng tôi, chắc chắn sự xuất hiện chó đá trong truyền thuyết dân gian người Việt có liên quan đến tục thờ chó đá. Tục thờ này xuất hiện khá sớm và đã được các sử liệu ghi chép lại (Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh,…). Hiện nay, tục thờ phổ biến ở làng Địch Vĩ, xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), và cũng xuất hiện rải rác ở các địa phương khác trên đất nước ta. Chó đá là vị thần trấn giữ cho các phủ/ đền/ đình, và bảo trợ cho làng, thường được gọi là cụ Thạch, Thần Cẩu hoặc quan lớn Hoàng Thạch. Hay hiểu theo cách khác, chó đá canh giữ “phần âm”

để cầu phúc, trừ tà. Nếu như trong tục thờ, vị thần chó đá của đời sống tâm linh được định danh bằng tên và chức vị (cụ Thạch, quan lớn, Thần Cẩu) thì các bản kể của truyền thuyết đã làm sống động nhân vật bằng thủ pháp thần linh hóa chó đá với nhiều phương thức khác nhau. Hoặc, việc con chó đá biết vẫy đuôi, thông tỏ tiếng người và có khả năng tiên tri là một cách hiện thực/ cụ thể hóa niềm tin của người dân Việt vào vị Thần Cẩu, cụ Thạch. Tất cả phản ánh sự ăn sâu của tín ngưỡng thờ đá/ tục thờ chó đá trong tâm thức của người dân Việt và truyền thuyết ở góc độ nào đó đã chứng tỏ vai trò thư ký văn hóa của thời đại khá rõ nét.

Khác với nhân vật chó đá trong hai truyền thuyết trên, đôi ngựa đá của Thần miếu Độ Mi có danh xưng cụ thể. Trong giấc mộng của Hai Bà Trưng, một người đàn bà là Chiêu Khanh dẫn theo con trai Đông Long, đến xin theo Hai Bà dẹp giặc Tô Định cứu nước. Sau trận chiến tại gò Độ Mi với quân Tô Định, “hai con ngựa đá ở cửa miếu Độ Mi bùn đất khắp mình và bèo tấm vẫn còn dính ở ngang bụng” [44, tr.540]. Hai con ngựa đá đó chính là Chiêu Khanh và Đông Long hiển linh trong giấc mộng, họ đã theo quân của Hai Bà Trưng ra trận. Với trường hợp nhân vật đôi ngựa đá trong Thần miếu Độ Mi, chúng tôi khẳng định ngoài một vị thần đá thật sự của tảng đá/ hòn đá kiểu như Thần Cẩu của nhân vật chó đá ở trên, sự linh thiêng

58

của đá đôi khi còn nằm ở vị thần trú ngụ (tạm thời/ vĩnh viễn vay mượn) ở trong đó.

Lý do này đã khiến cho phạm vi linh thiêng của tín ngưỡng thờ đá trong truyền thuyết dân gian người Việt càng được mở rộng ra. Hình thức đá thiêng được thờ cúng cũng vì thế mà phong phú hơn.

“Tác động linh thiêng của trời” trong hai trường hợp trên là sự trú ngụ/ tồn tại của vị thần linh trong đá. Sự đẽo gọt đá gợi ý thức về hiện diện của vị thần rất rõ, như là một hình thức cụ thể hóa hình dáng của vị thần hay tạo ra “mái nhà” cho vị thần trú ngụ. Do đó, có thể thấy ở đá được đẽo gọt trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, tính linh thiêng không bị mất đi, lại được tạo ra, hoặc được tăng thêm.

Thứ hai, ngôi sao. Như đã giới thiệu ở 2.1.1, có một vị thần trú ngụ trong ngôi sao nên phải chăng truyền thuyết Việt Nam đồng quan điểm với sách Khải Huyền của Tân Ước: “những vì sao rơi từ trên trời xuống… là các thiên thần bị giáng” [21, tr.794]. Tuy nhiên, có điểm khác biệt, sự giáng sinh của vị thần trú ngụ trong đá xuống trần gian trong truyền thuyết không phải là hình thức trừng phạt vì tội lỗi, mà thực hiện sứ mệnh thiêng liêng do Ngọc Hoàng giao phó. Điều đó gần giống lời tiên tri về ngôi sao sáng trên bầu trời và sự ra đời của Chúa Cứu thế trong Kinh Thánh.

Hầu hết nhân vật xuất thân thần kỳ từ ngôi sao đều giúp vua dẹp yên giặc giã, đem lại cuộc sống yên an cho nhân dân, biểu lộ đặc trưng “nhân vật truyền thuyết ra đời do mong muốn của cộng đồng về người tài, họ cần phải có những phẩm chất cao cả để giải quyết những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng đó” [8, tr.113].

Hơn thế nữa, “đá trời thi hành một sứ mệnh tương tự như sứ mệnh của thiên sứ: làm cho trời và đất liên thông. Đá trời là biểu tượng của một sự sống siêu đẳng, sự sống ấy nhắc cho con người biết về nó như một sứ mệnh hoặc được ban truyền cho con người” [21, tr.274]. Ngôi sao là một trong những yếu tố mang đậm tính thần thoại góp phần xây dựng nên “phẩm chất cao cả”/ nguồn gốc thiên thần của nhân vật lịch sử. Hay nhân vật lịch sử là kết tinh của trời và đất thông qua ngôi sao

“đá trời” và người mẹ ở chốn trần gian, trên mặt đất.

Khác với đá và ngọc, bên cạnh việc không xác định tên riêng, ngôi sao trong truyền thuyết không được tác giả dân gian dụng công miêu tả. Đây là một trong những khó khăn của chúng tôi khi nghiên cứu ngôi sao, bởi lẽ hầu như không có

59

thêm bất kỳ thông tin cụ thể nào về hình dáng, màu sắc hay tính chất đậm/ nhạt của ánh sáng tỏa ra từ ngôi sao. Chúng tôi suy luận ở dạng thức ngôi sao, tác giả dân gian có thể đã chú trọng đến hai tính chất đặc thù của ngôi sao: thứ nhất là “tính cách soi sáng, nguồn ánh sáng” [21, tr.794] và thứ hai là “ý nghĩa thuộc về trời”

[21, tr.794]. Hai tính chất sẽ là sợi dây xuyên suốt liên kết ngôi sao và xuất thân/

hành trạng/ cái chết thần kỳ của nhân vật lịch sử.

Chúng tôi chỉ xin đề cập đến ngôi sao trong dạng kể trực tiếp của motif sinh nở thần kỳ [tức là ngôi sao xuất hiện trong đời thực – NTQH] và ngôi sao trong cái chết thần kỳ của nhân vật truyền thuyết. Còn dạng ngôi sao sa xuống trong giấc mơ, chúng tôi sẽ phân tích kỹ trong chương 3.

Truyền thuyết Sự tích Đức Thiên Cang thời Hùng Vương kể rằng hai ông bà Kinh Bắc Quận vương tuổi đã cao, chưa có con trai, nên quyết định đến chùa Cổ Pháp (tức chùa Đình Bảng) cầu tự. Không lâu sau, Đức Quận vương mơ thấy “một người râu tóc bạc, mũ áo chỉnh tề, đứng trước tam quan, tay gõ vào cửa mà hát rằng: Tiêu Sơn trung lĩnh hữu hoa khai/ Thất khẩu oa hề, pháp thánh tài/ Cang Đế tinh quân giai chính vị/ Oa tâm hữu bảo báo tri tai (Tiêu Sơn trong núi có hoa cười/

Bảy huyệt oa chừ phát thánh tài/ Cang Đế tinh quân ngồi chính vị/ Lòng oa huyệt báu báo cho hay)” [44, tr.284]. Tin lời báo mộng, Đức Quận vương làm lễ tạ Phật, nhanh chóng về chùa Tiêu Sơn để cầu đảo. Khi đi viếng cảnh núi Tiêu Sơn, hai ông bà phát hiện “một cái cửa oa, tức là cái huyệt hình như cái hoa sen phong nhị, trong lòng huyệt có vết chân to nhớn, dài hơn 3 thước” [44, tr.284]. Nhớ bài hát của cụ già trong giấc mộng, ngài truyền gia nhân táng mộ cha ngài vào huyệt đó. Một trăm ngày sau, lúc “hai ông bà ngồi chơi thưởng nguyệt trông mây, tự nhiên có một ngôi sao sa bay vào miệng. Đức thánh bà nuốt mất sao” [44, tr.284]. Từ đó, bà Chính phi tự nhiên có thai.

Ở truyền thuyết này, ngôi sao lần đầu tiên được định danh trong giấc mơ của Đức Quận vương với cụm từ “Cang Đế tinh quân” [44, tr.284]. Như thế, ngôi sao sa vào miệng bà Đức thánh bà chính là sao Cang và đứa trẻ sẽ được bà sinh ra là hiện thân của vị thần cai quản/ trú ngụ ở sao Cang.

Cần giới thiệu kỹ hơn về ngôi sao Cang bởi tên gọi không phổ thông, chưa được nhiều người biết đến. Thiên văn học cổ đại của Trung Quốc đã quan sát bầu

60

trời và phát hiện, định danh 28 ngôi sao (ngôi sao chính có một quỹ đạo riêng, kéo theo một chòm sao khác) ở kề đường Hoàng đạo xích đạo. Họ xem đó là những

định tinh, đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của mặt trời, mặt trăng và năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thuộc hệ mặt trời” [96]. Sao Cang thuộc chòm sao Thanh Long (Rồng xanh) ở phương Đông [chòm sao này gồm 7 ngôi sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ – NTQH]. Sao Cang được quy định do Rồng làm chủ quản, thường gọi là Cang Kim Long [Kim là hành chủ và Long là vật chủ - NTQH]. Đáng tiếc chúng tôi vẫn chưa tìm được tài liệu lý giải vì sao người Trung Quốc mặc định 28 ngôi sao với 28 con vật tương ứng, xem là vật chủ của sao. Dựa trên hình dáng, sao Cang và những ngôi sao trong quỹ đạo của nó không tạo ra hình dáng của con rồng. Khi tìm hiểu về thiên văn học cổ Trung Quốc, Léopold de Saussure còn gọi sao Cang là sừng rồng, “Vậy, sao Giác, sao Cang (sừng rồng) là tượng trưng cho ngày Lập Xuân Trung Hoa” [97].

Vậy nên, bên cạnh chữ “Đế” của cụm từ “Cang Đế tinh quân” [44, tr.284], vật chủ là Rồng của sao Cang đã góp phần giải thích mệnh lớn của đứa con ông trời đã ban cho vợ chồng Đức Quận vương. Ngoài những dấu hiệu thể hiện tính thiên của nhân vật như ngày Chính phi sinh “giời đất tối tăm, gió mưa mù mịt,... tự nhiên mùi hương bay ngào ngạt, hào quang sáng rực khắp trong ngoài, bà Chính phi sinh được một người con giai, mặt mũi khôi ngô, mày ngài mắt phượng” [44, tr.284], hay thiên chất “6 tuổi, mình cao tám thước, mặt mũi khác thường, lên rừng hồ bao lại chầu, xuống sông các giống cá đều phục” [44, tr.285], “13 tuổi, văn võ tinh thông, hùng tài trí dũng, đi ngoài đường có đám mây che, nằm trong cung hào quang sáng khắp” [44, tr.285] thì Cang công còn tự hiển linh để xưng danh.

Trong một lần vua Hùng Huy Vương tổ chức thi tài giữa 15 bộ để thưởng tước, vào đêm hôm trước, vua nằm mộng thấy “một người, mình cao 8 thước, vào giữa sân rồng bái yết. Vua hỏi họ, tên, người ấy tâu rằng: “Tôi là Thiên Cang thần tướng, phụng Ngọc Hoàng xuống trần giúp nước trừ tà” [44, tr.285]. Ở buổi chầu ứng thí ngày hôm sau, vua “thấy một người hình dáng y như người trong mộng”

[44, tr.285]. Chi tiết hoàn toàn khác với motif hiển linh thường gặp trong truyền thuyết, nghĩa là nhân vật hiển linh ngay trong kiếp sống của nhân vật, không phải ở thời điểm là thần linh chưa giáng sinh hay khi đã “hóa” vào thế giới bất tử. Hành

61

trạng của Cang Công vẫn có sự gắn kết chặt chẽ với xuất thân và phần nào đó là có phép màu. Trong lần hiển linh này, nhân vật xưng danh “Thiên Cang thần tướng”

[44, tr.285], không hoàn toàn trùng khớp với cái tên “Cang Đế tinh quân” [44, tr.284] song đảm bảo hai đặc điểm: sự giáng sinh của vị thần sao Cang và tính trời mà nhân vật sở hữu. Nhân vật Cang Công từ lúc còn bé đến khi trưởng thành, hóa đi đều thể hiện những phẩm chất cao quý, mang tính soi sáng, diệt tà giúp nước. Với ngôi sao được định danh như trường hợp sao Cang, dường như những ngụ ý của tác giả dân gian gởi gắm vào nhân vật, phẩm chất của nhân vật trong truyền thuyết rõ ràng và cụ thể hơn.

Trong truyền thuyết Sự tích Hùng Hải, Đỗ Huy thời Hùng Vương, ngôi sao mang tính chất quy hồi của nhân vật ở giai đoạn “hóa” vào thế giới bất tử, không là sự khởi sinh như huyền thoại về Đức Thiên Cang. Tác giả dân gian không giới thiệu nguồn gốc của nhân vật, chỉ tập trung miêu tả hành trạng và cái chết thần kỳ.

Về hành trạng của Đỗ Huy – Bộ quân đại tướng, truyền thuyết giới thiệu hai câu chuyện đậm chất chiến công của nhân vật: Thứ nhất là ông cùng Thủy quân đại tướng Hùng Hải giúp vua Hùng Duệ Vương trị thủy tại bộ Giao Chỉ. Sau khi hai ông cho quân đào kênh mương tiêu nước, đắp đê ngăn nước biển dâng và xuất lúa kho nuôi dân, “từ đấy thủy tai chấm dứt, tật dịch đều yên, thóc lúa phong đăng, tằm tơ tươi tốt, trong khoảng vài năm, dân chúng ven biển bộ Giao Chỉ của lắm vật nhiều, ăn no mặc ấm” [44, tr.231]; Thứ hai, Đỗ Huy và Hùng Hải lãnh đạo bộ binh tiến xuống biên giới phía Nam, khiến “quân nước Hồ Tôn thua trận bỏ chạy về nước” [44, tr.231]. Thời điểm mọi nhiệm vụ vua giao đã hoàn thành, truyền thuyết kể rằng “Một hôm tướng quân Đỗ Huy đang chầu trước ngự tiền, bỗng nhiên trời đất tối tăm, một ngôi sao từ trong mình tướng quân bay ra như dải lụa dài, nhằm thẳng hướng đông vút đi hào quang sáng chói. Trong giây lát, trái đất lại trong sáng” [44, tr.232]. Nếu so sánh với hành trình biến đổi của trời đất ở thời điểm Đức Thiên Cang ra đời trong truyền thuyết Sự tích Đức Thiên Cang thời Hùng Vương thì có vẻ trời đất khi Đỗ Huy hóa cũng có sự tương đồng: trời đất bỗng nhiên tối tăm và rồi lại sáng trong. Chính xác hơn, vì là thần linh giáng sinh/ quy hồi, trời đất chứa đựng những dấu hiệu riêng, báo hiệu một biến động của nhân sinh.

Chi tiết “ngôi sao từ trong mình tướng quân bay ra như một dải lụa dài, nhằm

Một phần của tài liệu Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian việt nam (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)