Đá và sự hiển linh của nhân thần

Một phần của tài liệu Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian việt nam (Trang 91 - 110)

Chương 3. CẤU TRÚC TRẦN THUẬT CỦA DẠNG TRUYỆN KỂ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM

3.2. Đá trong motif hiển linh của truyền thuyết dân gian Việt Nam

3.2.1. Đá và sự hiển linh của nhân thần

Nhóm nhân thần trong truyền thuyết thường có tần suất hiển linh không cao. Ý nghĩa của motif hiển linh thuộc dạng này [cùng với motif hóa thân – NTQH] là một hình thức “bất tử hóa” nhân vật lịch sử, phản ánh niềm tin và ngưỡng vọng của nhân dân dành cho họ. Bởi lẽ “tác giả dân gian gặp một mâu thuẫn trong quan niệm về

86

người anh hùng, một mặt họ nhìn thấy tính khách quan của thời gian đời người, mặt khác họ không muốn tin người anh hùng phải chết” [8, tr.118]. Việc thiêng hóa, linh hóa nhân vật lịch sử đã khiến họ gần như thoát ra khỏi quy luật sinh tử của đời người, bất diệt cùng non sông gấm vóc và góp phần tạo thêm những huyền thoại.

Tính lịch sử của nhân thần ở đây cần phải được làm rõ. Không phải nhân thần nào cũng là nhân vật có thật trong lịch sử, mà có thể chỉ là hiện tượng “lịch sử hóa”

truyền thuyết, “khi đồng nhất nhân vật truyền thuyết với một nhân vật được cho là có thật trong lịch sử” [8, tr.63]. “Các nhà nghiên cứu liên ngành cho thấy, khó mà có con đường thẳng tắp từ truyền thuyết tới lịch sử đích thực” [8, tr.61].

Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường từng nhận định: “Thần không phải là dấu hiệu xấu để ta bác bỏ nhân vật lịch sử tàng ẩn trong đó, nhưng ngược lại, cũng không vì thế mà thần nào cũng phải là nhân vật lịch sử dù họ có công chống Lương, Nam Hán, Tống… Nhiệm vụ chống xâm lăng phương Bắc là nhiệm vụ của người trần mời gọi họ theo tâm thức đương thời để họ có tác động đến lịch sử và từ các sự kiện đó, các thần tự bồi đắp thêm bản thân thành các hình ảnh khác với hình ảnh khởi đầu của họ, các nhiên thần” [83, tr.50].

Thế nên việc xác định nhân thần có liên quan đến đá hiển linh trong truyền thuyết dân gian cần phải có sự phân định rõ ràng để tránh hiện tượng quá đề cao các cứ liệu lịch sử, nhận chân các đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyền thuyết.

Trong số các nhân thần có liên quan đến đá hiển linh trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, Cao Lỗ là nhân vật có thật trong lịch sử. Truyền thuyết Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương kể rằng nhân vật Cao Biền khi đi tuần Vũ Ninh, nằm mộng thấy một người “thân cao 9 thước, ăn mặc lịch sự, cài trâm đeo đai” [44, tr.344] đến nói: “Tôi là Cao Lỗ, xưa giúp An Dương Vương làm Đại tướng đánh giặc có công to, sau vì kẻ đại thần là Lạc hầu nói gièm, tôi bị vua giết. Đức thượng đế thương tôi là người trung cho làm Đô thống tướng quân, giữ một dải non sông, phàm việc dẹp giặc và mùa màng, tôi đều được chủ trương cả, nghĩa là được làm Phúc thần của một phương. Nay theo minh công dẹp giặc đã yên, tôi lại trở về nếu không đến từ biệt thì hóa ra vô lễ” [44, tr.344]. Như vậy, Cao Lỗ cũng đã hiển linh hai lần: Lần thứ nhất Cao Lỗ hiển linh thông qua việc binh phù để giúp Cao Biền dẹp yên giặc Nam Chiếu (865 – 866), và lần thứ hai hiển linh báo mộng để xưng danh và từ biệt Cao Biền.

87

Điểm đáng lưu ý trong lần hiển linh thứ hai của nhân vật là Cao Lỗ xuất hiện trực diện, được tác giả dân gian miêu tả kỹ với ngoại hình khổng lồ, khác thường, lối phục trang phù hợp với tước vị tướng quân. Cao Lỗ còn có một cuộc trò chuyện cùng Cao Biền trong giấc mộng. Chi tiết trên có lẽ là sự khác biệt giữa hiển linh của nhân thần và thiên thần liên quan đến đá, vì ông là một nhân vật có thật trong lịch sử.

Truyền thuyết Tướng quân Cao Lỗ là một truyện kể về cuộc đời của Cao Lỗ.

[Kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam có bản kể Ông Nỏ về nhân vật Cao Lỗ trong Tổng tập văn học dân gian người Việt (Kiều Thu Hoạch chủ biên, 2004), tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – NTQH]. Ông là đứa con hiếm muộn của hai vợ chồng Cao Thông – Đỗ Thị ở làng Đại Than, châu Vũ Ninh. Sau một lần nằm mơ thấy “con rồng trắng quấn quanh giường” [44, tr.358], bà Đỗ Thị có thai và sinh ra Cao Lỗ. Ông là người có công trong việc chế nỏ thần, rèn đúc vũ khí và nhận ra được dã tâm của Triệu Đà khi đưa Trọng Thủy sang Âu Lạc ở rể. Song An Dương Vương nghe lời xiểm nịnh nên ông đã bị giết.

Sự gắn kết, xâu chuỗi với nhau giữa hai truyền thuyết đã xác thực danh tính và lời kể của Cao Lỗ. Tuy nhiên, trong Tướng quân Cao Lỗ, ông được xem có nguồn gốc thiên thần, từ “con rồng trắng”. Tuy vậy, với truyền thuyết Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương, khi giải thích cho Cao Biền nguyên do cái chết của ông, Cao Lỗ bảo: “An Dương Vương là “tinh” con gà vàng, Lạc hầu là “tinh” con vượn trắng, còn tôi là “tinh” con rồng đá. Gà với vượn thì hợp nhau mà không hợp với rồng, cho nên sinh ra như thế” [44, tr.344]. Có sự khác biệt về xuất thân giữa hai truyền thuyết. Ở chi tiết này, bởi đề cập đến sự hiển linh của nhân thần trong Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương nên chúng tôi nhấn mạnh xuất thân của nhân vật Cao Lỗ là “tinh” con rồng đá” [44, tr.344], ông còn được dân gian gọi là Thạch thần.

Trong cách giải thích về cái chết của Cao Lỗ, ông không đổ lỗi cho bất kỳ ai, chỉ dựa vào sự tương hợp/ tương khắc trong mạng của mỗi người để lý giải. Trong đó, Cao Lỗ mang mệnh rồng, nhưng đồng thời, “rồng đá” lại là sự kết hợp của cả trời (rồng) và đất (đá), vừa có chất thiêng của rồng vừa có sự bền vững của đá. Điều đó hoàn toàn tương ứng với “sự bất tử” của Cao Lỗ (“Đức thượng đế thương” – NTQH] thông qua những lần hiển linh trong truyền thuyết Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương.

88

Nguồn gốc thiên thần trên của Cao Lỗ ngụ ý việc tác giả dân gian đã “vay mượn đến chiều kích vũ trụ” [8, tr.81], dùng bút pháp của thần thoại để khắc họa sự phi thường của nhân vật truyền thuyết.

[Cao Lỗ, nhân vật đã được tôn vinh là “Danh tướng thời dựng nước” trong Hội thảo về ông do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 16/1/ 2013 tại Hà Nội - NTQH].

Nàng Bích Châu hiển linh trong truyền thuyết Đền thiêng ở cửa biển được xem là “một hiện tượng điển hình của xu hướng “lịch sử hóa” của truyền thuyết” [8, tr.63].

Đền thiêng ở cửa biển là một truyền thuyết khá dài hơi, sử dụng rất nhiều điển tích và từ Hán Việt, kể về cuộc đời của nàng cung phi Nguyễn Cơ, tiểu tự là Bích Châu. Nàng là một cung phi của vua Trần Duệ Tông, thông hiểu âm luật và văn chương, giỏi tài thao lược, dâng sớ khuyên vua chăm lo việc nước và đã tự nguyện nhảy xuống biển, hiến mình cho đô đốc vùng Nam Hải để giúp đoàn thuyền của vua thoát cảnh mưa giông, gió lốc do đô đốc gây ra.

Đến thời vua Thánh Tông, nàng Bích Châu hiển linh lần đầu tiên, báo mộng để giúp vua dẹp yên cửa biển Kỳ Hoa. Nàng hiến kế và dâng ngọc minh châu cho nhà vua: “Việc này rất dễ. Bệ hạ nhân từ tín nghĩa khắp đến cả mọi loài vật. Tên đô đốc Nam Minh kia, tội ác đầy rày, sông biển không rửa sạch. Ngoài biển Nam Minh có Quảng Lợi Vương là vị thống trị nó, xin bệ hạ gửi cho Quảng Lợi Vương một lá thư trách y thiếu sự ngăn phòng kẻ dưới, tự khắc y phải trị tội tên hung thần kia vậy” [45, tr.90]. Nhờ viên ngọc “Triệt hải, soi thấy cả nơi âm u, kính dâng lên để thay thông thiên tê ở Ngưu Chử” [45, tr.91], vua có thể “thấy lầu son, gác tía, thành đồng ao nóng, con cháu ngư long cưỡi ngựa đi kiệu, qua lại dưới thành, không lúc nào ngớt bóng người” [45, tr.91], và chứng kiến cảnh quan quân của Ngạc tổng binh tiến vào hải quận của Giao thần và tuyên chỉ.

Theo Trần Thị An, ở Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, người dân địa phương lưu truyền truyền thuyết về bà Hải, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Bích Châu. Trong công trình Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Trần Thị An đã tập hợp tất cả các tài liệu về nhân vật từ truyền thuyết dân gian, văn học thành văn và tư liệu khảo cổ học, gồm:

89

Thứ nhất, lời kể của người dân Kỳ Ninh, Kỳ Anh trong tư liệu điền dã ghi chép lại: “Bích Châu đã tử nạn nơi chiến địa, khi đang cưỡi ngựa đánh giặc bảo vệ vua Trần Duệ Tông. Nhà vua bại trận và cũng bị tử nạn trong trận chiến đó. Linh cữu nhà vua được đưa về kinh thành Thăng Long bằng đường bộ, còn linh cữu của nàng được đưa về bằng đường biển. Khi đi qua cửa khẩu Kỳ Hòa, gặp sóng to gió lớn, thuyền phải quay về. Quan quân lên bờ làm lễ mai táng nàng ngay bên bờ biển. Đền thờ nàng cũng được lập ở đó (Phan Thư Hiền: 2006, Tư liệu điền dã: 2012)” [8, tr.62].

Thứ hai, phần chú thích bài thơ Hà Hoa hải môn lữ thứ (Nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa) trong tập Minh lương cẩm tú (tập thơ này được cho là của Lê Thánh Tông sáng tác trong chuyến vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành năm 1470); truyện Hải Khẩu linh từ trong tập Truyền kỳ tân phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 – 1749) và truyện Bích Châu du tiên mạn ký (Nàng Bích Châu đi chơi cõi tiên) rút ra từ tập Gia phả của dòng họ Nguyễn Huy và được cho là của Nguyễn Huy Hổ [xin xem thêm Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam của Trần Thị An, (2014), NXB Khoa học xã hội, tr.63].

[Chúng tôi cho rằng truyền thuyết Đền thiêng cửa biển trong Truyền thuyết dân gian người Việt, quyển 3 (2009), văn bản chúng tôi đang phân tích, có mối quan hệ chặt chẽ với truyện truyền kỳ Hải Khẩu linh từ ở trên - NTQH].

Trên cơ sở ấy, Trần Thị An đã cho rằng: “Tên của vị cung phi này tuyệt nhiên không xuất hiện trong các bộ sử. Truyện kể về bà chỉ hiện lên qua lời kể của người dân địa phương và những áng văn thơ” [8, tr.62]. Nhân vật Bích Châu của truyền thuyết đã được đồng nhất với một nhân vật được cho là có thật trong lịch sử. Vì thế, khó có thể tin cậy hoàn toàn vào các cứ liệu lịch sử trong truyền thuyết.

Quay trở lại với sự hiển linh của nhân thần Bích Châu, tác giả dân gian miêu tả nàng khá kỹ: “người con gái nhan sắc rất đẹp, từ dưới nước hiện lên” [45, tr.90]. Lần hiển linh đầu tiên của Bích Châu, bên cạnh việc tặng ngọc quý cho vua Thánh Tông, còn có một mục đích riêng, nàng cầu xin vua “ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân, để cho tiện thiếp lại được trông thấy ánh sáng mặt trời; đó là ân lớn của bệ hạ tái tạo” [45, tr.90].

Truyền thuyết không giới thiệu rõ nguồn gốc của của viên ngọc Triệt hải và vì sao nàng Bích Châu lại có nó. Song ngọc minh châu nàng dâng cho vua vừa giúp

90

vua dẹp yên hung thần cửa biển Kỳ Hòa vừa giải thoát được cho nàng khỏi cảnh

“phiêu lưu vào tay yêu quái; từ khi về nơi thủy quốc ở lẫn với loài hôi tanh” [45, tr.90]. Sau khi thủy quái đô đốc Nam Minh bị trị tội, truyền thuyết kể “hòn ngọc Minh châu lúc trước không biết hiện thân vào nơi nào, chỉ thấy pha lê nhấp nhánh, hương hài nổi lên, vẻ đẹp vẫn y nguyên, nhan sắc vẫn như thuở bình sinh” [45, tr.93 - 94], và nhà vua đã mai táng nàng theo lễ hoàng hậu. Tác giả dân gian không còn gọi là nàng Bích Châu mà dùng cụm từ “hòn ngọc minh châu” để nói về nàng như một sự ngợi ca, vinh danh. Hình như không ngẫu nhiên khi tên của nàng cũng là một loại ngọc quý. Vậy nên chính nàng là một viên ngọc minh châu khác trong sự hiển linh này của truyền thuyết Đền thiêng cửa biển.

Ở đoạn kết của truyền thuyết, tác giả dân gian còn để nàng Bích Châu hiển linh lần thứ hai với hình dung của “một mỹ nhân, vẻ mặt đoan trang, mặc áo trắng”

[45, tr.94]. Nàng đến cảm tạ nhà vua và trình bày sự đau đáu về nghĩa vua tôi của nàng trong câu kết của bài thơ ngự đề: “Nhờ ơn Thánh Hoàng tế độ u hồn, nay thiếp đã lên tiên, tiêu diêu ở mây trắng. Thượng đế thương lòng trung thành của thiếp, sai giáng sinh xuống trần hoàn, được trông coi họa phúc một phương. Thiếp mở xem tiên tích biết bệ hạ là Tiêu Điện tiên đồng, ngày sau được gặp sẽ ngậm vành đáp tạ để trả ơn to như núi cao biển rộng của Người” [45, tr.94 - 95].

Với trường hợp thần nhân Bích Châu, ngọc - dạng thức của đá là báu vật nàng dâng cho vua Thánh Tông trong lần hiển linh báo mộng, cũng là một biểu tượng mà trong đó tác giả dân gian gởi gắm tất cả nét đẹp của nàng từ vẻ đẹp bên ngoài, nội tâm bên trong đến sự thông minh, am tường văn chương, thao lược.

Trong khi đó, truyền thuyết Thần miếu Độ Mi kể về nguyên nhân khiến thần miếu phải hiển linh để phù trợ Hai Bà Trưng: Lúc đem quân đến nghỉ tại gò Độ Mi, Hai Bà đã vào miếu cầu mộng và hứa sẽ phong thần miếu làm Phúc thần khi dẹp tan quân Tô Định. Cả Hai Bà có chung một giấc mộng lạ về việc người đàn bà khoảng 50 tuổi dẫn người con trai vào xưng là mẹ Chiêu Khanh và con Đông Long, vốn dòng giống con cháu vua Hùng Vương, muốn theo Trưng nữ dẹp giặc cứu nước.

Nếu sự hiển linh của thần nhân Cao Lỗ và Bích Châu trong hai truyền thuyết trên chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của lịch sử, họ “chủ động” thực hiện sứ mệnh cộng đồng giao phó, không màng đến việc “người trần” có cầu xin hay

91

không, thì trong Thần miếu Độ Mi, hai mẹ con Chiêu Khanh và Đông Long hiển linh để đáp lại lời nguyện cầu, thỉnh mời của Hai Bà. Đối với hai nhân thần Thần miếu Độ Mi, ngoài dung mạo được tác giả dân gian miêu tả sơ lược ở trên và danh xưng được giới thiệu là Chiêu Khanh và Đông Long, dòng dõi vua Hùng, chúng tôi hầu như không tìm được một cứ liệu nào khác. Có những lý giải cho sự hạn chế cứ liệu về hai nhân vật:

Thứ nhất, truyền thuyết thời Hùng Vương được ví là “một thời đại thu hút rất nhiều huyền thoại về mình” [8, tr.80] cho nên xác định tính lịch sử của những nhân vật con cháu Hùng Vương là một công việc khó khả thi.

Thứ hai, theo Trần Thị An, nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị thuộc giai đoạn thời khuyết sử [thời đại lịch sử chưa có sử thành văn - NTQH], thần tích về các nữ tướng Hai Bà Trưng có sự trùng lặp và tính gắn kết lỏng lẻo giữa tích truyện với nhân vật được thờ/ nhân vật được thờ và thời đại. Do vậy, thời đại Hai Bà Trưng dường như là mốc thời gian mang tính ước lệ, có khả năng neo đậu niềm tin cho những truyền thuyết thuộc dạng này.

Thứ ba, có những nhân vật xuất hiện trong truyền thuyết nhưng không thể tìm thấy một dấu tích nào trong những văn bản khác (Trương Hống, Trương Hát,…). Họ là nhân vật được tác giả dân gian thêu dệt nên trên cơ sở một khung niên đại nhất định.

Từ dòng dõi Hùng Vương, Chiêu Khanh và Đông Long có khả năng chỉ là hiện thân niềm tin của nhân dân vào “dòng chảy liên tục của lịch sử chưa bao giờ đứt đoạn” [8, tr.84] trong mạch của truyền thuyết. Tiếp tục với sự hiển linh của hai mẹ con thần miếu Độ Mi, sau đó, âm binh của thần miếu đã ngầm giúp sức cho đại quân Hai Bà thắng giặc, đặc biệt trận chiến với quan Tô Định tại gò Độ Mi. Chi tiết xâu chuỗi với giấc mộng của Hai Bà chính là hình ảnh “hai con ngựa đá ở cửa miếu Độ Mi bùn đất khắp mình và bèo tấm vẫn còn dính ở ngang bụng. Dân chúng cho rằng hai mẹ con thần miếu Độ Mi đã đem quân đánh giặc trở về” [44, tr. 540].

Sự hiển linh của thần miếu không chỉ tồn tại trong giấc mộng mà còn hiện hữu trong những dấu vết ở đời thực của hai con ngựa đá. Nghĩa là Chiêu Khanh và Đông Long đã nhập vào hai con ngựa đá để binh phù. Điểm đặc biệt là họ chọn đôi ngựa đá, chứ không phải một sự vật “sống” nào khác. Theo chúng tôi, nguyên nhân bởi là

Một phần của tài liệu Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian việt nam (Trang 91 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)