Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU
1.1. Một số lý luận cơ bản về huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới
1.1.4. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới
Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc huy động vốn đầu tư. Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế huy động vốn cụ thể nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó hình thức huy động được thực hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn thông qua lồng ghép các chương trình MTQG, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn đã tạo ra sự chủ động cho các địa phương trong huy động vốn đầu tư.
Huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới là chủ trương quan trọng, hết sức đúng đắn, hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Trong những năm qua, cả nước đã đồng tình, tích cực triển khai thực hiện Chương trình huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là nhận thức về Chương trình ngày càng được nâng lên trong các cấp ủy đảng, chính quyền, trong nhân dân; các cơ chế chính sách được ban hành nhìn chung là kịp thời; bộ máy thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở được tổ chức đồng bộ, thống nhất;
công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở địa bàn nông thôn có nhiều tiến bộ; nguồn vốn đầu tư cho Chương trình ngày càng tăng lên; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; quyền làm chủ, vai trò làm chủ của nhân dân được nâng lên; hệ thống chính trị cơ sở được vững mạnh lên; an ninh trật tự ở nông thôn được đảm bảo; đặc biệt, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới, trong đó nổi lên là để đạt được mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 là 50% số xã trên cả nước; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất một huyện đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 5 tiêu chí đòi hỏi sự nỗ lực phải lớn hơn rất nhiều; nhận thức về ý nghĩa quan trọng của Chương trình ở nhiều cơ quan, đơn vị, trong nhân dân còn chưa sâu; việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện còn chưa quyết liệt, nhiều nơi làm chưa tốt; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Do đó các Bộ, ngành chức năng, các địa phương tiếp tục bám sát, thực hiện, đồng bộ các nội dung, giải pháp của Chương trình, trước hết là tập trung đưa khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.Việc đưa khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp phải làm nhanh, khẩn trương, đặc biệt là trong lai tạo giống cây, con cho năng suất, chất lượng cao; đưa máy móc, công nghệ cơ giới hiện đại vào thâm canh, tưới tiêu. Bên cạnh đó, các địa phương cần có các cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn như đầu tư làm công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn nông thôn, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, làm công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh nguồn lực đầu tư, nhà nước cần đặc biệt quan tâm xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư khác vào nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, y tế, giáo dục, viễn thông... Lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Quan tâm đến công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề theo hướng, thứ nhất là trang bị kiến thức khoa học, công nghệ, cách làm để làm tốt hơn công việc đang làm, cụ thể là làm nông nghiệp; thứ hai là đào tạo để chuyển sang làm ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn như làm công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn. Giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình huy động vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, cần hết sức quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, có cơ chế đặc thù hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các vùng khó khăn, có điểm xuất phát thấp; đẩy mạnh thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh đạo, điều hành, có kế hoạch hoạt động, phân công cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới...