Tình hình xây dựng NTM của 3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 88)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

3.3. Thực trạng công tác huy động vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

3.3.3. Tình hình xây dựng NTM của 3 xã nghiên cứu

Về đặc điểm địa hình, xã Yên Lạc có địa hình trung du miền núi bán sơn địa, có nhiều cánh đồng xen kẽ với đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 100 đến 200m so với mực nước biển. Đất đai được sử dụng hầu hết vào sản xuất nông lâm nghiệp.

Xã Tức Tranh là một xã thuộc vùng trung du miền núi, nên địa hình xã khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và chủ yếu nằm rải rác ở các khu vực trong xã. Đây là một khu vực ít thuận lợi cho xây dựng, có tiềm năng để phát triển về trồng các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và một số loại cây trồng khác. Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã lân cận như Phú Đô, Vô Tranh là những xã có cùng đặc điểm về khí hậu.

Bên cạnh đó với địa hình có nhiều sông suối, phía Đông Nam giáp với sông Cầu nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Xã Hợp Thành là một xã nằm ở phía Tây của huyện Phú Lương. Đây là một xã có diện tích và dân số ít nhất trong toàn huyện, và là một xã ATK của

tỉnh Thái Nguyên, nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp ở các xã còn chiếm tỷ lệ rất lớn. Do có sự khác biệt về đặc điểm sinh thái, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nên mức thu nhập bình quân đầu người ở 3 xã nghiên cứu tính đến năm 2015 đã cho thấy sự ảnh hưởng của khác biệt này. Thu nhập bình quân đầu người của xã Tức Tranh đạt 25,8 triệu đồng/người/năm, xã Yên Lạc đạt 17,5 triệu đồng/người/năm và xã Hợp Thành là xã thuộc chương trình 135 có mức thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 14,5 triệu đồng/người/năm.

Bảng 3.7: Một số thông tin của 3 xã nghiên cứu

Stt Tên xã nghiên

cứu

Số dân (người)

Số hộ (hộ)

Diện tích đất tự

nhiên (ha)

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp

(ha)

Thu nhập bình quân đầu người

(tr.đ)

Tỷ lệ hộ nghèo

(%) 1 Yên Lạc 6.451 1.871 4.260,5 1.165,3 17,5 14,37 2 Hợp Thành 2.537 725 895,1 323,8 14,5 15,27 3 Tức Tranh 8.766 2.282 2.559,35 2.234,45 25,8 2,77

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả 5 năm xây dựng NTM của 3 xã 3.3.3.2. Sự hiểu biết của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình XD NTM

Khi chương trình NTM bắt đầu triển khai và đưa về thực hiện tại 3 xã nghiên cứu vào cuối năm 2010 thì các xã đều tổ chức tuyên truyền, triển khai nội dung của chương trình xây dựng NTM đến với người dân xã mình. Qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết tất cả người dân đều có nghe đến chương trình NTM thông qua các kênh tuyên truyền, đài báo, ti vi... Tuy nhiên, khi được hỏi thì hầu hết người dân không hiểu rõ về chương trình MTQG xây dựng NTM:

người dân không nắm được mục tiêu, các tiêu chí, cũng như các bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương mình như thế nào và

không biết vai trò của mình trong chương trình xây dựng NTM là làm những công việc gì.

Bảng 3.8: Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM

Stt Nội dung Số ý kiến (n = 135) Tỷ lệ %

1 Có nghe về chương trình NTM 135 100

2 Nắm được mục tiêu của chương trình NTM 31 22,96 3 Nắm được 19 tiêu chí về NTM (theo QĐ 491) 15 11,11 4 Biết được vai trò của mình trong NTM 24 17,78 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết người dân ở 3 xã nghiên cứu đều có biết về chương trình NTM, qua điều tra 135 hộ ở 3 xã cho thấy 100% số hộ đều đã được nghe về chương trình NTM. Tuy nhiên, thì sự hiểu biết của các hộ về chương trình NTM vẫn còn rất mơ hồ, hầu hết các hộ không nắm được mục tiêu, các tiêu chí cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM. Chỉ có 22,96% các hộ được hỏi là cơ bản nắm được mục tiêu của chương trình, số hộ nắm được các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM rất là thấp, đặc biệt phần lớn các hộ còn không biết được vai trò của mình trong xây dựng NTM là gì, đây là một vấn đề rất đáng lo ngại cho các xã khi triển khai chương trình xây dựng NTM, thử hỏi người dân nếu không biết mình phải làm gì để xây dựng NTM thì liệu NTM ở các xã có thực hiện thành công được không?

Qua điều tra người dân cho biết, ở cả 3 xã đều có tuyên truyền về chương trình nông thôn mới đến người dân thông qua loa phát thanh của xã, thôn; qua các buổi họp thôn; qua các pano, áp phích.... nhưng người dân vì bận nhiều việc nên họ không dành thời gian để nghe từ đầu đến cuối bài tuyên truyền nên không hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM, còn trong các buổi họp thôn thì lồng ghép nhiều nội dung chứ không chỉ nói riêng về chương trình NTM nên họ cũng không hiểu được, trên các pano, áp phích thì không

có đủ thông tin về chương trình NTM... Chính vì vậy mà sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM vẫn rất mơ hồ.

Không chỉ người dân còn hiểu không rõ về chương trình xây dựng NTM mà ngày cả một số cán bộ khi được hỏi cũng còn nhiều vấn đề không rõ. Qua quá trình điều tra phỏng vấn 30 cán bộ: trong đó có 12 cán bộ xã và 18 cán bộ cấp thôn thì chỉ có 33,33% số cán bộ hiểu được mục tiêu và các tiêu chí của chương trình MTQG xây dựng NTM, số cán bộ còn lại đều cơ bản không nắm được mục tiêu, các tiêu chí cũng như cách thức thực hiện của chương trình NTM, thậm chí khi hỏi xã mình hiện tại đạt được bao nhiêu tiêu chí nông thôn mới thì chỉ có 66,67% cán bộ trả lời được nhưng cũng không nhớ được cụ thể tiêu chí nào đạt được và tiêu chí nào chưa đạt được. Đặc biệt có một số cán bộ trực tiếp làm các báo cáo về chương trình NTM của xã mình nhưng khi được hỏi cũng không nắm được 19 tiêu chí NTM là những tiêu chí gì, xã mình đã đạt những tiêu chí nào và những tiêu chí nào chưa đạt được.

Bảng 3.9: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương

STT Nội dung

Cán bộ (n = 30) Người dân (n = 135) Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 26 86,67 98 72,59

2 Cần thiết 4 13,33 37 27,41

3 Không cần thiết 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả Mặc dù sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình NTM nhưng khi được hỏi thì đa phần người dân đều cho rằng chương trình NTM là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 72,59% số ý kiến), còn lại các hộ điều tra đều cho rằng chương trình NTM là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết. Về phía cán bộ thì có 86,67%

ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình NTM là cần thiết.

3.3.3.3. Những đóng góp của người dân vào chương trình xây dựng NTM Bảng 3.10: Những công việc người dân tham gia vào xây dựng NTM tại

địa phương mình (n = 135)

STT Nội dung công việc Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Bầu tiểu ban xây dựng NTM 75 55,56

2 Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án xây

dựng NTM 61 45,19

3 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện 45 33,33

4 Xây dựng kế hoạch thực hiện 12 8,89

5 Tiền 135 100

6 Tài sản (đất đai, hoa màu, cây cối….) 78 57,78

7 Ngày công lao động 108 80

8 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 63 46,67

9 Giám sát thi công công trình 31 22,96

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả

Khi được hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào xây dựng NTM ở địa phương thì thấy được người dân đã tham gia vào các công việc như sau: bầu tiểu ban xây dựng NTM ở thôn mình; đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề án xây dựng NTM; đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện; xây dựng kế hoạch thực hiện; đóng góp tiền, tài sản, ngày công lao động; tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm; và giám sát thi công công trình. Tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia vào các công việc là khác nhau: chỉ có 8,89% ý kiến cho rằng được tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình NTM; 33,33% ý kiến cho rằng có đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn công việc gì thực hiện trước công việc gì thực hiện sau. Riêng đóng góp bằng tiền mặt là là 100% số hộ được hỏi đều trả lời có tham gia đóng góp.

Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM (n = 30)

STT Nội dung phỏng vấn Tỷ lệ đồng ý

(%) I Người dân tham gia đóng góp ý kiến vào hoạt động nào

trong xây dựng NTM?

1 Thành lập tiểu ban quản lý xây dựng NTM 100

2 Thông tin, tuyên truyền về NTM 50

3 Xây dựng quy hoạch NTM của xã 80

4 Xây dựng đề án NTM của xã 73,33

5 Tổ chức thực hiện đề án 100

6 Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các công trình 100 II Người dân đóng góp những gì cho xây dựng NTM

1 Tiền 100

2 Tài sản (đất đai, cây cối…) 100

3 Ngày công lao động 100

4 Tham gia ý kiến 100

III Đóng góp của người dân phục vụ cho hoạt động nào

1 Xây dựng CSHT 100

2 Phát triển sản xuất 100

3 Bảo vệ môi trường 53,33

4 Hoạt động văn hóa xã hội 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả

Mặc dù có sự khác biệt về địa bàn nhưng hầu hết các cán bộ xã, thôn ở 3 xã nghiên cứu đều có nhận định chung khá tương đồng về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM. Kết quả trả lời của 30 cán bộ xã, thôn đều 100% đồng ý về 2 nội dung: (1) Người dân có đóng góp tiền, tài sản, công lao động, tham gia ý kiến cho xây dựng NTM; (2) Những đóng góp của dân phục vụ cho hoạt động xây dựng CSHT, phát triển sản xuất, văn hoá xã hội. Qua số liệu điều tra cũng cho thấy 100% các hộ điều tra đều tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng NTM của thôn, xã mình bằng các hình thức khác nhau: tiền, ngày công

lao động, tài sản (đất đai, cây cối,...) và đóng góp ý kiến vào chương trình xây dựng NTM. Cụ thể các hình thức đóng góp như sau:

- Đóng góp ý kiến:

Về việc đóng góp ý kiến cho bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM, thực tế kết quả điều tra cho thấy, sự tham gia ý kiến của người dân trong công tác quy hoạch và xây dựng đề án còn hạn chế. Đề án NTM của ban bí thư quy định các nội dung này phải được thông qua cộng đồng, nhân dân. Nhưng có nhiều ý kiến của cán bộ địa phương cấp xã, thôn ở địa bàn nghiên cứu cho rằng việc này chưa được quy định rõ ràng, mức độ, trình tự lấy ý kiến của dân như thế nào cũng chưa được chỉ rõ. Đề án và quy hoạch chủ yếu do đơn vị tư vấn và Ban quản lý xã xây dựng, sau đó phải thông qua ý kiến cấp trên, rồi lại đưa xuống lấy ý kiến của dân…Chính vì vậy, ý kiến của dân chỉ mang tính chất biểu quyết thông qua. Ngoài ra, theo một số cán bộ thôn thì lý do mà nhiều người dân không tham gia ý kiến vào đề án và quy hoạch do cách lấy ý kiến của dân chưa phù hợp: bản đề án và quy hoạch NTM của mỗi xã thì gồm tổng thể những nội dung lớn chính vì vậy khi mang ra đọc thì người dân không quan tâm nên họ không đóng góp ý kiến cho bản đề án và quy hoạch.

Có thể thấy rằng vì không hiểu rõ được mục tiêu cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM nên người dân tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM hiện nay mới chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa phải là vì lợi ích của bản thân họ.

- Đóng góp bằng tiền mặt, tài sản, ngày công lao động:

Qua quá trình điều tra cũng cho thấy người dân tại 3 xã nghiên cứu đều có đóng góp tiền của, tài sản và công lao động vào các công trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, thì số tiền và giá trị tài sản, công lao động huy động được ở mỗi xã là khác nhau.

Bảng 3.12: Giá trị đóng góp bình quân/hộ cho xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình xây dựng NTM của 3 xã nghiên cứu (n=135)

Tên công trình Tổng số (1.000đ)

Giá trị từng loại đóng góp (1.000đ)

Cơ cấu đóng góp (%)

Tiền mặt Tài sản Lao động Tiền mặt Tài sản Lao động

Yên lạc

Đường trục thôn 250 150 0 100 60 - 40

Đường ngõ xóm 350 200 50 100 57,14 14,29 28,57

Kênh mương 120 120 0 0 100 - -

Tức Tranh

Đường trục thôn 450 250 0 200 55,56 - 44,44

Đường ngõ xóm 530 300 30 200 56,6 5,66 37,74

Nhà văn hóa thôn 300 200 0 100 66,67 - 33,33

Hợp Thành

Đường ngõ xóm 440 200 40 200 45,45 9,1 45,45

Kênh mương 140 140 0 0 100 - -

Nhà văn hóa thôn 250 100 50 100 40 20 40

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả

74

Việc huy động người dân đóng góp bằng tiền mặt cho xây dựng NTM nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trong 3 xã nghiên cứu thì xã Tức Tranh nhờ có dân số đông nên số tiền huy động được lớn hơn so với 2 xã còn lại (số tiền xã huy động được là gần 6 tỷ), tiếp đến là xã Yên Lạc (huy động được hơn 1 tỷ), còn lại xã Hợp Thành thì việc huy động tiền mặt của người dân cho xây dựng NTM rất ít do đây là xã miền núi tỷ lệ hộ khó khăn trong xã còn rất cao.

Việc huy động tài sản ở các xã nghiên cứu thì gặp khó khăn trong việc huy động hiến đất không đền bù, còn việc đóng góp các sản phẩm hoa mầu trên diện tích đất, tre, cát, sỏi...thì đa phần các hộ đều tự nguyện đóng góp.

Tuy nhiên, phần tài sản này huy động được ở 3 xã cũng rất ít .

Việc huy động đóng góp bằng công lao động nhìn chung ở 3 xã nghiên cứu là không gặp phải khó khăn, do huyện Phú Lương là huyện có dân số rất đông chính vì vậy có nguồn lao động tương đối dồi dào. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực này lại chưa được các xã tận dụng triệt để. Một số công trình xã không giao cho chính người dân địa phương thi công thực hiện mà chỉ huy động người dân đóng góp tiền của sau đó xã chỉ nhà thầu. Chính vì vậy mà người dân không có cơ hội để đóng góp công lao động để giảm bớt tiền mặt phải đóng góp đi.

3.3.3.4. Những khó khăn trong việc huy động vốn trong cộng đồng dân cư vào chương trình xây dựng NTM

Qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ đồng ý với mức đóng góp tiền mặt cho chương trình xây dựng NTM ở địa phương là phù hợp với hộ gia đình mình tương đối cao (77,78%), trên thực tế thì tất cả các hộ đều đóng góp tiền mặt vào chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Tuy nhiên, thì vẫn có một số hộ cho rằng việc đóng góp như vậy là chưa phù hợp với hộ gia đình mình, những hộ gia đình này đa phần là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, những hộ đã quá tuổi lao động, những hộ bị bệnh tật...mà không được giảm tiền đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn, xã. Chỉ có 42,96% các hộ dân đồng ý

mức huy động hiến đất ở các địa phương là hợp lý còn lại cho rằng huy động hiến đất không đền bù như vậy là không hợp lý. Còn việc huy động mức đóng góp công lao động cho chương trình xây dựng NTM thì các hộ đều cho là phù hợp (100% các hộ đồng ý mức huy động như vậy là phù hợp).

Bảng 3.13: Ý kiến của các hộ về việc huy động vốn cho chương trình xây dựng NTM

STT Nội dung phỏng vấn

Số ý kiến đồng ý (n =

135) Tỷ lệ (%)

Tiền mặt

Đất đai

Công lao động

Tiền mặt

Đất đai

Công lao động

1

Mức đóng góp cho chương trình xây dựng NTM là phù hợp với khả năng của gia đình

104 58 135 77,78 42,96 100

2

Cách thức huy động người dân đóng góp cho xây dựng NTM ở địa phương là hợp lý

103 58 135 76,3 42,96 100

3

Gia đình tự nguyện đóng góp cho xây dựng NTM ở địa phương

91 50 130 67,41 37,04 96,27

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả Về cách thức huy động đóng góp bằng tiền mặt thì tỷ lệ người dân cho là hợp lý là tương đối cao (76,3%), trong khi đó chỉ có 42,96% người dân đồng ý là cách thức huy động người dân hiến đất như hiện nay là phù hợp.

Khi được hỏi về sự tự nguyện đóng góp cho việc xây dựng NTM ở địa phương, thì hầu hết các gia đình đều có ý kiến là tự nguyện đóng góp bằng tiền mặt, còn về đất đai thì hiện nay còn một số hộ chưa tự nguyện, chưa đồng ý hiến đất.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)