Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU
1.2. Kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư trong xây dựng nông thôn mới
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân. Từ thực tiễn triển khai Chương trình đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh việc triển khai xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
- Công tác quy hoạch nông thôn:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng để thực hiện chương trình xây dựng NTM. Quy hoạch nông thôn mới là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện thành công, chủ động xây dựng nông thôn mới thì công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần được quan tâm đặc biệt. Quy hoạch đúng mức tạo ra sự thống nhất giữa tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất gắn chặt với quy hoạch phát triển KT- XH vùng, ngành, địa phương. Là công cụ quản lý chủ yếu xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại. Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
- Tuyên truyền:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua tiếp xúc, gặp gỡ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trong vùng dự án.
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, thông thoáng và nhất quán trước sau với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển của huyện Phú Lương, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng. Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quảng bá môi trường đầu tư của huyện thông qua các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử của Trung ương và của địa phương.
- Phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng hỗ trợ thu hút đầu tư.
+ Tranh thủ tối đa các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sử dụng hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Cải cách hành chính: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư. Thí điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đầu tư, đấu thầu qua mạng.
- Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực cần chú ý các vấn đề sau:
+ Đào tạo nghề gắn với đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Phát triển hệ thống dạy nghề đa cấp (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề), chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
+ Nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động cả về số lượng, cơ cấu nghề để có kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án.
- Bảo đảm an ninh trật tự cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư: Xem xét, xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành động kích động, gây rối, phá hoại đến hoạt động triển khai dự án và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Có biện pháp đủ mạnh để can thiệp kịp thời, có hiệu quả để dự án hoạt động bình thường, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn huyện.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư: cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhà đầu tư như chỗ ở, các dịch vụ tài chính, ngân hàng,...
- Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư:
+ Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của huyện. Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của huyện với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ ngành trung ương, các địa phương trong cùng khu vực.
+ Nâng cao chất lượng, nội dung tài liệu xúc tiến đầu tư.
+ Tiếp tục triển khai và mở rộng các chương trình hợp tác phát triển giữa Phú Lương và các địa phương trong và ngoài nước.
+ Tăng cường tính chủ động phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong xúc tiến đầu tư.
+ Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức tốt công tác quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn: Đổi mới công tác triển khai quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách; Làm tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, công bố rộng rãi quy hoạch; Thực hiện rà soát toàn bộ cơ chế, chính sách đã ban hành đề kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cho phù hợp với từng thời kỳ.
Chương 2