1). Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư ở chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là gì? Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp?
2). Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện những phương pháp gì để việc thu hút vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả?
3). Giải pháp để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp là công cụ để thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở của một đề tài nghiên cứu nhất định.
Phương pháp nghiên cứu là quá trình sử dụng thông tin, tài liệu có được để luận giải cho vấn đề cần nghiên cứu.
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến sau đây:
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chương trình xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến huy động vốn đầu tư cho thực hiện chương trình; tập hợp, phân loại rõ từng loại vốn, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại vốn.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến huy động vốn đầu tư cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau:
+ Chọn 3 trong 14 xã triển khai xây dựng NTM của huyện Phú Lương để nghiên cứu: Xã Tức Tranh, xã Hợp Thành, xã Yên Lạc. Ba xã được chọn ngẫu nhiên trong các nhóm được chia theo mức độ hoàn thành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM:
- Nhóm 1: các xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí: Cổ Lũng, Phấn Mễ, Tức Tranh, Ôn Lương, Sơn Cẩm.
- Nhóm 2: các xã đạt 13 - 14 tiêu chí: Vô Tranh, Yên Đổ (14/19 tiêu chí), Hợp Thành (13/19 tiêu chí).
- Nhóm 3: các xã đạt 10 - 11 tiêu chí: Yên Lạc, Động Đạt (11/19 tiêu chí), Phú Đô, Yên Trạch, Yên Ninh, Phủ Lý (10/19 tiêu chí).
+ Trong mỗi xã nghiên cứu phỏng vấn 4 cán bộ phụ trách công tác thực hiện chương trình NTM, tổng cộng có 12 cán bộ xã được phỏng vấn.
+ Tại mỗi xã nghiên cứu chọn 3 thôn và có sự tư vấn của cán bộ xã để tiến hành chọn mẫu điều tra. Phỏng vấn mỗi xã 3 trưởng thôn và 3 bí thư chi bộ xóm, tổng cộng có 18 cán bộ cấp thôn được phỏng vấn. Tổng số cán bộ xã và cán bộ thôn điều tra phỏng vấn ở 3 xã là 30 cán bộ.
+ Tại mỗi thôn chọn mẫu 15 hộ để điều tra phỏng vấn. Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn. Tổng số hộ điều tra phỏng vấn ở mỗi xã là 45 hộ. Tổng số hộ dân điều tra phỏng vấn ở 3 xã nghiên cứu là 135 hộ.
2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu điểm
Thực hiện nghiên cứu tổng thể, toàn diện về công tác xây dựng nông thôn mới tại 14 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để đạt được mục tiêu nghiên cứu, từ đó có những phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu có tính chất đặc trưng và đại diện. Cụ thể là phân tích công tác huy động vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm liên tiếp: 2011 - 2015 và chọn 03 xã điểm để nghiên cứu công tác huy động vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới. Từ thông tin và kết quả trong quá
trình xây dựng nông thôn mới ở 03 xã điểm rút ra bài học để thực hiện tốt công tác huy động vốn đầu tư cho các xã còn lại.
2.2.1.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ thực hiện chương trình NTM tại huyện, xã;
phỏng vấn các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu nhằm thấy được thực trạng của chương trình NTM tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Tổng hợp các thông tin, số liệu, tài liệu được khai thác trên cơ sở các văn bản, nghị định, quyết định của Nhà nước, báo cáo tiến độ và tình tình thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới định kỳ của huyện, xã, báo cáo tổng kết các công tình nghiên cứu... có liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới. Từ đó xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Sau đó, tổng hợp và phân tích những cái đạt được và chưa đạt được để đưa các giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng NTM trong thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê kết quả thực hiện huy động vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm 2011 - 2015 để mô tả công tác huy động vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới một cách tổng thể cũng như đối với từng nội dung cụ thể.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng việc huy động các nguồn vốn vào xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương, sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã… vào chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
So sánh số liệu cụ thể qua 5 năm liên tiếp thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới. Từ đó phản ánh chi tiết về hiệu quả, tiến độ, mức độ hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Một số chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu nguồn vốn
- Tổng vốn huy động bao gồm tổng số vốn huy động phân theo nguồn và theo lĩnh vực đầu tư.
- Số vốn huy động phân theo nguồn và tỷ trọng số vốn huy động từ từng nguồn.
+ Vốn ngân sách trung ương khoảng 40%.
+Vốn tín dụng khoảng 30%.
+ Vốn từ các DN, các loại hình kinh tế khác khoảng 20%.
+ Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%.
+ Tỷ trọng số vốn huy động của từng nguồn = Số vốn huy động được của từng nguồn/Tổng số vốn huy động x 100%.
- Số vốn huy động phân theo lĩnh vực được đầu tư và tỷ trọng vốn huy động được đầu tư trong từng lĩnh vực.
+ Huy động vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng.
+ Huy động vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn vốn
- Hạn mức cho vay (theo nghị định 55/2015/NĐ-CP):
+ Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
+ Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.
+ Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.
+ Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
- Lãi suất
Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
- Thời hạn cho vay
Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.
- Các khoản ưu đãi cho vay khác
Khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay, được tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng.
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển của công tác huy động vốn - Tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng của tổng số vốn huy động, của lượng vốn huy động theo từng nguồn.
- Cơ cấu giá trị nguồn vốn huy động được theo nguồn (ngân sách nhà nước, tín dụng, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư).
Chương 3