Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 105)

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC

4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm phát triển

Phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bảo đảm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa huyện với mức trung bình của cả tỉnh và vùng.

Phát triển theo hướng CNH - HĐH và sản xuất hàng hóa, trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực của huyện, của tỉnh và của vùng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành chủ đạo.

Tận dụng tối đa lợi thế vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.

Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

4.1.2. Mục tiêu phát triển 4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2020 của huyện cao hơn so với mức trung bình của tỉnh. Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế

mạnh của địa phương, huy động nội lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương, phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, tăng cường hợp tác kinh tế, gắn thị trường của địa phương với thị trường trong và ngoài nước.

Phấn đấu huyện Phú Lương có cơ cấu kinh tế tăng trưởng cao, hiệu quả với các sản phẩm hàng hóa chủ lực trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.

Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 cơ cấu kinh tế là Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ - Nông lâm thuỷ sản. Tạo điều kiện cơ bản để sau năm 2020 kinh tế của huyện sẽ phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.

Nâng cấp một bước kết cấu cơ sở hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hóa, hiện đại hóa với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa, giữ vững quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2016 có 40% số xã, đến năm 2020 có 85% số xã trên địa bàn đạt tiêu chí nông thôn mới.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Về phát triển kinh tế: tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 13,13%/năm. Cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2020 nông lâm thuỷ sản giảm còn 16,4%, công nghiệp xây dựng 52,6%, thương mại dịch vụ 31,0%. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 13.309 tỷ đồng.

Về phát triển xã hội: tỷ lệ tăng dân số ổn định ở mức 1,23%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 5%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tái nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Về bảo vệ môi trường: môi trường được đảm bảo, 85% dân số sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100%

chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế, quy hoạch tuyến thu gom, bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn, cải tạo và xây dựng mới hệ thống thoát nước thải.

Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường được đảm bảo. Bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa được bảo tồn và tái tạo.

4.1.3. Phương hướng và quan điểm về nguồn vốn xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư sống ở vùng nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu. có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng NTM là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.”. Xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, trong đó nông dân phải là lực lượng nòng cốt, phải là chủ thể xây dựng NTM. Trên cơ sở chương trình MTQG xây dựng NTM của chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020. Quan điểm là:

Thứ nhất, xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động toàn diện trên mọi lĩnh vực; là cơ sở để xây dựng huyện Phú Lương trở thành thị xã.

Thứ hai, xây dựng NTM dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Thứ ba, xây dựng NTM trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường, vươn lên của nông dân, tạo không khí thi đua, phấn khởi, tự giác tham gia của nhân dân toàn huyện. Xây dựng NTM ổn định, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ tư, chủ thể chính xây dựng NTM là hộ nông dân, xây dựng nông thôn mới dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư là chính. Nhà nước hỗ trợ xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng yếu, vì vậy mọi việc triển khai xây dựng nông thôn mới phải được dân biết, dân bàn, dân tham gia và dân được hưởng thành quả.

Thứ năm, thực hiện chương trình nông thôn mới trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; phát huy đóng góp của các tầng lớp dân cư.

Thứ sáu, phát triển nông thôn phải bền vững cả về tự nhiên và xã hội.

Đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch, thực phẩm vệ sinh, tài nguyên sinh học đa dạng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra. Thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn, giữa các nhóm cư dân nông thôn, hỗ trợ người nghèo, những nhóm đối tượng khó khăn trong quá trình phát triển.

Thứ bẩy, xây dựng NTM tiến hành đồng thời ở tất cả các xã trong huyện, thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới.

Trong quản lý, điều hành huyện ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các xã thực hiện tốt các tiêu chí không cần vốn đầu tư như: Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn, những xã tổ chức thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, có hiệu quả, những xã có khả năng về đích sớm.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)