Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
3.3. Thực trạng công tác huy động vốn đầu tư trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
3.4.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
- Nguồn vốn phân bổ từ nguồn ngân sách hàng năm của tỉnh cho các địa phương còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã còn thấp, hiệu quả huy động vốn trong nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa huy động được nhiều sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn trong xây dựng nông thôn mới.
- Nguồn lực thực hiện công tác xây dựng NTM còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách, chưa có chính sách đặc thù đối với cán bộ thực hiện công tác xây dựng nông mới các cấp.
- Các xã đã thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nhưng số lượng còn ít, mô hình sản xuất còn phân tán, dàn trải, quy mô nhỏ, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra do nguồn vốn đầu tư và kinh phí hỗ trợ còn ít, lồng ghép nguồn vốn và cơ chế chính sách còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
- Tổng vốn đầu tư không đều qua các năm và còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của huyện đối với khu vực nông thôn.
Điều này dẫn đến có một số dự án thực hiện kéo dài, chậm phát huy tác dụng hoặc đã hoàn chỉnh nhưng chưa thể đi vào thực hiện do thiếu vốn, ảnh hưởng tới lợi ích của cả nhà đầu tư và cả toàn huyện.
Vốn đầu tư trên địa bàn huyện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ trung ương và tỉnh do đó đã giảm khả năng tự chủ và năng động trong các hoạt động đầu tư của huyện. Nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp song ở một số địa phương vẫn còn tình trạng một số cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, đặc biệt là các xã ở vùng sâu, vùng xa. Hiệu quả đầu tư vào các ngành vẫn chưa đạt được mức đề ra, cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển đổi, công nghiệp tuy có những bước phát triển nhưng chưa bền vững.
Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và hiệu quả hoạt động của dự án. Hai khâu còn gặp nhiều trở ngại nhất là chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng.
3.4.2.2. Nguyên nhân
- Do nguồn thu trên địa bàn còn thấp, nguồn đầu tư phụ thuộc lớn vào nguồn cân đối từ Trung ương và tỉnh. Để có thể chủ động nguồn vốn
cho đầu tư phát triển huyện cần có giải pháp trong việc quy hoạch phát triển nguồn thu.
- Các doanh nghiệp khó khăn về vốn, trong khí thủ tục vay vốn rất ngặt nghèo. Để vay được vốn thì người vay vốn phải có thế chấp, trong khi đó người vay vốn chủ yếu lại là người nông dân nên điều kiện đó họ không đáp ứng được.
- Mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới kết cấu hạ tầng song nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình còn dàn trải, chưa tập trung vì vậy ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng thất thoát và chiếm dụng vốn dẫn đến tiến độ đầu tư không đúng theo kế hoạch và chỉ tiêu đề ra.
- Chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong huyện, chưa phát huy được tiềm năng để phát triển, khai thác thế mạnh của rừng.
- Thủ tục chuẩn bị đầu tư một số công trình vẫn còn chậm; Một số công trình đầu tư vốn lớn nhưng hiệu quả mang lại còn thấp và chưa phát huy tác dụng; Tốc độ đầu tư cho công trình sản xuất chưa cao, khả năng tiếp thu vốn đầu tư có xu hướng chững lại trong những năm gần đây do tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
- Trong đầu tư, quy hoạch phải đi trước một bước, tuy nhiên việc triển khai lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cũng như các quy hoạch chuyên ngành chất lượng còn hạn chế. Việc thực hiện thủ tục trong xây dựng và lập dự án cũng như kế hoạch đầu tư còn chậm, ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện.
- Lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó ngân sách lại eo hẹp, đến nay việc đầu tư mới chỉ tập trung từ nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn khác như vay tín dụng ưu đãi, vay ngân hàng, huy động từ nguồn vốn trong
dân mặc dù đã phát triển song còn hạn chế. Chương trình tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa quan tâm đúng mức. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ít được thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông thôn.
- Các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo để đưa việc quản lý xây dựng vào nề nếp. Việc dự kiến chi phí thường thấp hơn chi phí thực tế và dự kiến hoàn thành thường lạc quan quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến làm chậm tiến độ dự án đầu tư.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển vùng nông thôn đã được nâng cấp một bước song còn nhiều bất cập như: Công nghệ hiện đại sản xuất giống cây trồng vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến còn ít, chủ yếu ở mức bảo quản thô và sơ chế. Các công trình thuỷ lợi đầu mối đầu tư không đồng bộ đã bị xuống cấp, giảm năng lực tưới tiêu, hệ thống chậm được đâu tư nâng cấp gây tổn hao lớn, hệ thống đường giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn còn chưa hoàn chỉnh... Bên cạnh đó vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng cũng như việc phân cấp đầu tư còn bất cập... ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế của huyện.
- Một hạn chế nữa là tính đồng bộ và sự bất cấp của một số chính sách trên địa bàn.
Chương 4