Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 21 - 26)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1. Nghiên cứu kỹ năng từ phương diện/góc độ tâm lý học hoạt động.

Nghiên cứu về điều kiện hình thành KN: Vào những năm 20 của thế kỷ XX các nhà Giáo dục học Xô Viết như: H.K.Kruxpkai, A.X Macarenco [1; tr76], [3] đã đi sâu nghiên cứu ý nghĩa của việc đặt kế hoạch và tự kiểm tra, đặc biệt là H.K.Krupxkai rất quan tâm đến việc hình thành các KN lao động cho học sinh phổ thông trong việc dạy, hướng nghiệp cho họ. Sau năm 1970 khi lý thuyết hoạt động của A.N Leonchep ra đời, hàng loạt các công trình nghiên cứu KN, kỹ xảo được công bố dưới ánh sáng lý thuyết hoạt động. Những công trình này đã phân biệt rõ hai khái niệm và con đường hình thành KN là kinh nghiệm và tri thức trước đó.

Một trong các tác giả đi sâu nghiên cứu về KN lao động là tác giả V.V.Tsebưseva [76], [118, Sđd], [166]. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đưa ra các phương pháp hình thành KN. Theo tác giả “KN với tư cách là khả năng (trình độ được chuẩn bị) thực hiện một hành động nào đó thì dựa trên cơ sở những tri thức và KN được hoàn thiện lên cùng với chúng”. Đồng thời tác giả khẳng định “Các quá trình nhận thức trong học tập càng tích cực bao nhiêu thì các KN, kỹ xảo càng nhanh chóng và hoàn thiện bấy nhiêu”. Từ đó, tác giả rút ra kết luận sư phạm rất quan trọng “Khi huấn luyện nên rút dần vai trò của nhà giáo dục để người học tự làm lấy thì KN sẽ được hình thành nhanh chóng và ổn định hơn. Mặt khác, nhà trường cũng phải chú ý đúng mức đến chất lượng các KN, kỹ xảo nếu không ở học sinh có thể hình thành KN, kỹ xảo chưa hoàn thành mà sau này phải học lại là nhiệm vụ phức tạp hơn học cái mới”. Qua đó, tác giả nêu lên những phương pháp và điều kiện rèn luyện KN, kỹ xảo cho học sinh. Tác giả cho rằng “Tùy theo đặc điểm của các KN, kỹ xảo mà định ra các hình thức tổ chức, phương pháp và biện pháp giảng dạy thích hợp”. Đồng thời tác giả nhấn mạnh yếu tố tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học để nâng cao tính tích cực tư duy cho học sinh là rất cần thiết trong quá trình

dạy học. Đồng thời tác giả nhấn mạnh yếu tố tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học để nâng cao tính tích cực tư duy cho học sinh là rất cần thiết trong quá trình dạy học.

Nghiên cứu về mức độ hình thành KN: Kixegof X. I. (1973) [47] với công trình nghiên cứu “Hình thành các KN và kỹ xảo sư phạm cho SV trong điều kiện của nền giáo dục đại học” (LGU Lêningrat - Vũ Năng Tĩnh dịch); tác giả đã nghiên cứu sâu về lý luận, phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn và đưa ra nội dung, tổ chức thực hành thực tập sư phạm và rèn luyện KN giảng dạy của SV trong các trường ĐH sư phạm. Kixegof X.I. đã thiết kế hơn 100 KN nghiệp vụ giảng dạy trong đó có 50 KN cần thiết nhất và được phân theo KN thực hành, KN thực tập sư phạm. Kixegof X.I. cũng là người đầu tiên nêu lên sự phân biệt hai loại KN: KN bậc thấp (hay còn gọi là KN nguyên sinh) được hình thành qua các hoạt động giản đơn, nó là cơ sở hình thành kỹ xảo. KN bậc cao (KN thứ sinh) - mà cơ sở của nó là tri thức và các kỹ xảo.

Nghiên cứu mối tương quan giữa kiến thức và KN: Trong nghiên cứu của Ferguson và Womack (1993) với hơn 200 SV tốt nghiệp cho thấy kiến thức môn học giỏi chỉ là cơ sở, là nền tảng, tiền đề quan trọng để tạo ra kết quả học tập tốt, nó phải được kết hợp với kiến thức KN về nghiệp vụ sư phạm như KN giao tiếp; KN tổ chức, quản lý; KN phát triển nhu cầu đa dạng của người học.

Tóm lại: KN được hình thành thông qua quá trình hoạt động. Trong đó, tri thức là nền tảng, là điều kiện cần thiết để hình thành KN. Để rèn luyện một KN nào đó, chúng ta cần định ra các hình thức tổ chức, phương pháp và biện pháp giảng dạy thích hợp tạo hứng thú cho người học tham gia một cách tự giác, tích cực.

1.1.1.2. Nghiên cứu kỹ năng từ phương diện/góc độ giáo dục học - Nghiên cứu KN gắn với KNS, KNM

Thuật ngữ “kỹ năng sống” được Winthrop Adkins sử dụng lần đầu tiên trong một chương trình đào tạo nghề thực hiện trong những năm 1960 với tên gọi “The Adkins Life Skills Programme: Employability Skills Series”. Cho đến nay có rất nhiều quan niệm về KNS, nhưng tất cả đều thống nhất quan niệm KNS thuộc phạm trù năng lực. Khái niệm cơ bản về KNS được Tổ chức Liên Hiệp Quốc thừa nhận, sử dụng và được trình bày như sau: “KNS là những năng lực hành vi thích nghi và

mang tính tích cực có thể giúp cá nhân giải quyết một cách hiệu quả những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Cụ thể là, KNS là một nhóm những năng lực tâm lý và KN liên nhân cách có thể giúp cho con người đưa ra những quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và tích cực cũng như giao tiếp một cách hiệu quả, thiết lập các mối quan hệ bền vững, cảm thông với người khác và đương đầu với cuộc sống theo một cách thức lành mạnh và hiệu quả” [90]. Quan niệm của UNICEF (UNICEF Thái Lan, 1995): KNS là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính xây dựng. Chính vì vậy, trong diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp”. Mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học”.

Như vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học. Cho nên, giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước.

Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả KNS để sống tích cực, sống khoẻ mạnh. Nhu cầu vận dụng KNS một cách trực tiếp hay gián tiếp được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong việc thực hiện Công ước quyền trẻ em [110].

Tổ chức Confrennce Board of Canada là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế và các năng lực hoạt động của các tổ chức và các vấn đề chính sách, đã nghiên cứu và đưa ra danh sách các KN hành nghề cho thế kỷ 21 bao gồm các KN: KN giao tiếp; KN giải quyết vấn đề; KN tư duy và hành vi tích cực; KN thích ứng, làm việc với con người; KN nghiên cứu khoa học và toán [dẫn theo 15].

Kỹ năng mềm (soft skills), (hay còn gọi là KN thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các KN quan trọng trong cuộc sống con người. Tác giả Rani S, Schulz B. [103], [104] đã nêu lên sự cần thiết và tầm quan

trọng của KNM trong quá trình phát triển nhân cách và triển vọng nghề nghiệp đối với SV đã liệt kê một số KNM cần thiết bao gồm các KN: Giao tiếp, giải quyết vấn đề, KNTL, tư duy tổ chức và phê phán, quản lý thời gian, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...; đồng thời tác giả cho rằng để hình thành và phát triển KNM cho SV cần thông qua khóa học đào tạo về KNM và tự rèn luyện của cá nhân dựa trên các tài liệu về KNM, SV tích cực tham gia các câu lạc bộ (CLB) và các hoạt động xã hội; điều quan trọng là GV phải lồng ghép phát triển KNM cho SV trong chương trình các môn học và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

Tác giả Hao M. S., Ow S. H. [101], [102] nêu lên tầm quan trọng của KNM mà mỗi cá nhân cần phải có trong quá trình làm việc. Trong đó, hai KNM cơ bản đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải có đó là KN giao tiếp và KNTL. Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra KN giao tiếp và KNTL có thể được dạy và phát triển một cách hiệu quả trong một khóa học thông qua hoạt động nhóm.

Trong Đề án “T.O.P Skills for W.IN Europe-Training On Professional Skills for Workers In Nations of Europe” [99], tác giả González D. và các cộng sự cho rằng có nhiều loại KNM nhưng có thể tập hợp thành 4 nhóm đó là: KN Lãnh đạo;

KN quản lý; KN thể hiện bản thân; KN tự quản lý bản thân. Theo đó, các tác giả cung cấp tài liệu và cách dạy chi tiết để các nhà giáo dục, các cá nhân có thể tham khảo sử dụng trong quá trình đào tạo và phát triển KNM.

Abdullah AL. M., Kamal N., Saeid M. [98] nghiên cứu về KN làm việc kết quả cho thấy đối với các SV tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh, KNM có tầm quan trọng so với khả năng, hiểu biết của bản thân trong quá trình làm việc. Nghiên cứu đưa ra kết luận sự hình thành và phát triển các KNM được quyết định bởi nền văn hóa, xã hội mà người đó đang sống; đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường làm việc, học tập và nền tảng gia đình.

Tác giả Greenberg A.D. và Nilssen A.H. [100] nghiên cứu về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành các KNM, đã đưa ra đề xuất các nhà trường cần sử dụng loại hình giáo dục trải nghiệm, phát triển chuyên môn trong đội ngũ GV, xây dựng phương thức kiểm tra đánh giá mới và thay đổi phương pháp giảng dạy để phát triển KNM cho người học.

Như vậy, học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong KNS của người học. Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá KNS của người học. Giáo dục phải mang lại cho người học không chỉ kiến thức mà cả KNS để con người sống tích cực, sống khỏe mạnh. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra rằng KNM và KNTL có thể hình thành và phát triển một cách hiệu quả thông qua giáo dục trải nghiệm; nhưng sự hình thành và phát triển các KNM được quyết định bởi nền văn hóa, xã hội mà người đó đang sống; nó cũng chịu ảnh hưởng từ môi trường làm việc, học tập và nền tảng gia đình.

- Những nghiên cứu về KNTL gắn với KN nghề nghiệp

Thương lượng là một nghệ thuật, nó được hoàn thiện nhờ kinh nghiệm thực tiễn. Đến thế kỷ XII, KNTL được nghiên cứu như một bộ môn khoa học. Các kết quả đó đã có những đóng góp rất đáng kể phục vụ trong thực tế cuộc sống.

Gerardi. Nierenberg [23] trong tác phẩm Nghệ thuật thương lượng, KNTL được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ chính trị gia cho đến cuộc sống đời thường của mỗi người. Trong tác phẩm nghiên cứu của mình tác giả trình bày các bước tiến hành thương lượng, các nguyên tắc trong quá trình thương lượng với chiến lược toàn năng ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Harvard Business Essentials [31] tác giả cuốn sách Cẩm nang kinh doanh đi sâu nghiên cứu từ những khái niệm cơ bản nhất đến những khía cạnh mang tính chuyên sâu về KNTL. Qua đó, tác giả cung cấp một nền tảng kiến thức cùng những kinh nghiệm và bí quyết thương lượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong giao dịch kinh doanh – một KN cần thiết cho sự thành công của những người làm công tác quản lý, lãnh đạo.

Martin Yate, trong tác phẩm “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, theo tác giả một nguyên tắc đặt ra trong quá trình thương lượng là phải tạo ra được tình huống có vấn đề, trong đó lợi ích của hai bên có sự chênh lệch, từ đó hai bên phải bàn bạc, trao đổi, thảo luận với nhau để đi đến sự thống nhất.

Roger Dawson [73] lại đưa ra một nguyên tắc, khi tham gia thương lượng chúng ta nên đòi hỏi từ đối phương nhiều hơn những gì mình muốn, chính điều này đã tạo ra cơ hội để hai bên tiến hành thương lượng. Và trong quá trình thương lượng, chúng ta cần phải hiểu rõ đối phương, vì khi hiểu rõ đối phương chúng ta đi

đến một thỏa thuận cộng hưởng để đôi bên cùng có lợi.

Tim Hindle [78] trong cuốn “Cẩm nang quản lý hiệu quả - Kỹ năng thương lượng” tác giả nghiên cứu về quá trình thương lượng từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc. Đồng thời tác giả giải thích những nguyên tắc thương lượng giúp chúng ta có khả năng và tự tin khi tiến hành thương lượng để đạt được những kết quả mà hai bên có thể chấp nhận được.

Mạnh Chiêu Xuân; Roger Dawson và Willam Ury; Harvard Business School Hiam [97], [72], [31] các tác giả khi nghiên cứu về KNTL và ứng dụng nó trong lĩnh vực kinh doanh cho rằng phương thức thương lượng phải sát với thực tế, phải luyện tập thành thạo các KN cơ bản, đưa ra nguyên tắc, cách thức tiến hành thương lượng, không chấp nhận lý do thất bại nhằm đạt nhiều kỳ tích trong kinh doanh.

Như vậy, từ lâu vấn đề KN, KNS, KNM đã được các nhà tâm lý học và giáo dục học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình khoa học đã được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao trong đời sống của con người. Tuy nhiên, vẫn còn ít tác giả đi sâu nghiên cứu về KNM có tính chất quyết định cho sự thành công trong một số lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Đặc biệt, trong lĩnh vực nghề QTNL, KNTL với tư cách là KN cứng khi nó tham gia vào giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nghề QTNL như: Thương lượng trong công tác tuyển dụng; sắp xếp vị trí việc làm; Chế độ về lương, thưởng và các chế độ về bảo hiểm, phúc lợi xã hội…

với người lao động. Nhưng nó lại trở thành KNM khi nó tham gia vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Vấn đề này vẫn còn là một khoảng trống, cần phải tiếp tục triển khai, nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm nâng cao KNTL cho SV, đáp ứng nhu cầu công việc cũng như trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)