Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 52 - 58)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan

Quá trình rèn luyện và tự rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL là một quá trình lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố chủ quan từ phía GV (chủ thể của quá trình tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh) và SV (vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình rèn luyện và tự rèn luyện) là những yếu tố đóng vai trò quan trọng. Trước hết, cần đề cập tới các điều kiện tâm sinh lý của SV, bao gồm:

- Nhu cầu: Việc rèn luyện bất kỳ một KN nào đó đều liên quan đến nhu cầu cá nhân, nếu không có nhu cầu, cá nhân không thể hình thành được KN theo đúng nghĩa của nó. Do đó, để rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL, trước hết cần tạo ra nhu cầu tự rèn luyện của SV, làm cho các em nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện KNTL và mong muốn được rèn luyện chúng.

- Ý chí: Quá trình hình thành KN là một quá trình lâu dài và đòi hỏi có ý chí, nghị lực, sự kiên trì luyện tập. Hơn nữa KNTL là một loại KN học tập mang tính xã

hội khá phức tạp. Vì vậy, nếu SV không có ý chí trong quá trình luyện tập thì sẽ rất khó có thể nâng cao trình độ phát triển của KN này.

- Tình cảm: Tình cảm là điều kiện bên trong quan trọng của KN, nhất là với KNTL một loại KN biểu hiện sự tương tác trực tiếp giữa con người với con người trong quá trình tham gia thương lượng, cũng như trong cuộc sống. Do đó, tạo ra tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau... trong các nhóm SV thì mới có thể thúc đẩy KNTL phát triển đến một trình độ mới.

- Tri thức và trí tuệ: Tri thức và trí tuệ là điều kiện cần thiết để hình thành KN. SV ngành QTNL muốn có KNTL thì trước hết họ cần được củng cố và hoàn thiện những tri thức cơ bản như: Tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, luật học... và một số các KN có liên quan: KN làm việc nhóm, KN tư duy sáng tạo, KN ra quyết định, KN giao tiếp, KN thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ... để làm chỗ dựa vững chắc cho quá trình hình thành và phát triển KNTL.

Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan từ phía GV cũng có những ảnh hưởng tích cực đến quá trình rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL. Đó là:

- Nhận thức của GV về KNTL và sự cần thiết phải rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. Đây là điều kiện đầu tiên và có tác động rất lớn đến kết quả rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL. Bởi, đối với GV, nếu không có nhận thức đúng đắn về vấn đề này thì họ sẽ không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tổ chức rèn luyện KNTL cho SV trong quá trình đào tạo. Do đó, việc nâng cao hiểu biết về KNTL và rèn luyện KNTL cho GV là rất cần thiết.

- Quá trình tổ chức thương lượng là một phương tiện để rèn luyện KNTL cho SV trong quá trình học tập. Nhưng để tổ chức được, đòi hỏi GV phải có những tri thức về KNTL và cách thức tổ chức quá trình thương lượng. GV phải biết thiết kế, triển khai và điều khiển, điều chỉnh quá trình thương lượng sao cho tạo ra sự tương tác trực diện và sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên khi tham gia thương lượng. Nhưng trong thực tế hiện nay, GV giảng dạy bộ môn Luật Lao động; Các nguyên lý quan hệ lao động là những GV được đào tạo từ chuyên ngành Luật, Kinh tế học vì vậy khi dạy về vấn đề này GV gặp không ít những khó khăn. Chính vì vậy, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cách thức tổ chức rèn luyện KNTL cho GV là điều hết sức cần thiết và cần được coi trọng.

1.3.4.2. Các yếu tố khách quan

Để rèn luyện thành công KNTL cho SV, ngoài yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan cũng tác động làm ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL trong quá trình thương lượng. Các yếu tố đó là:

- Yếu tố văn hoá: bao gồm những yếu tố về thái độ, cử chỉ, nhận thức, hệ thống những giá trị được xuất phát từ những cố gắng của cá nhân đã trải nghiệm qua trong xã hội để thích nghi với môi trường rèn luyện. Nó còn bị tác động của xã hội và ảnh hưởng của những cá nhân trong cùng một nền văn hóa với nhau. Một nền văn hóa ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện bằng những giá trị nổi trội của nó, những cách thức suy nghĩ, hệ thống giao tiếp cũng như cách ứng xử. Nó ảnh hưởng từ những tính cách của người tham gia rèn luyện cho đến những điều kiện tạo ra môi trường, tình huống hay cách thức tổ chức tiến trình thương lượng.

- Môi trường lớp học, ký tú c xá và xã hội: Trong môi trường này, SV có

quan hệ trực tiếp và có tác đô ̣ng rất lớn đối với giá tri ̣ cá nhân, trách nhiệm với những hành vi của mình trong quá trình thương lượng. Trong đó, bạn bè có ảnh hưởng lớn tới việc thương lượng của SV. Khi cần giải quyết một vấn đề nào đó có liên quan đến quá trình thương lượng (mua bán trao đổi hàng hóa; trong quan hệ bạn bè, giới tính; trong quá trình tổ chức học tập, cuộc sống...) các em thường tham khảo ý kiến của bạn bè. Do đó, bạn bè càng có nhiều kinh nghiệm càng ảnh hưởng lớn đến quá trình thương lượng của SV.

- Các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc rèn luyện KNTL: Rèn luyện KNTL trên cơ sở các hoạt động trải nghiệm của SV, nghĩa là trong quá trình học tập và rèn luyện, SV tự mình tiến hành các hoạt động thương lượng (các hoạt động trong và ngoài nhà trường). Thông qua những hoạt động này, các em sẽ được trải nghiệm và tự rèn luyện được cho mình những KNTL cần thiết. Do đó, tổ chức các hoạt động thương lượng càng đa dạng, càng phong phú hấp dẫn thì càng tạo ra được nhiều tình huống để SV rèn luyện KNTL. Song, điều này phụ thuộc một phần vào hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ trong quá trình rèn luyện như:

phòng học, bàn ghế, ánh sáng, trang phục... Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện phục vụ tốt sẽ tạo điều kiện để dẫn đến cuộc thương lượng thành công.

- Giáo trình, tài liệu tham khảo: Để phục vụ cho quá trình tổ chức thương

lượng đòi hỏi SV phải hiểu biết và nắm vững những thông tin mang tính thời sự rất nhạy bén. Ví dụ khi tham gia thương lượng về chủ đề biên giới và biển đảo; về an ninh của mỗi quốc gia, giá cả kinh tế thị trường khi trao đổi hàng hoá....SV đều phải tìm hiểu những thông tin liên quan đến cuộc thương lượng thông qua các giáo trình, tài liệu tham khảo và các loại hệ thống thông tin khác. Vì vậy, hệ thống này càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn càng kích thích tính tích cực của SV và sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình thương lượng. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống giáo trình tài liệu tham khảo như thế nào để tạo ra sự phụ thuộc tích cực và sự tương tác chặt chẽ với nhau trong quá trình thương lượng nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện KNTL của SV thì còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực sư phạm của GV.

- Số lượng và thành phần SV trong các nhóm học: SV tham gia rèn luyện KNTL không nên quá đông nhưng cũng không nên quá ít và thành phần càng đa dạng càng tốt. Số lượng quá đông sẽ rất khó cho GV trong khâu tổ chức, quản lý, hướng dẫn và giám sát hoạt động của SV. Số lượng quá ít sẽ buồn tẻ, thiếu không khí thi đua học tập, rèn luyện, đồng thời hiệu quả kinh tế cũng hạn chế. Thành phần SV đa dạng về giới tính, tuổi tác, vốn sống, vốn kinh nghiệm, trình độ, vùng miền...

cũng là một yếu tố tạo ra các nhóm thương lượng có sự tương tác tích cực, kích thích hứng thú học tập của SV. Hiện nay, phần lớn các trường đào tạo theo tín chỉ, những yêu cầu này khá phù hợp và có tính khả thi trong việc rèn luyện KNTL cho SV.

Kết luận chương 1

1. KNTL là một dạng hành động/hoạt động do nghiên cứu, học tập và kinh nghiệm mà có. Đây là một loại KN nghề nghiệp rất cần thiết đối với SV ngành QTNL. SV không chỉ cần KN này cho sự thành công trong quá trình học tập, rèn luyện cho chính mình mà còn vì sứ mệnh của những nhà quản lý và tổ chức mà họ sẽ gánh vác trong tương lai.

2. Để hình thành và phát triển KNTL cho SV ngành QTNL một cách vững chắc. Ngoài việc trang bị cho họ kiến thức chuyên môn sâu, rộng; khả năng quan sát tinh tế cần trang bị cho SV cách thức tiến hành thương lượng gồm 3 bước cụ thể:

bước 1: chuẩn bị; bước 2: tiến hành thương lượng; bước 3: kết thúc thương lượng.

Đồng thời KNTL được xem xét trên quan điểm hành động, có mối liên hệ đến nhiều KN khác cùng tham gia phối hợp, thực hiện. Vì vậy, rèn luyện KNTL cần phải rèn luyện một hệ thống KNM liên quan bao gồm 20 tiểu KN được phân chia thành 4 nhóm: Nhóm KN xác định mục tiêu; Nhóm KN giao tiếp; Nhóm KN hợp tác và Nhóm KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiện chí “Hai bên cùng thắng”. Các nhóm KN này không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau cùng vận động và phát triển.

3. Quá trình rèn luyện KNTL là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi một quy trình chặt chẽ, khoa học. Đồng thời, việc rèn luyện cũng phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ những yêu cầu đơn giản đến những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn. Quy trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL có thể tiến hành theo 4 bước: 1) Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về KNTL và rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL; 2) Học kĩ năng thương lượng cơ bản (generic Lifeskills); 3) Tạo ra các tình huống thực tế, khuyến khích SV nắm vững và thực hành KNTL; 4) Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL.

4. Hoạt động học tập, hoạt đô ̣ng ngoa ̣i khóa và việc rèn luyện KNTL có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoại khóa là một biện pháp có tiềm năng to lớn, tạo cơ hội để các em được rèn luyện KNTL thông qua các tình huống trong thực tế. Thông qua hoạt động này, SV có cơ hội được trải nghiệm, được duy trì và phát triển các quan hệ tương tác giữa

người học với người học, giữa người học với người dạy, đồng thời các KNM khác liên quan đến KNTL cũng được củng cố và phát triển.

5. Quá trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố có tác động nhất định đến kết quả rèn luyện. Vì vậy, trong quá trình tổ chức rèn luyện, cần quan tâm đúng mức tới các yếu tố này để tăng hiệu quả rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)