Thực trạng về nhận thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 68 - 71)

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng về nhận thức

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của GV và SV về thương lượng và sự cần thiết của KNTL đối với nghề QTNL

Thương lượng trong cuộc sống hiện đại nói chung và trong học tập nói riêng là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người. Với SV ngành QTNL, những người nắm bắt quản lý điều hành con người trong tương lai thì KNTL lại rất cần thiết đối với họ. Khảo sát về sự cần thiết phải rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL bằng câu hỏi số 1 phiếu trưng cầu ý kiến SV-01 (phụ lục 1) và câu hỏi số 1 GV-01 (phụ lục 4) chúng tôi thu được kết quả có 82,3% số ý kiến của GV và 79,5% ý kiến của SV chọn phương án “rất cần thiết” và “cần thiết”. Kết quả này cho thấy đa số GV và SV đều có nhận thức đúng về sự cần thiết phải rèn luyện KNTL cho SV. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để tiến hành tổ chức rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, sự hiểu biết của GV và SV về khái niệm, bản chất của quá trình thương lượng như thế nào chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phỏng vấn sâu. Kết quả phỏng vấn cho thấy, nhìn chung các phát biểu về khái niệm, bản chất thương lượng của GV và SV còn khá chung chung, chưa đầy đủ. Cụ thể:

“Thương lượng là mua bán trao đổi với nhau để cuối cùng thuận mua vừa bán” (Ng.T.Đ, SV ngành QTNL K1, ĐHNVHN);

“Thương lượng là hai bên cùng bàn bạc thống nhất với nhau về giá cả trong mua bán, thống nhất với nhau về quan điểm trong ký kết hợp đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa...” (Đ.X.M SV ngành QTNL K1, ĐHNVHN);

“Thương lượng là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế cơ bản bởi hai hay nhiều bên tham gia nhằm thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên để thay đổi mối quan hệ đi đến sự thống nhất, đôi bên cùng có lợi”.

(ThS.Đ.M.T, GV trường ĐHTM)

“Thương lượng là quá trình trao đổi nhằm điều hòa mối quan hệ giữa hai bên, thông qua hiệp thương để đi đến ý kiến thống nhất” (TS. V. Ng.T.V- GV trường ĐHLĐXH)

Các ý kiến trên mặc dù không sai, nhưng chưa phản ánh được một cách đầy đủ và chính xác khái niệm về thương lượng. Do đó, theo chúng tôi, để rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL đạt hiệu quả cao cần phải bồi dưỡng cho GV và SV kiến thức cơ bản về thương lượng, KNTL; cách thức tổ chức và các biện pháp rèn luyện KNTL, phương pháp kiểm tra đánh giá về KNTL.

2.3.1.2. Thực trạng về nhận thức của GV và SV về các kỹ năng khác cần thiết khi tham gia thương lượng

Bảng 2.3. Nhận thức của GV, SV về sự cần thiết của các KN khác khi tham gia thương lượng (Điểm cao nhất =3, điểm thấp nhất =1)

Nội dung

GV SV Tổng hợp

SL GV

ĐTB Thứ bậc

SL SV

ĐTB Thứ bậc

ĐTB Thứ bậc 1. KN ứng phó sự căng thẳng 25 2.41 5 698 2.07 4 2.24 4 2. KN lập kế hoạch 25 2.39 6 698 1.92 5 2.15 5 3. KN tư duy sáng tạo 25 2.21 8 698 1.74 8 1.97 8 4. KN làm việc nhóm 25 2.53 1 698 2.23 1 2.38 1 5. KN thuyết phu ̣c 25 2.48 2 698 2.09 3 2.28 3 6. KN giải quyết vấn đề 25 2.42 4 698 1.83 6 2.12 6 7. KN tư duy phân tích tổng hợp 25 2.30 7 698 1.79 7 2.04 7 8. KN kiểm soát cảm xúc 25 2.45 3 698 2.19 2 2.32 2

Nội dung

GV SV Tổng hợp

SL GV

ĐTB Thứ bậc

SL SV

ĐTB Thứ bậc

ĐTB Thứ bậc 1. KN ứng phó sự căng thẳng 25 2.41 5 698 2.07 4 2.24 4 2. KN lập kế hoạch 25 2.39 6 698 1.92 5 2.15 5 3. KN tư duy sáng tạo 25 2.21 8 698 1.74 8 1.97 8 4. KN làm việc nhóm 25 2.53 1 698 2.23 1 2.38 1

Chung 25 2.39 698 1.98 2.19

Từ kết quả thống kê trên cho ta thấy, GV và SV đều đánh giá cao về mức độ cần thiết của các KN khác khi tham gia thương lượng. Thứ tự các mức độ cần thiết lần lượt được GV, SV đánh giá cụ thể (xem bảng 2.3)

Theo đánh giá của GV và SV trong quá trình diễn ra thương lượng, KN làm việc nhóm và KN kiểm soát cảm xúc là hai KN rất cần thiết. Một số KN khác như:

KN thuyết phu ̣c, KN ứng phó sự căng thẳng, KN lập kế hoạch được đánh giá là cần thiết và cần được tích cực rèn luyện. Các KN khác cũng được đề cập đến nhưng đánh giá ở mức độ thấp hơn, sự quan tâm của GV đến việc rèn các KN này còn khá hạn chế. Khi tổ chức cho SV tham gia thương lượng chúng tôi quan sát trực tiếp cũng ghi nhận được những nhận xét hoàn toàn thống nhất với kết quả khảo sát trên.

2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của GV và SV về các con đường hình thành KNTL

Kết quả khảo sát nhận thức của GV và SV về các con đường hình thành KNTL, có 78,6% số ý kiến của GV chọn phương án KNTL được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu thông qua ba con đường cơ bản: 1) Thông qua quá trình dạy học; 2) Rèn luyện KNTL gắn với KN nghề QTNL; 3) Qua hoạt động thực tiễn; Có tới 62,8% số ý kiến của SV cũng chọn theo phương án này, các ý kiến còn lại chọn một trong ba dấu hiệu trên. Như vậy, có thể khẳng định rằng, vẫn còn một số lượng GV và SV khá lớn chưa nhận thức một cách đầy đủ các con đường hình thành KNTL và họ cho rằng KNTL được hình thành một cách tự nhiên thông qua cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Điều này đòi hỏi khi rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL cần chú ý nâng cao nhận thức cho cả hai nhóm

đối tượng về vấn đề này.

Kết quả khảo sát về mức độ nắm được bản chất của KNTL, GV đánh giá có 49,4% SV hiểu được bản chất, các bước tiến hành thương lượng. Nhưng chỉ có 38,9% SV có thể vận dụng KNTL vào trong cuộc sống đạt hiệu quả. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, muốn hình thành và phát triển KNTL cho SV chúng ta không chỉ cung cấp lý thuyết một cách thuần túy mà còn phải tổ chức cho các em tham gia thương lượng bằng nhiều con đường khác nhau như: trong học tập, trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong cuộc sống… Qua đó, các em được trải nghiệm, được thử thách qua các cung bậc khác nhau, đi từ dễ đến khó mới hình thành và phát triển KNTL một cách vững chắc. Cũng qua khảo sát cho thấy, SV hiện nay chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng về KNTL là một KN nghề nghiệp rất cần thiết nên chưa có ý thức cao trong quá trình học tập cũng như rèn luyện.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)