Rèn luyện kỹ năng thương lượng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 43 - 48)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

1.3.1. Rèn luyện kỹ năng thương lượng

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: “Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt được những phẩm chất hay trình độ vững vàng” [93, trg 826].

- Theo Từ điển Tiếng Việt Trung tâm từ điển ngôn ngữ: “Luyện tập là làm đi làm lại nhiều lần theo nội dung đã học để cho thành thạo” [67, trg 575].

Để hiểu rõ hơn khái niệm rèn luyện, cần phân biệt khái niệm rèn luyện với khái niệm gần với nó là luyện tập. Như vậy, rèn luyện và luyện tập có điểm giống nhau là cùng dựa trên sự lặp đi lặp lại hành động trong thực tế. Kết quả đạt được là sự thành thạo về mặt hành động. Điểm khác nhau cơ bản là kết quả của rèn luyện không chỉ đạt đến độ thành thạo mà phải là trình độ vững vàng, có khả năng thực hiện linh hoạt, sáng tạo ngay cả khi điều kiện hoạt động đã thay đổi. Vì vậy, rèn luyện phải dựa trên luyện tập và là mức độ cao hơn luyện tập.

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Luyện tập giúp người học chủ yếu là nắm được mặt quá trình của hành động còn rèn luyện phải đạt đến làm cho hoạt động trở nên có ý nghĩa cá nhân đối với người học” [35, trg 55]. Tác giả Phạm Viết Vượng cũng chỉ rõ: Rèn luyện trong giáo dục được phân biệt với tập luyện ở điểm rèn luyện cần có sự cố gắng nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, rèn luyện có sự tham gia hỗ trợ của các thuộc tính tâm lí bậc cao như: động cơ, nhu cầu, ý chí... [94, trg 12].

Như vậy, có thể nêu những điểm cơ bản về rèn luyện:

+ Là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các hành động trong thực tiễn.

+ Rèn luyện phải đạt đến kết quả mang tính ổn định, bền vững, không thay đổi cả khi điều kiện hoạt động thay đổi.

+ Để rèn luyện đạt hiệu quả cần có sự tự giác, tích cực, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn của cá nhân.

1.3.1.2. Rèn luyện kỹ năng thương lượng

Quan niệm về rèn KNTL: KNTL là một dạng năng lực tổ hợp các hành động tương tác, phối hợp cùng nhau để thực hiện các hành động/hoạt động trao đổi, bàn bạc, thỏa thuận và đi đến thống nhất mục tiêu đã đặt ra trước đó, trong đó chứa đựng cả nhận thức, giá trị, quan điểm về lợi ích, tinh thần trách nhiệm trong thái độ và hành vi trong quá trình thương lượng. Vì vậy, việc rèn luyện KNTL không chỉ đơn thuần là rèn luyện sự thành thục về thao tác, hành động. Chúng tôi cho rằng, rèn luyện KNTL cho SV là rèn luyện một hệ thống các thao tác, hành vi và thái độ trong quan hệ tương tác lẫn nhau nhằm thực hiện một hành động/hoạt động phân tích, đánh giá, nhận xét để thống nhất mục đích đã đề ra trước đó. Như vậy, thực chất của việc rèn luyện KNTL là giúp SV biết cách tìm tòi các phương án để giải quyết các mâu thuẫn, những xung đột về lợi ích thường xuyên xảy ra trong công việc cũng như trong cuộc sống. Hình thành các bước trong quá trình thương lượng, có nhu cầu và tự giác luyện tập cách thức thực hiện hành động cũng như thái độ phù hợp trong quá trình thương lượng.

Rèn luyện KNTL: Có thể hiểu rèn luyện KNTL trước hết là cách tổ chức huấn luyện của GV với những biện pháp được phối hợp hợp lí, phù hợp trình độ của SV, với điều kiện giảng dạy của nhà trường. Dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV, SV cần tự giác, tích cực tự rèn luyện để hình thành KNTL cho bản thân. Do đó, trong quá trình rèn luyện, SV cần nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò của KNTL đối với nghề nghiệp của mình trong tương lai, có động cơ rèn luyện đúng đắn, phải biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện. Có như vậy, quá trình rèn luyện KNTL của SV mới đạt kết quả cao. Hay nói cách khác, quá trình rèn luyện KNTL là quá trình G V đóng vai trò chủ đạo còn SV đóng vai trò chủ động, tự giác, tích cực tự điều khiển quá trình rèn luyện của bản thân.

Do đó, chúng tôi quan niệm: “Rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL là viê ̣c

tổ chứ c các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích SV tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động. Qua đó, hình thành và phát triển KNTL cho họ theo hướng CĐR nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giúp SV có tri thức, giá tri ̣, thái độ và KN nghề nghiệp phù hợp để họ thành công trong công việc cũng như có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại”.

1.3.1.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

Quy trình rèn luyện KN đã được một số nhà tâm lí học và lí luận dạy học quan tâm nghiên cứu như K.K. Platonop, A.V. Petropxki, F.R. Abbatt, X.I.

Kixegops; Phạm Tất Dong, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành [Dẫn theo 1]… Quy trình rèn luyện KN do các tác giả đưa ra tuy có sự khác nhau về số lượng các khâu, các bước cụ thể nhưng về cơ bản là thống nhất với nhau. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành [91], sự rèn luyện KN được chia thành hai bước: bước một, người học nắm vững các tri thức về hành động hay hoạt động; bước hai, người học thực hiện hành động theo các tri thức đó. Để thực hiện hành động có kết quả thì phải có tập dượt, có sự quan sát mẫu, làm thử. Hành động càng phức tạp sự tập dượt càng phải nhiều.

Muốn KN có sự ổn định, mềm dẻo, có thể vận dụng vào các điều kiện tương tự, sự tập dượt càng phải đa dạng. Theo X.I. Kiegop, quá trình rèn luyện KN gồm 5 giai đoạn: người học được giới thiệu cho biết về hành động sắp phải thực hiện; diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các KN được tạo ra; Trình bày mẫu hành động; người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn;

đưa ra các bài tập độc lập và có hệ thống [47]. Quy trình rèn luyện KN có tính khái quát được A.V. Uxova chia ra thành các giai đoạn: SV nhận biết ý nghĩa của việc rèn luyện KN thực hiện hành động; xác định mục đích hành động; làm sáng tỏ cơ sở của hành động; xác định các thành tố cấu trúc cơ bản của hành động; xác định trình tự hợp lí của việc thực hiện các thao tác mà hành động hình thành từ các thao tác đó; thực hiện một số các bài tập, trong quá trình luyện tập GV kiểm tra theo các chuẩn mực tương ứng; dạy cách tự kiểm tra việc thực hiện hành động; tổ chức các bài tập đòi hỏi SV kỹ năng tự thực hiện hành động trong điều kiện biến đổi; vận dụng KN thực hiện hành động trong quá trình nắm các KN mới, phức tạp hơn trong

các dạng hành động phức tạp. [Dẫn theo 32, tr.29]

Để rèn luyện KNTL có hiệu quả, GV nên bắt đầu bằng việc phân tích các bước tiến hành khi tham gia thương lượng để xác định những KN cần thiết mà SV cần biết và phải có. Ngay khi GV tiến hành phân tích các bước của quá trình thương lượng, GV nên chọn một hay hai KN cơ bản để dạy minh họa cho SV (ví dụ: khi GV phân tích bước 1: Giai đoạn chuẩn bị của quá trình thương lượng; GV chỉ cần chọn 2 KN cơ bản: KN xác định mục tiêu và KN xác định chiến lược, chiến thuật trong quá trình thương lượng. Bởi 2 KN này là hai KN trọng tâm, quan trọng nhất nó quyết định đến sự thành bại của người tham gia thương lượng). Tiếp theo, giải thích cho SV hiểu là chúng phải học bao gồm một hệ thống các KN cơ bản nào, cần thiết khi tham gia thương lượng. Cần chỉ rõ nội hàm của từng KN, cách thức sử dụng nó trong các trường hợp cụ thể, tổ chức cho SV thảo luận nêu rõ lí do tại sao lại sử dụng những KN đó và cho ví dụ cụ thể. Cuối cùng, cần tạo cơ hội cho SV thực hành những KN này và nhận được sự đánh giá, phản hồi từ phía GV, SV trong quá trình tổ chức rèn luyện. GV có thể áp dụng vào một tình huống cụ thể để SV tập trung chú ý vào việc sử dụng các KNTL đó hoặc thiết kế những tình huống đặc biệt nhằm rèn luyện một số những KN cụ thể khi tham gia thương lượng. Trong quá trình này, SV cần được khai thác có hiệu quả vốn sống, vốn kinh nghiệm và được trải nghiệm các hành động/hoạt động thông qua các tình huống thương lượng cụ thể trong những tình huống khác nhau.

Rèn luyện KN là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi phải thực hiện một cách bài bản, có hệ thống, thường xuyên và theo một quy trình hợp lý. Việc rèn luyện KNTL cho SV cũng không nằm ngoài những quy luật đó. Vì vậy, theo chúng tôi việc rèn luyện KNTL thực chất là quá trình hình thành năng lực thương lượng cho SV để các em có thể thực hiện thành công trong các cuô ̣c thương lượng. Do đó, tổ chứ c rèn luyê ̣n KNTL cần kết hợp cả rèn các thao tác lẫn trải nghiê ̣m những cảm xúc, nhận thức, rút ra kinh nghiê ̣m, giá tri ̣ để rồi điều đó là chất liê ̣u ta ̣o nên năng lực của người tham gia thương lượng.

Như vậy, quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Quy trình tổ chức rèn luyện KNTL cho SV là một trật tự bao gồm các giai đoạn, các bước, được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính từ khi bắt đầu cho đến khi kết

thúc hoạt động thương lượng. Tiếp cận quan điểm của các tác giả nói trên, chúng tôi đưa ra qui trình lí thuyết của việc rèn luyện KNTL gồm 4 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về KNTL và rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL

Bước này bao gồm cả việc giáo dục về ý nghĩa, vai trò của KNTL trong học tập, trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong cuộc sống. Từ đó, SV thấy được sự cần thiết, nhu cầu phải rèn luyện KNTL;

Bước 2: Học kĩ năng thương lượng cơ bản (Generic Lifeskills)

Để học về KNTL, SV cần hiểu rõ bản chất của KNTL và cách thức thể hiện chúng ra sao qua trải nghiệm. KNTL có thể biểu diễn hoặc mô hình hóa cho đến khi SV hiểu rõ chúng "nghe” "thấy” và “thực hành” một cách cụ thể. Các KN cần có trong quá trình thương lượng; bước đầu hình thành ở SV về KNTL - nói cách khác qua đó SV biết cách thực hiê ̣n quy trình và các bước tiến hành thương lượng. Đây là

KN cốt lõi (Generic Negotiation Skills hay Core Negotiation Skills) để có thể vâ ̣n dụng vào trong các tình huống thương lượng gắn với bối cảnh cụ thể (Negotiation Skills in context).

Bước 3: Tạo ra các tình huống thực tế, khuyến khích SV vận dụng KNTL.

Để nắm vững KN, SV cần liên tục thực hành KN đó. GV/SV tạo ra các tình huống thực tế trong học tập, trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong cuộc sống để SV thực hành luyện tập KNTL. Có thể yêu cầu SV đóng vai, tổ chức trò chơi, áp dụng vào bài tập đơn giản để SV giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, hoặc có thể thiết kế những bài tập đặc biệt nhằm dạy những KN cụ thể. GV khuyến khích và tạo cơ hội cho SV được thực hành các KNTL cho đến khi nó trở nên thành thạo.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL.

Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL là hết sức quan trọng. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá giúp SV nhận ra được những ưu, nhược điểm. Qua đó, GV có thể bổ sung những kiến thức còn yếu, thiếu giúp SV hoàn thiện hơn về KNTL

Hình 1.3. Qui trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)