Thực trạng các biện pháp rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 81 - 85)

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.3. Thực trạng các biện pháp rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

Nhằm tìm hiểu các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình thương lượng, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 bảng hỏi GV và câu số 4 bảng hỏi SV. Kết quả thống kê cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL qua đánh giá của GV và SV ( Điểm cao nhất =4, điểm thấp nhất =1)

Các biện pháp rèn luyện

GV SV Tổng hợp

SL

GV ĐTB Thứ bậc

SL

SV ĐTB Thứ

bậc ĐTB Thứ bậc

1. Bổ sung KNTL vào CĐR của ngành QTNL để định hướng phát triển nội dung, chương trình môn học và đánh giá SV tốt nghiệp

25 2.21 4 698 2.07 3 2.14 3

2. Tổ chức rèn luyện KNTL

trong các giờ lý thuyết 25 3.05 1 698 2.72 1 2.88 1 3. Tổ chức dạy học tích hợp

phát triển KNTL 25 2.05 5 698 1.97 4 2.01 4 4. Tổ chức rèn luyện KNTL

gắn với hoạt động nghề QTNL

25 2.49 2 698 2.42 2 2.45 2

5. Tổ chức rèn luyện KNTL

thông qua các hội thi 25 2.38 3 698 1.37 5 1.87 5 6. Tổ chức rèn luyện KNTL

thông qua hoạt động thực tế 25 2.04 6 698 1.35 6 1.69 6

Chung 25 2.37 698 1.98 2.17

Qua bảng thống kê trên, cho ta thấy có sự thống nhất tương đối giữa GV và SV về thứ bậc đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp tác động đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. Trong đó, các giờ học lý thuyết được đánh giá là được sử dụng nhiều nhất (ĐTB: 2,88 – thứ bậc 1), xếp thứ 2 là tổ chức rèn luyện KNTL gắn với hoạt động nghề QTNL (ĐTB: 2,45), các biện pháp khác lần lượt xếp các thứ bậc còn lại (xem bảng 2.9).

Khảo sát về các bước tiến hành rèn luyện KNTL, đối với item 6, 7 trong bảng hỏi SV cho thấy: có 71,2% SV trả lời trong quá trình rèn luyện GV nêu rõ các bước thương lượng và hướng dẫn cụ thể thao tác trong mỗi bước để SV luyện tập;

Có 28,8 % SV trả lời là GV chỉ nêu các bước nhưng không hướng dẫn cụ thể cách thức tiến hành trong mỗi bước của quá trình thương lượng. Vì vậy, SV chưa nắm vững về các bước tiến hành thương lượng. Cũng qua khảo sát 74,2% SV cho rằng khi tổ chức thương lượng GV không gắn với các tình huống cụ thể trong lĩnh vực

nghề nghiệp; còn 25,8 % SV trả lời khi dạy GV đã biết kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đưa ra các tình huống cụ thể gắn với lĩnh vực nghề nghiệp tạo hứng thú cho các em học tập. Như vậy, trong quá trình dạy học đa số GV mới cung cấp cho SV về mặt lý thuyết, ít dạy thực hành về KN này.

Khi đánh giá về việc rèn luyện KNTL trong giờ ngoa ̣i khóa như: Tổ chức rèn luyện KNTL thông qua các hội thi, thông qua các hoạt động thực tế đã có sự khác biệt giữa GV và SV. Để lý giải về vấn đề này chúng tôi tiến hành tìm hiểu:

- Về phía giáo viên: nhận thức của GV mới dừng lại việc trang bị kiến thức cơ bản về KNTL cho SV trong giờ học lý thuyết đạt mức độ khá. Các biện pháp khác đạt ở mức độ trung bình. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài việc cung cấp lý thuyết GV chưa chú trọng KN thực hành trong việc rèn luyện KNTL cho SV. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy, GV ít đưa ra các bài tập tình huống gắn với KN nghề nghiệp, chưa tổ chức các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện KNTL cho SV. Trao đổi trực tiếp với một số GV, chúng tôi thu nhận ý kiến chia sẻ như sau:

“ Việc tổ chức rèn luyện KNTL trong các câu lạc bộ, trong hoạt động thực tế hay tổ chức các cuộc thi trong quá trình giảng dạy chúng tôi chưa thực sự quan tâm. Có nhiều lý do, nhưng một trong những lý do quan trọng nhất là cơ sở vật chất, kinh phí nhà trường chưa quan tâm đầu tư đúng mức. Một số GV còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện KNTL cho SV vì vậy chất lượng chưa cao” (Th.S. Nguyễn Thu A, GV trường ĐHTM).

Từ những chia sẻ trên, chúng tôi nhận thấy GV và SV đều đánh giá cao về các biện pháp rèn luyện KNTL thông qua giờ học lý thuyết là hoàn toàn có cơ sở.

Các biện pháp khác GV có đề cập đến nhưng hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, để nâng cao việc rèn luyện KNTL cho SV cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV; tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, Đoàn thanh niên quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhằm rèn luyện KNTL cho SV một cách toàn diện.

- Về phía SV: KNTL của SV còn yếu. Các em chưa nắm được các bước tiến hành thương lượng. Mặc dù SV thường xuyên được trải nghiệm KNTL thông qua các tình huống xảy ra trong cuộc sống, nhưng các em chưa có khả năng khái quát được một cách khoa học về các bước tiến hành thương lượng. Ngoài việc tiếp thu lý

thuyết trên lớp, SV không có cơ hội để thực hành KNTL thông qua các hoạt động khác. Trong các biện pháp nêu trên, SV đánh giá hai biện pháp: rèn luyện KNTL qua hoạt động tập thể (tổ chức hội thi, thăm quan dã ngoại…), qua hoạt động thực tế là yếu nhất đạt mức trung bình 2,01; 1,87. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm nghiên cứu và có ý kiến đề xuất với GV trong quá trình dạy học. Các biện pháp khác đều được đánh giá ở mức độ trung bình (xem Bảng 2.9). Lý giải về điều này chúng tôi được SV chia sẻ: “Chúng em mới được thầy cô trang bị những lý thuyết cơ bản về KNTL nên việc ứng dụng nó trong các tình huống cụ thể còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các tình huống gắn với KN nghề nghiệp” (Hoàng Minh H. SV năm 3 ĐHTM).

Trong trường nghề, hoạt động thực hành, thực tế chuyên môn là một khâu vô cùng quan trọng. Rèn luyện KNTL với tư cách là rèn luyện KN nghề nghiệp. Vì vậy, rèn luyện KNTL thông qua các tình huống gắn với KN nghề QTNL là một hình thức đào tạo gắn giữa lý thuyết với KN thực hành. Đây là một hướng đi đúng trong quá trình đào tạo của các trường ĐH hiện nay. Vì vậy, khi chúng tôi tiến hành khảo sát trên phiếu hỏi SV- 01 (phụ lục 1), câu 6 yêu cầu các em trình bày về các bước tiến hành thương lượng nhiều em bỏ qua không trả lời câu hỏi này. Điều đó chứng tỏ rằng các em chưa nắm được các bước tiến hành thương lượng. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đưa ra những biện pháp thích hợp để rèn luyện KNTL cho SV.

Như vậy, qua phân tích kết quả định tính và định lượng từ khảo sát thực trạng cũng như việc quan sát và phỏng vấn sâu chúng tôi khái quát như sau:

- Trong các giờ học trên lớp, GV chủ yếu quan tâm đến việc cung cấp đầy đủ lý thuyết cơ bản về KNTL, mà chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện KNTL cho SV;

- Việc tổ chức rèn luyện KNTL chưa được thực hiện và cũng chưa có một quy trình khoa học, hợp lý mà chủ yếu vẫn dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm chủ quan của mỗi GV, do đó hiệu quả tác động chưa cao;

Cần phải nghiên cứu và đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL một cách khoa học để giúp GV triển khai việc rèn luyện KNTL cho SV đạt hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)