Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực trong giờ học lý thuyết

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 95 - 106)

Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

3.2.2. Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực trong giờ học lý thuyết

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Mục tiêu của giờ lý thuyết là GV trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về thương lượng: khái niệm thương lượng, KNTL, các bước thương lượng, các chiến thuật, chiến lược, các nguyên tắc và các biện pháp cơ bản khi tiến hành thương lượng; đồng thời hướng dẫn cách tổ chức rèn luyện KNTL nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung: Qua việc khảo sát về chương trình đào tạo của 4 trường đại học

đóng trên địa bàn Hà Nội: Đại học Nội vụ Hà Nội, Đại học Lao động-Xã hội, Đại học Thương Mại, Đại học Công đoàn, chúng tôi nhận thấy, hiện nay các trường chưa có môn học riêng để dạy về KNTL cho SV ngành QTNL. Nhưng về nội dung thương lượng SV được học thông qua việc lồng ghép trong một số học phần như:

Luật Lao động; Quản trị nhân lực; Các nguyên lý quan hệ lao động...chính vì vậy khi dạy các học phần này trong giờ học lý thuyết GV cần cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về thương lượng như: khái niệm thương lượng, KNTL, các bước thương lượng, các chiến thuật, chiến lược, các nguyên tắc và các biện pháp cơ bản khi tiến hành thương lượng… Đồng thời, thông qua các tình huống cụ thể GV rèn luyện KNTL cho SV.

* Cách thức thực hiện biện pháp được thể hiện cụ thể trong các bước sau:

a. Chuẩn bị của GV và SV - Chuẩn bị của GV:

+ Thiết kế mục tiêu của giờ dạy lý thuyết:

Khi xác định mục tiêu của giờ dạy, ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm cơ bản, GV xác định những kiến thức cần rèn luyện KNTL cho SV. GV chú ý trong mỗi giai đoạn, trong mỗi giờ học không thể cùng một lúc tổ chức rèn luyện tất cả các KNTL, mà phải căn cứ vào đặc điểm, nội dung của giờ học, vào trình độ KNTL hiện có của SV để xác định các KN nào cần được tập trung rèn luyện tại thời điểm đó. Tuy nhiên, trong mỗi giờ học, chỉ nên tập trung rèn từ 2 đến 3 KN. Khi thấy chúng tương đối thành thạo mới chuyển sang rèn các KN khác, nhưng vẫn phải củng cố thường xuyên các KN này.

+ Thiết kế nội dung của giờ lý thuyết:

Khi thiết kế nội dung học tập, GV xác định rõ cấu trúc của từng nội dung bài học. GV xây dựng hình thức tổ chức, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách thức giải quyết chúng. Dự kiến phương pháp, phương tiện, thời gian và cách thức hoạt động của SV trong từng nội dung đó. Điều quan trọng là phải xác định được những vấn đề trong nội dung bài học có thể tổ chức rèn luyện KNTL cho SV. GV lưu ý khi lựa chọn nội dung cần thỏa mãn các điều kiện sau:

1) Nội dung tình huống đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, gắn với KN nghề nghiệp; Nội dung phải có độ khó, độ phức tạp nhất định đòi hỏi mỗi SV phải có sự tương tác tích cực giữa trò với thầy, giữa trò với trò mới có thể giải quyết

được;

2) Nội dung KNTL chỉ có thể giải quyết được khi mỗi thành viên tham gia học tập phải huy động tối đa những tri thức, kinh nghiệm vốn có của bản thân trong quá trình học tập;

3) Nội dung vấn đề phải thực sự phong phú, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của SV nhằm lôi cuốn các em tham gia học tập với sự đam mê; Đồng thời cần đa dạng về nguồn tư liệu tham khảo để SV có cơ hội mở rộng kiến thức, KN khi tham gia thương lượng.

+ Dự kiến cách thức tiến hành tổ chức thương lượng cho SV:

Trong quá trình dạy học, GV phải dự kiến cách thức tiến hành tổ chức thương lượng cho SV. Cần tạo điều kiện cho SV được rèn luyện KNTL và tham gia các hoạt động với tư cách là người giữ vai trò quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định đó. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động thương lượng, GV khuyến khích SV thường xuyên thay đổi vị trí, vai trò của người tham gia thương lượng. Bởi trong mỗi vai diễn, SV phải huy động tối đa kiến thức, KN để thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau tạo nên vai diễn đa phong cách giúp các em rèn luyện KNTL một cách toàn diện.

+ Chuẩn bị về cơ sở vật chất:

GV căn cứ vào nội dung tình huống cụ thể để chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học như: phòng học, bàn ghế, ánh sáng, âm li, loa đài...

và hướng dẫn SV chuẩn bị cách trang phục, đạo cụ cho phù hợp với nội dung tình huống.

- Chuẩn bị từ phía SV

Trong bước chuẩn bị cho giờ lý thuyết, hoạt động cơ bản nhất của SV là đọc trước các tài liệu về nội dung của giờ lên lớp, chuẩn bị trước một số các tình huống, dự kiến cách thức tiến hành thương lượng để đưa ra thảo luận, ghi chép lại những vấn đề còn thắc mắc, chưa hiểu, cần đưa ra thảo luận, làm rõ trong giờ lên lớp đồng thời chuẩn bị cách trang phục và một số đạo cụ theo yêu cầu của GV.

b. Các bước tiến hành rèn luyện KNTL trong giờ lý thuyết Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Hoạt động của GV:

+ Làm công tác tổ chức lớp học: GV ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số...

+ Đặt vấn đề và quán triệt phần mở đầu của giờ học: GV quán triệt cho cả lớp về mục tiêu và nội dung cần đạt được của giờ học, các phương pháp, phương tiện, tài liệu tham khảo sẽ được sử dụng trong giờ học. Trong bước này, cần chú ý làm rõ các mục tiêu rèn luyện những KNTL cần đạt trong giờ học. Nếu cần thiết, có thể củng cố lại các bước tiến hành thương lượng, từng KN cụ thể để SV biết cách vận dụng vào các hoạt động thương lượng có hiệu quả.

+ Giao nhiệm vụ học tập cho SV: Tùy vào tình huống cụ thể để bố trí số lượng người tham gia thương lượng nhiều hay ít trong mỗi đội. Mỗi đội ít nhất 1 người và nhiều nhất từ 5-7 người tham gia thương lượng. Song phải đảm bảo SV đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình. GV cần tạo sự hứng thú, sự hợp tác tích cực khi giao nhiệm vụ học tập cho SV.

Bước 2: Tổ chức cho SV tiến hành thương lượng Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Chuẩn bị là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình thương lượng.

Rèn luyện cho SV trước khi thương lượng phải chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và chu đáo;

Việc làm này có ý nghĩa rất lớn đến kết quả thành công của cuộc thương lượng. Cho dù thương lượng ở mức độ nào, qui mô lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ theo một nguyên tắc nghiêm ngặt, đó là dứt khoát không tiến hành thương lượng nếu như không hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và chưa có sự sẵn sàng về ý chí tham gia thương lượng của cả hai bên.

+ Trong quá trình chuẩn bị, yêu cầu SV chọn người đại diện trưởng nhóm (nếu là thương lượng tập thể) và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.

Sau đó, tổ chức cho SV thảo luận để thống nhất nội dung, đặt ra mục tiêu, tìm hiểu đối tác, thu thập thông tin cần thiết, lên kế hoạch, phương án để tiến hành thương lượng. Từng thành viên sẽ đảm nhận các vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình thương lượng; lắng nghe và trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm. Trong bước này, cần hướng dẫn SV cách thức rèn luyện các KN tham gia vào quá trình thương lượng như: KN giao tiếp, đặt mục tiêu, lãnh đạo, làm việc nhóm, thảo luận,... theo yêu cầu của mục tiêu giờ học.

+ Tổ chức lớp học: Lớp học có thể bố trí hình chữ U, hình tròn hoặc hình

chữ nhật... (tùy theo không gian lớp học) sao cho tất cả các thành viên trong lớp có thể quan sát và nghe rõ những thông tin khi các em tiến hành thương lượng.

Cách sắp xếp chỗ ngồi: Cách ngồi vào bàn thương lượng-hoặc đối mặt với nhau theo cách ngồi trực diện hoặc theo cách ngồi cộng tác quanh một bàn tròn.

Cách sắp xếp chỗ ngồi có thể ảnh hưởng đến bầu không khí chung và thậm chí đến kết quả của quá trình thương lượng. Trưởng nhóm phải bao quát bảo đảm có thể nhìn thấy tất cả những thành viên chủ chốt tham gia thương lượng. Tuy nhiên, cách sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm, cách tiếp xúc đối tác thông qua cách nhìn trực diện là rất quan trọng, giúp cho các thành viên trong nhóm đọc được tâm trạng của đối tác đồng thời giúp cho các trưởng nhóm nhận được sự phản hồi từ các thành viên trong nhóm của mình. Thiếu sự giao tiếp qua ánh mắt sẽ dễ bị mất phương hướng dẫn đến sự khó khăn trong quá trình thương lượng.

Trong khi sắp xếp cần chú ý tạo điều kiện để GV có thể bao quát được hoạt động của các nhóm, đồng thời cũng dễ dàng tiếp cận với từng nhóm khi cần thiết.

Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV chọn các nhóm nhẫu nhiên tham gia thương lượng.

Giai đoạn 2: Tiến hành thương lượng

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của quá trình thương lượng. Khi các nhóm kết thúc giai đoạn chuẩn bị GV tổ chức tiến hành cho SV tham gia thương lượng dưới sự điều khiển của các trưởng nhóm. GV có thể chọn ngẫu nhiên 2 nhóm để tham gia thương lượng hoặc do ý kiến của SV đề xuất.

SV thực hiện theo các bước sau:

- Tiếp xúc: Để cuộc thương lượng đạt kết quả thì việc tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, thành thật hợp tác là vô cùng cần thiết. Trước khi bước vào cuộc thương lượng, đôi bên cần dành ra một ít thời gian nói về những vấn đề không liên quan gì đến quá trình thương lượng khiến đôi bên cảm thấy thoải mái hứng thú như: về thể thao, phim ảnh, tin tức trong ngày,… Trong quá trình tiếp xúc hai bên hiểu nhau hơn, đây là điều kiện quan trọng để hai bên tiến hành thương lượng trong bầu không khí thân thiện và hợp tác. Trong giai đoạn này rèn luyện cho SV một số KN như: KN giao tiếp, lắng nghe, phán đoán,...

- Đưa ra yêu cầu chính xác: Trước hết hai bên đưa ra yêu cầu của mình.

Việc đưa ra yêu cầu chính xác là hết sức quan trọng. Vì cuộc thương lượng sẽ được tiến hành xoay quanh giá trị đó. Nếu đưa ra yêu cầu thấp quá (yêu cầu đã làm thỏa mãn của cả hai bên) cuộc thương lượng sẽ không xảy ra hoặc nếu cao quá (mục tiêu đưa ra cả hai bên không bao giờ đạt được) cuộc thương lượng dễ đi vào thế bế tắc, thậm chí phá vỡ và đối tác cho là không có sự thành ý với họ.

- Điều chỉnh yêu cầu: Sau khi hai bên đã đưa ra yêu cầu ắt sẽ có sự sai lệch.

Ở đây, hai bên cần phải bàn bạc, thỏa thuận để điều chỉnh lợi ích sao cho hợp lý.

Thông thường hai bên muốn giữ lập trường của mình. Vì vậy, nhà thương lượng muốn duy trì lợi ích của mình một cách hữu hiệu, trước tiên cần phải hiểu đầy đủ yêu cầu của đối tác căn cứ vào đâu, để cho họ trình bày rõ yêu cầu và tính hợp lý của mỗi bộ phận cấu thành; sau đó đối chiếu với yêu cầu của mình để xem xét giữa mình và đối tác đang còn có khoảng cách ở chỗ nào và tại sao lại có khoảng cách đó.

- Thuyết phục: Nếu yêu cầu của ta hoặc đối tác có điểm bất hợp lý, hai bên cùng nhau thuyết phục. Cả hai bên cần giữ bầu không khí chan hòa, gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực. Nếu bên nào đưa ra yêu cầu chưa hợp lý thì bên đó nên cân nhắc xem có cần giữ nguyên lập trường của mình hay không. Đặc biệt khi đối phương đã phát hiện ra chỗ bất hợp lý, đưa ra những câu hỏi, thì bên đó nên chủ động có sự nhường bộ. Trong quá trình nhượng bộ, nhất thiết không phải là nhượng bộ hoàn toàn bởi những lý do sau đây:

- Khi nhượng bộ không thể làm cho đối tác hiểu là chúng ta sợ áp lực, và cũng không nên làm cho họ nghĩ là sự nhượng bộ của chúng ta là do hấp tấp vội vàng. Chúng ta cần làm cho họ hiểu là sự thỏa hiệp của chúng ta là biểu thị một sự thành ý muốn hợp tác. Nếu đối tác hiểu được điều đó có thể họ cũng sẽ có một sự nhượng bộ tương ứng.

- Lấy nhượng bộ để đổi lấy nhượng bộ, chứ không nên nhượng bộ đơn phương. Nếu sau khi chúng ta đã chịu nhượng bộ một bước quan trọng mà không thấy đối tác có sự nhượng bộ đáp lại thì thông thường chúng ta không thể lại nhượng bộ tiếp, bởi thương lượng là sự hợp tác, điều hòa các mối quan hệ và làm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên.

Giai đoạn 3: Kết thúc thương lượng

- Đạt được thỏa thuận, dự thảo và ký hợp đồng: Trước khi hai bên khởi thảo hợp đồng, nên tiến hành kiểm tra lại nội dung thương lượng lần cuối, để cùng xác nhận những vấn đề đạt được thỏa thuận. Đối với những vấn đề nào chưa được thống nhất, có cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa hiệp lần cuối cùng hay không? Khi tất cả không còn nghi ngờ gì nữa thì có thể phát tín hiệu kết thúc thương lượng cho nhau.

Khi thảo hợp đồng, chú ý những điểm sau:

- Trình bày văn bản phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu; ngôn ngữ chuẩn xác, tránh những từ đa nghĩa để hai bên hiểu nhầm nhau.

- Những quy định trong văn bản cần phải cụ thể, chi tiết, không nên viết chung chung.

Khi hợp đồng đã được thảo xong, hai bên kiểm tra lại một cách chi tiết, sửa đổi, bổ sung về trách nhiệm, quyền lợi,...khi không còn nghi ngờ gì nữa, đại diện trưởng nhóm kí vào văn bản trong không khí trang trọng.

Chính các thao tác cụ thể này mà SV được rèn luyện KNTL một cách tường minh. Ngoài ra các KN như: Giao tiếp; thuyết phục; đặt mục tiêu, tự kiềm chế cảm xúc, giải quyết xung đột...luôn được củng cố và phát triển.

Bước 3: Tổng kết trước lớp

+ Tổ chức cho lớp thảo luận: Sau khi hai nhóm kết thúc quá trình thương lượng, GV tổ chức cho lớp thảo luận, đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện về KNTL mà hai nhóm vừa trải qua. Tùy điều kiện thời gian của từng giờ học, GV có thể tổ chức cho tất cả các nhóm, hoặc cử một vài nhóm lần lượt nhận xét, đánh giá quá trình tham gia thương lượng của cả hai nhóm. Nhận xét những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục chúng. Sau ý kiến của đại diện từng nhóm, cả lớp đi đến thống nhất ý kiến về quy trình, các bước tiến hành thương lượng, các nguyên tắc và yêu cầu khi tham gia thương lượng nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện.

+ Kết luận: Sau khi kết thúc thảo luận chung, GV kết luận về việc SV tham gia vào quá trình thương lượng. GV đánh giá nhận xét các ý kiến của SV tham gia thảo luận trước lớp, rút ra những ưu, nhược điểm đồng thời bổ sung thêm những kiến thức, KN cần thiết khi tham gia thương lượng. Các nội dung của kết luận phải

đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn nhằm giúp SV hoàn thiện về KNTL.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GV cần được tập huấn những nội dung kiến thức cơ bản về KNTL, các bước tiến hành thương lượng, biện pháp và cách thức tổ chức rèn luyện KNTL cho SV.

- Chương trình dạy học phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, linh hoạt, cân đối giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

- Rèn luyện KNTL trong quá trình tổ chức thương lượng không phù hợp với những lớp học có số lượng SV quá đông hoặc quá ít.

- Phòng học rộng rãi, bàn ghế có thể di chuyển một cách khá linh hoạt.

- Các phương tiện vật chất phục vụ dạy học tương đối đầy đủ: Máy chiếu, mạng internet, học liệu, học cụ, trang phục...

Ví dụ: Dạy kỹ năng thương lượng trong giờ học lý thuyết

Bài: Thương lượng tập thể (môn Luật Lao động – Nxb Lao động, 2012) 1. Mục đích, ý nghĩa

Thương lượng tập thể là một trong những hình thức biểu hiện của quan hệ lao động, là công cụ để xác định điều kiện lao động và sử dụng lao động tại đơn vị, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển hài hòa, lành mạnh, bền vững, làm cân bằng lợi ích của hai bên; đồng thời góp phần phòng ngừa, hạn chế và giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh trong quan hệ lao động. Thông qua việc thương lượng tập thể nhằm mục đích:

- Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;

- Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể;

- Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

2. Nội dung và cách thức thực hiện:

2.1. Chuẩn bị:

* Chuẩn bị từ phía GV

Mục tiêu của giờ dạy lý thuyết:

+ Trang bị cho SV nắm vững các bước tiến hành thương lượng, các nguyên

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành Quản trị nhân lực (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)