Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực
1.3.2. Các nguyên tắc và phương pháp rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực
1.3.2.1. Các nguyên tắc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL - Nguyên tắc trả i nghiê ̣m
Như trên đã đề câ ̣p, KNTL là năng lực, muốn hình thành năng lực thì cần phải được trải nghiệm. Trải nghiệm là nguyên tắc cơ bản để rèn luyện KNTL có hiệu quả. Rèn luyện KNTL cho SV theo nguyên tắc trải nghiệm thể hiện ở các yêu cầu: 1) Cần khai thác kinh nghiệm đã có của SV về KNTL để kết nối với các nguyên tắc và qui trình khi tiến hành thương lượng 2) Đặt SV vào tình huống đa dạng cần thương lượng và yêu cầu họ vận dụng KNTL đã học để giải quyết các tình huống giả định hoặc tình huống thực trong cuộc sống. Qua đó, SV sẽ nắm được các bước tiến hành thương lượng, các thao tác và các nguyên tắc của quá trình thương lượng. Khi SV được thường xuyên trải nghiệm trong các tình huống, KNTL sẽ được củng cố, phát triển.
- Nguyên tắc tương tác
KNTL được hình thành thông qua các hoạt động tương tác với người khác.
Nếu chỉ hoạt động và trải nghiệm một mình sẽ không làm cho người học nhìn thấy sự đa dạng của vấn đề từ những trải nghiệm của các chủ thể khác nhau. Sự chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, ý tưởng giữa những người tham gia rèn KNTL làm phong phú thêm những kinh nghiệm, giúp mỗi người biết nhìn nhận vấn đề đa
Quy trình RL KNTL cho SV
Bồi dưỡng, nâng cao nhận
thức cho SV
0 20 40 60 80 100
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
East West North
hức cho SV về KNTL
Học KNTL cơ bản qua trải nghiệm
Vận dụng, rèn luyện
KNTL
Kiểm tra đánh giá KNTL
chiều, theo các góc độ, phương diện khác nhau, đặc biệt là phát triển tư duy phản biện, đồng thời biết đặt mình vào vị trí của đối tác để chia sẻ quan điểm, lợi ích dẫn đến sự đồng thuận trong thương lượng. Trong khi tham gia các hoạt động rèn luyện KNTL có tính tương tác, SV có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao tạo cơ hội quan trọng để rèn luyện KNTL có hiệu quả.
1.3.2.2. Các phương pháp rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực
- Phương pháp luyện tập
Luyện tập là phương pháp mà SV thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đặt ra nhằm hình thành thói quen, hành vi tích cực. Phương pháp này được vâ ̣n du ̣ng khi rèn cho SV nắm vững các bước thương lượng thông qua các tình huống giả đi ̣nh. Khi SV luyê ̣n tâ ̣p các bước trong quá trình thương lượng cần gợi ý và khuyến khích SV suy nghĩ thấu đáo những khả năng có thể xảy ra ở từng bước.
- Phương pháp rèn luyện
Nếu như tập luyện, SV chỉ tập giải quyết những tình huống giả định, trong môi trường giả định thì rèn luyện là phương pháp thông qua thực tiễn (hoàn cảnh thực, tình huống thực) để SV được trải nghiệm, được hoạt động từ đó mà hình thành thói quen, hành vi tốt. Phương pháp này phù hợp với nguyên tắc trải nghiê ̣m trong việc rèn luyện KNTL. Vì vâ ̣y, cần vâ ̣n du ̣ng phương pháp này trong các vấn đề liên quan đến học tâ ̣p và cuô ̣c sống của SV, cũng như trong các hoạt đô ̣ng tiếp nối sau mỗi chủ đề phát triển KNTL.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu tình huống là phương pháp tổ chức cho SV từ những tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày để suy nghĩ, thảo luận và đi đến quyết định cuối cùng. Phương pháp này đă ̣t SV vào tình huống cần phải tiến hành thương lượng, do đó nó rất thích hợp cho viê ̣c luyê ̣n tâ ̣p KNTL. Tuy nhiên cần lựa chọn tình huống phù hợp với vấn đề thương lượng.
- Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là thông qua việc tổ chức các trò chơi mà SV được thể
hiện thái độ, hành vi giao tiếp, ứng xử và rèn luyện KNTL trong mọi tình huống.
Tuy nhiên phải thiết kế, siêu tầm được những trò chơi ho ̣c tâ ̣p, phù hợp với trình độ, năng lực, đặc điểm tâm lý của SV, đă ̣t SV vào những tình huống phải thương lượng.
Ngoài ra, để rèn luyện KNTL cho SV đạt hiệu quả cần phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp và kỹ thuật da ̣y ho ̣c mô ̣t cách hợp lý.
- Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho SV thực hành một số cách ứng xử trong v a i di ễ n c ủa mì n h k h i t ha m g i a t h ư ơn g l ư ợ n g trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng vai có những ưu điểm: SV được rèn luyện thực hành những KN ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho SV; tạo điều kiện làm nảy sinh tính sáng tạo của SV, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của SV theo chuẩn mực hành vi khi tham gia thương lượng, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Phương pháp này có thể giúp đạt được mục tiêu rèn luyện KNTL cho SV. Thông qua vai diễn rèn luyện cho SV về quy trình và các bước tiến hành thương lượng; đồng thời rèn luyện và phát triển KN giao tiếp, ra quyết định, giải quyết xung đột, làm việc nhóm, tư duy phản biện,...
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp đưa những tình huống, trường hợp cụ thể yêu cầu SV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm. Những điểm lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
+ Cần lựa chọn những tình huống, những trường hợp điển hình, có tác động nhiều tới SV.
+ Hướng dẫn SV nhận xét, đánh giá.
+ Kết hợp các phương pháp khác khi sử dụng phương pháp này.
Các phương pháp rèn luyện KNTL trên đây đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào là vạn năng, hoàn hảo. Hơn nữa, phương pháp rèn luyện KNTL phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức rèn luyện cho SV. Vì thế, khi sử dụng các phương pháp nêu trên nhà giáo dục cần lưu ý: Các phương pháp rèn luyện không sử dụng đơn lẻ mà các phương pháp cần sử dụng đan xen, bổ trợ nhau. Cần lựa chọn các phương pháp rèn luyện
cho phù hợp với nội dung tình huống thương lượng, chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm riêng biệt của cá nhân và chú ý tới hoàn cảnh, thời điểm khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp.
1.3.3. Các con đường rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực
- Thông qua hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của nhà trường.
Hoạt động dạy học có tổ chức sư phạm đặc biệt. Với vai trò của GV trong dạy học là tổ chức, hướng dẫn, điều khiển làm cho người học chủ động, tự giác, tích cực, tự điều khiển hoạt động nhận thức để tìm tòi, khám phá tri thức, hình thành và phát triển KN. Trong quá trình tổ chức dạy học GV lồng ghép rèn luyện KNTL cho SV vào các môn học, bài học theo định hướng CĐR; quá trình tổ chức dạy học sử dụng các hình thức hoạt động (bài tập tình huống, đóng vai, tổ chức trò chơi, seminar chuyên đề,...), các phương pháp dạy học tương tác tạo môi trường thuận lợi để SV thực hành trải nghiệm và rèn luyện KNTL. Rèn luyện KNTL cho SV thông qua hoạt động dạy học là con đường cơ bản, quyết định việc hình thành và phát triển KNTL cho SV.
- Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp
Các hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp được tổ chức đảm bảo các yêu cầu sư phạm là cơ hội tốt để SV tiếp cận với môi trường làm việc thực tế; vận dụng thực hành KNTL, đồng thời học hỏi những kinh nghiệm, hình thành những KN mới trong lao động nghề nghiệp. Sự trải nghiệm lao động nghề nghiệp sẽ giúp SV củng cố kiến thức, thực hành KNTL, có những thao tác phù hợp để hoàn thiện KNTL đồng thời phát triển hệ thống các KNM khác liên quan đến KN nghề nghiệp.
- Thông qua các hoạt động tập thể
Tổ chức rèn luyện KNTL thông qua các hoạt động tập thể như: tổ chức các câu lạc bộ; các hội thi; qua hoạt động thực tế... nhằm tạo cho SV một sân chơi bổ ích, sáng tạo. SV sử dụng linh hoạt các bước, các nguyên tắc/yêu cầu của KNTL để giải quyết những tình huống xảy ra trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong cuộc sống một cách hiệu quả. Qua đó, SV có cơ hội được củng cố, rèn luyện KNTL một cách
vững chắc.
- Thông qua tổ chức hoạt động xã hội
Ngày nay, SV không chỉ vận dụng những KNTL vào công việc và cuộc sống của riêng họ, mà còn chia sẻ với cộng đồng, xã hội. Trong các hoạt động cộng đồng, xã hội SV được trải nghiệm KNTL thông qua công việc vận dụng những KNTL để giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn, đồng thời thông qua đó khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình và phát triển các KN mới. Vì vậy, tổ chức các hoạt động xã hội giúp cho SV được trải nghiệm và phát triển toàn diện về KNTL.
- Thông qua hoạt động tự rèn luyện của sinh viên
Tính tích cực, tự giác rèn luyện là yếu tố quyết định kết quả rèn luyện KNTL của SV. Tự giác tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tham gia hoạt động các câu lạc bộ, cộng đồng xã hội là yếu tố giúp SV ngày càng hoàn thiện KNTL. Trong quá trình giảng dạy, rèn luyện nghề nghiệp, GV cần đưa ra những định hướng, chỉ dẫn để SV tự rèn luyện, tự trải nghiệm cuộc sống, thực tế nghề nghiệp nhằm phát triển KNTL cho bản thân.