Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng thương lượng của sinh viên ngành quản trị nhân lực
Khảo sát một số yếu tố tác động đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình thương lượng, qua bảng hỏi GV và SV chúng tôi nhận thấy có sự đánh giá khá thống nhất giữa GV và SV về thứ bậc cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được đề cập trong bảng 2.10
Bảng 2.10: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL (Điểm cao nhất =5, điểm thấp nhất =1)
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTL
GV SV Tổng hợp
SL
GV ĐTB Thứ bậc
SL
SV ĐTB Thứ
bậc ĐTB Thứ bậc 1. KN tổ chức thương lượng của GV 25 3.1 1 698 3.1 1 3.1 1 2. Sự hứng thú, say mê rèn luyện KNTL
của SV 25 3.0 2 698 2.9 2 2.9 2
3. Nhu cầu, tính tích cực, tự giác rèn
luyện KNTL của SV 25 2.8 3 698 2.9 3 2.9 3
4. Trình độ và kinh nghiệm thương lượng
của SV 25 2.8 5 698 2.8 4 2.8 4
5. Tình huống thương lượng ít đa dạng 25 2.8 4 698 2.7 5 2.7 5 6. Tình huống thương lượng thiếu gắn
với đặc thù nghề nghiệp 25 2.6 6 698 2.5 6 2.6 6 7. Các KN cần thiết cho quá trình thương
lượng chưa được quan tâm rèn luyện 25 2.5 7 698 2.4 8 2.5 7 8. Các phương tiện vật chất phục vụ cho
việc rèn luyện KNTL (máy chiếu, bút dạ, giấy Ao…)
25 2.5 8 698 2.4 7 2.4 8
9. Lớp học quá đông 25 2.4 10 698 2.4 9 2.4 9
10. Môi trường lớp ho ̣c, ký túc xá, gia
đình và nhóm xã hội 25 2.51 9 698 2.35 10 2.43 10 11. Giáo trình, tài liệu tham khảo hạn chế 25 2.47 11 698 2.27 12 2.37 11 12. Không gian hoạt động KNTL hạn chế 25 2.13 12 698 2,31 11 2.22 12
Chung 25 2.67 698 2.61 2.64
Để tổ chức rèn luyện KNTL cho SV nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trong đó, KN tổ chức thương lượng của GV có ảnh hưởng tích cực nhất. Các yếu tố 2,3,4 cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình rèn luyện KNTL của SV. Nếu GV biết tổ chức một cách khoa học, phong phú về nội dung, hấp dẫn về hình thức sẽ gây được sự tích cực, hứng thú, say mê trong quá trình rèn luyện của SV. Khi SV có nhu cầu, hứng thú thì các em sẽ tự giác tích cực tham gia rèn luyện, khi đó mới phát huy được khả năng thương lượng của SV. Như vậy, trong việc rèn luyện KNTL các yếu tố chủ quan từ phía GV và SV có ảnh hưởng tích cực hơn. Còn các yếu tố khách quan như: Tình huống thương lượng ít đa dạng; ít gắn với đă ̣c thù nghề nghiê ̣p; Các KN cần thiết cho quá trình thương lượng chưa được quan tâm rèn luyê ̣n; Các phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình rèn luyện KNTL (máy chiếu, bút dạ, giấy A0…); Lớp học quá đông; Môi trườ ng lớp ho ̣c, ký túc xá, gia đình và nhóm xã
hội; Giáo trình, tài liệu tham khảo hạn chế; Không gian hoạt động để rèn luyện KNTL hạn chế có ảnh hưởng thấp hơn (xếp các thứ bậc 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12).
Kết quả khảo sát từ phỏng vấn sâu và quan sát cũng cho chúng tôi những thông tin khá thống nhất với các số liệu thống kê từ bảng hỏi. Cụ thể:
- Khi quan sát so sánh giữa hai nhóm cùng tham gia thương lượng, nhóm 1 do các GV có kinh nghiệm hướng dẫn còn nhóm 2 do GV thiếu kinh nghiệm thì có sự khác biệt đáng kể. GV có kinh nghiệm hướng dẫn SV say mê, hứng thú, hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi, cuộc thương lượng diễn ra theo đúng quy trình; sử dụng các KN tham gia thương lượng khá thành thục. Đặc biệt khi gặp những tình huống khó, bất ngờ xảy ra dẫn đến sự xung đột, bế tắc trong quá trình thương lượng SV rất tự tin để giải quyết…, còn GV thiếu kinh nghiệm thì ngược lại. Điều này cho thấy, trong việc rèn luyện KNTL những kiến thức về KNTL, kinh nghiệm tổ chức của GV có vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế tỷ lệ GV đại học có KN tổ chức hoạt động rèn luyện KNTL tốt chưa nhiều. Khi phỏng vấn một số GV, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến đồng thuận rằng, hiện nay đa số GV ngại tổ chức hoạt động thương lượng cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa vì nhiều lý do khác nhau: tổ chức hoạt động ngoại khóa vất vả hơn nhiều so với dạy lý thuyết; tốn nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt là khi chuẩn bị thiết kế các chủ đề về thương lượng, chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học đòi hỏi phải công phu, khoa học, tốn kém hơn nhiều so với dạy lý thuyết. GV cần phải lên
kịch bản một cách chu đáo, cẩn thận; lường trước những tình huống khó khăn mà SV gặp phải để có những phương án giải quyết; tham khảo trước các giáo trình, tài liệu liên quan đến chủ đề thương lượng… Từ đây, có thể nhận định rằng, việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL cần tập trung chủ yếu vào việc nâng cao nhận thức của GV và SV; bồi dưỡng trình độ, năng lực và kỹ thuật dạy học cho GV đó là vấn đề nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng rèn luyện KNTL nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung. Tuy nhiên, để rèn luyện KNTL đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các nhà quản lý cũng cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, tư liệu, trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tạo môi trường thuận lợi cho SV tham gia vào quá trình thương lượng.
Kết luận chương 2
Tổng hợp qua nghiên cứu thực tiễn và các kết quả khảo sát thực trạng về KNTL của SV ngành QTNL, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. GV và SV đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của KNTL đối với SV ngành QTNL. Đây là tiền đề cơ bản, quan trọng thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện KNTL cho SV. Kết quả phân tích thực trạng là cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL theo hướng tiếp cận CĐR, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cũng như yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
2. Hiện nay, SV ngành QTNL đã có những KNTL nhất định, nhưng chủ yếu mới đạt ở mức độ trung bình. Trong các hoạt động thương lượng các em đã thể hiện được một số KN cơ bản nhưng chưa ổn định, hiệu quả chưa cao. Với mức độ phát triển như vậy thì chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
3. KNTL là một KN tổng hợp bao gồm 20 KN cơ bản được chia thành 4 nhóm. Qua khảo sát, đánh giá chúng tôi nhận thấy sự phát triển các nhóm KNTL của SV ngành QTNL không đồng đều. Nhìn một cách khái quát thì mức độ phát triển của các nhóm KNTL theo thứ tự giảm dần từ nhóm KN giao tiếp đến nhóm KN xác định mục tiêu, nhóm KN hợp tác và cuối cùng là nhóm KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiê ̣n chí “Hai bên cùng thắng”.
Khi tiến hành thương lượng, rất cần các KNM khác cùng tham gia phối hợp.
Vì vậy, việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL sẽ kéo theo các KNS khác cũng được hình thành và phát triển: KN trình bày, diễn đạt vấn đề; KN lắng nghe và thấu hiểu; KN tiếp nhận thông tin; KN chia sẻ những ý kiến, cảm nhận cá nhân; KN ứng phó sự căng thẳng; KN kiềm chế cảm xúc, KN tư duy sáng tạo, KN thuyết phục…
4. Việc rèn luyện KNTL cho SV có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
Về phía giáo viên: GV mới dừng lại việc cung cấp kiến thức cơ bản về KNTL cho SV trong giờ học lý thuyết đạt mức độ khá, các biện pháp khác đạt ở mức độ trung bình. GV chưa có kinh nghiệm triển khai thực hiện việc rèn luyện KNTL cho SV. Nội dung chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành và thực tập trải nghiệm thực tế. Đặc biệt GV của các trường chưa quan tâm đến
kết quả rèn luyện KNTL của SV trong nội dung đánh giá kết quả học tập môn học.
Về phía SV: KNTL của SV được hình thành và phát triển chủ yếu mang tính tự phát. Vì vậy, các em chưa nắm được các bước tiến hành thương lượng một cách khoa học. Ngoài việc tiếp thu lý thuyết trên lớp, SV không có cơ hội để thực hành KNTL thông qua các hoạt động khác.
5. Sự hình thành và phát triển KNTL cho SV ngành QTNL chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Song, các yếu tố chủ quan như: KN tổ chức thương lượng của GV; sự hứng thú, say mê rèn luyện KNTL; nhu cầu, tính tích cực học tập rèn luyện; khả năng thương lượng của SV có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong quá trình rèn luyện KNTL của SV.
Chương 3