Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.5. Tiến trình khảo sát thực trạng
Quá trình khảo sát thực trạng được thực hiện theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế và điều tra thử Bước 1: Thiết kế công cụ
Dựa trên quan niệm về KNTL và các KN liên quan đến quá trình thương
lượng đã đề cập trong chương 1, tác giả luận án đã xây dựng công cụ khảo sát thực trạng KNTL của SV, bộ công cụ gồm:
- Bảng hỏi dành cho SV ngành QTNL, GV;
- Câu hỏi phỏng vấn đối với cán bộ quản lí, GV, SV;
- Phiếu quan sát hoạt động của SV.
Trong quá trình xây dựng công cụ đã sử dụng phương pháp chuyên gia.
* Phiếu hỏi dành cho SV [Phụ lục 01] gồm có 2 nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu về nhận thức, các bước tiến hành thương lượng gồm 9 item được chia thành 2 nhóm:
- Từ item 1 đến 4 khảo sát nhận thức của SV về sự cần thiết phải rèn luyện KNTL và quá trình hình thành KNTL cho SV ngành QTNL;
- Từ item 5 đến 9 khảo sát về các bước tiến hành thương lượng, quá trình dạy-học và việc rèn luyện về KNTL cho SV ngành QTNL của các trường đại học hiện nay;
Nội dung 2: tìm hiểu về KNTL của SV ngành QTNL gồm 20 item được chia làm 4 nhóm:
- Từ item 10 đến 14 tìm hiểu nhóm KN xác định mục tiêu thương lượng;
- Từ item 15 đến 19 tìm hiểu nhóm KN giao tiếp trong thương lượng;
- Từ item 20 đến 24 tìm hiểu nhóm KN hợp tác trong thương lượng;
- Từ item 25 đến 29 tìm hiểu nhóm KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiê ̣n chí “Hai bên cùng thắng”.
- Nội dung 3: item 30 khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình thương lượng.
* Phiếu hỏi dành cho giáo viên
+ Bảng hỏi: GV [Phụ lục 04] dành cho GV khảo sát về nhận thức, cách thức rèn luyện KNTL của GV và các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL gồm 10 item được chia thành 3 nhóm:
- Từ item 1 đến 3 khảo sát nhận thức của GV về sự cần thiết phải rèn luyện KNTL và quá trình hình thành KNTL cho SV ngành QTNL.
- Từ item 4 đến 9 khảo sát về việc GV rèn luyện KNTL cho SV của các trường đại học hiện nay;
- Item 10 khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn KNTL của SV ngành QTNL trong quá trình thương lượng.
Bước 2: Điều tra thử
Nhằm xác định độ tin cậy của bảng hỏi để chỉnh sửa những nội dung diễn đạt không đạt yêu cầu.
Điều tra thử được triển khai trên mẫu 45 SV (trong đó 15 em SV trường Đại học Nội vụ Hà Nội; 15 em SV trường Đại học Lao động - Xã hội; 15 em SV trường Đại học Thương mại) và GV trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Sau đó, sử dụng kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach để xác định độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi. Kết quả cho thấy có 15% các mệnh đề trong bảng hỏi cần chỉnh sửa.
Sau chỉnh sửa, độ tin cậy trong các bảng hỏi đã tăng lên. Nhìn khái quát, độ tin cậy và độ giá trị của từng phần trong bảng hỏi cho phép chúng tôi sử dụng vào điều tra chính thức.
Giai đoạn 2: Điều tra chính thức a. Mục đích
- Tìm hiểu nhận thức của GV và SV về các dấu hiệu cơ bản của KNTL và sự cần thiết phải rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL.
- Khảo sát thực trạng KNTL của SV ngành QTNL.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL.
b. Cách tiến hành
- Với bảng hỏi dành cho SV, chúng tôi phát phiếu trên nhóm, hướng dẫn và giải thích cách làm, sau đó thu phiếu ngay tại nhóm.
- Với bảng hỏi dành cho GV, chúng tôi gửi phiếu đến từng GV có giải thích về cách làm, sau đó chúng tôi thu lại phiếu.
Đồng thời, tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn đối với 15 SV ngành QTNL ở các năm thứ hai, thứ ba và thứ tư và 9 GV và cán bộ quản lý của các trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trường Đại học Lao động-Xã hội, Trường Đại học Thương mại nhằm thu thập những thông tin định tính có thể bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được từ khảo sát định lượng.
Tác giả luận án sử dụng phương pháp quan sát, cách xử lý tình huống của SV trong quá trình tham gia thương lượng trong hoạt động ngoại khóa để có thêm thông tin định tính.
Giai đoạn 3: Xử lí kết quả khảo sát
a. Cách tính điểm số của các phần trong bảng hỏi
Nội dung 1: ở bảng hỏi SV và bảng hỏi GV, với những câu hỏi 1, 2, 5 đối với bảng hỏi GV và câu hỏi 1, 2, 4 đối với bảng hỏi SV chúng tôi không cho điểm mà chỉ tính tần suất và tỉ lệ phần trăm; với các câu 3,4, 6, 8, 9 đối với bảng hỏi GV và câu 3, 8, 9 đối với bảng hỏi SV chúng tôi cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 4 tương ứng với câu trả lời; với câu 11, 12 đối với bảng hỏi GV và câu hỏi 6, 7 đối với bảng hỏi SV chúng tôi không cho điểm, thông qua phiếu hỏi và việc xử lý các tình huống để khẳng định khả năng thương lượng của SV trong các trường đại học hiện nay.
Nội dung 2: tìm hiểu về KNTL của SV ngành QTNL gồm 20 item được chia làm 4 nhóm cách tính điểm cụ thể từ item 10 đến item 29 mỗi item có 4 phương án lựa chọn, thang điểm cho các phương án: “không bao giờ”- 1; “Hiếm khi”- 2;
“Thỉnh thoảng”- 3; “Thường xuyên”- 4. Điểm càng cao thì biểu hiện KNTL được đánh giá càng thể hiện rõ.
- Nội dung 3: câu hỏi 10 đối với GV và câu 30 đối với SV chúng tôi cho điểm từ 1 đến 4 để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình thương lượng.
Để tiện cho việc so sánh, trong 4 thang đo KNTL của SV ngành QTNL, đối với mỗi thang đo chúng tôi đã phân tổng điểm mà khách thể đạt được thành 3 nhóm điểm khác nhau: cao, trung bình và thấp. Việc phân chia chỉ áp dụng cho mẫu khách thể khảo sát của chúng tôi. Cách thức tiến hành phân nhóm điểm như sau:
8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 22.00 24.00 26.00
TongN1
0 20 40 60 80 100 120
Frequency
Mean = 17.1175 Std. Dev. = 2.70564 N = 698
Histogram
Biểu đồ 2.1: Sự phân bố điểm số của các nhóm KN hình thành KNTL Biểu đồ 2.1. cho thấy đồ thị thể hiện đánh giá của SV ngành QTNL về nhóm KN hình thành KNTL đã cân đối (với những đồ thị chưa cân đối chúng tôi sẽ loại trừ những yếu tố ngoại lai để cho đồ thị cân đối) và chúng ta được phép phân thang đo này thành 3 nhóm điểm: cao, trung bình và thấp. Nhóm cao ở trong khoảng lớn hơn ĐTB + 1ĐLC; nhóm trung bình nằm trong khoảng ĐTB ± 1ĐLC; nhóm thấp ở trong khoảng nhỏ hơn ĐTB – 1ĐLC. Như vậy, thang đo điểm các nhóm KN hình thành nhóm KNTL có thể chia thành 3 nhóm với các mức sau: dưới 14 điểm thuộc về nhóm thấp, khoảng từ 14 đến 19 điểm thuộc về nhóm trung bình và trên 19 điểm là nhóm cao.
Với cách làm tương tự, chúng tôi tiến hành phân điểm số của các thang đo của 3 nhóm KNTL còn lại. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Bảng 2.2. Các nhóm điểm của thang đo trong bảng hỏi SV-01
Nhóm kỹ năng thương lượng Các nhóm điểm
Thấp TB cao 1. Nhóm KN xác định mục tiêu thương lượng <14 14-19 >19
2. Nhóm KN giao tiếp trong quá trình thương lượng <14 14-19 >19 3. Nhóm KN hợp tác trong thương lượng <13 13-18 >18 4. Nhóm KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiê ̣n chí
“Hai bên cùng thắng” <12 12-17 >17
Chung <55 55-70 >70
Ở nhóm điểm ở mức thấp, KNTL của SV hạn chế, thể hiện ở quan điểm nhận thức, các em cho rằng không cần thiết phải rèn luyện KNTL, trong nghề QTNL cũng như trong cuộc sống. SV chưa nắm vững các bước tiến hành thương lượng; Cách xác định mục tiêu chưa rõ ràng, sử dụng chiến lược, chiến thuật, KN giao tiếp còn yếu, cách trình bày quan điểm không rõ ràng, KN lắng nghe và phản hồi tích cực, KN sử dụng ngôn ngữ không lời chưa đạt hiệu quả. Khi tham gia thương lượng gặp những tình huống khó, SV thiếu tự tin, chưa biết cách giải quyết, dẫn đến nhiều cuộc thương lượng đi vào thế bế tắc.
Với nhóm điểm ở mức trung bình, KNTL của SV đạt ở mức trung bình. SV đã nhận thức được KNTL cần trong lĩnh vực nghề nghiệp và trong cuộc sống. Các em đã nắm được các bước tiến hành thương lượng nhưng khi áp dụng trong những tình huống cụ thể thường áp dụng cứng nhắc, thiếu linh hoạt. SV đã thể hiện được một số KN cơ bản nhưng ở mức độ thành thạo chưa cao và chưa ổn định, có lúc làm tốt nhưng cũng có lúc làm chưa tốt.
Với nhóm điểm ở mức cao, biểu hiện KNTL của SV là khá tốt. SV cho rằng KNTL rất cần trong công việc cũng như trong cuộc sống. SV nhận thức rõ đối tượng làm việc của họ sau này chính là con người, giải quyết các công việc đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người tham gia lao động. Vì vậy, KNTL trở thành KN nghề nghiệp. Nó là phương tiện, công cụ để họ thực hiện tốt các công việc được giao. Các em đạt ở mức này thường tham gia thương lượng rất tích cực, mạnh dạn, tự tin. Họ biết cách xác định mục tiêu, chuẩn bị tương đối tỉ mỉ, chu đáo và có tâm thế tốt khi tham gia thương lượng. Trình bày rõ quan điểm của mình mong muốn và hiểu ý kiến đề đạt của đối tác. Biết bày tỏ sự không đồng ý với người khác một cách thân tình và không tranh cãi. Biết lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ không lời đạt hiệu quả. Từ phong cách ăn mặc, điệu bộ như: cách bắt tay, tư thế
đi, đứng, ngồi, cách sử dụng ánh mắt, nụ cười,…hợp với đối tác, khiến đối tác tin tưởng nhằm đạt mục tiêu đặt ra của nhà thương lượng. Nắm vững được những yếu tố ảnh hưởng về mặt chủ quan, khách quan để tìm cách giải quyết một cách hợp lý.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng các em cũng còn gặp khó khăn, lúng túng ở thao tác này hoặc thao tác khác.
b. Cách thức xử lý số liệu điều tra
Số liệu điều tra thực tiễn được chúng tôi xử lý theo hai hướng: xử lý theo nhóm; xử lý theo từng cá thể.
* Với cách xử lý theo nhóm, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu. Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 12.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
Phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số sau: Điểm trung bình cộng (mean); Độ lệch chuẩn (standarized deviation); Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng.
Phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê: Phân tích, so sánh.
Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung bình (compare means); Phân tích tương quan nhị biến. Trong luận án, chúng tôi dùng hệ số tương quan product moment được tính bằng công thức:
y x xy
Y N X
XY
R
Trong đó: XY: tổng của từng điểm X nhân với điểm Y N: tổng số các cặp điểm
X : điểm trung bình của phân bố điểm X Y: điểm trung bình của phân bố điểm Y
x: độ lệch chuẩn của phân bố điểm x
y: độ lệch chuẩn của phân bố điểm y.
Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r > 0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r < 0) cho
biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P) ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối liên hệ.
Ở đây, chúng tôi chọn Alpha = 0,05 là cấp độ có nghĩa. Khi P < 0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối tương quan giữa hai biến số.
* Với cách xử lý theo cá thể, chúng tôi vẫn tính điểm theo cách cho điểm chung như trình bày ở trên, nhưng điểm của mỗi SV được tính tổng điểm theo từng nhóm KN và tổng điểm chung của cả 4 nhóm KNTL và phân thành 3 mức theo các nhóm điểm của thang đo trong bảng hỏi. Từ đó, cho kết quả cụ thể ở từng nhóm KN cũng như kết quả chung về KNTL có bao nhiêu SV đạt được ở mức độ nào.
Với bảng hỏi dành cho GV chúng tôi cũng xử lý như bảng hỏi SV.