Các kiến nghị liên quan đến điều kiện tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chỉ số thị trường bất động sản (ứng dụng tại Thành phố Hà Nội) (Trang 154 - 160)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.5 Một số điều kiện đảm bảo thực hiện các đề xuất hoàn thiện xây dựng chỉ số thị trường bất động sản ở Việt Nam

3.5.3 Các kiến nghị liên quan đến điều kiện tổ chức thực hiện

Trước hết, để có đủ những điều kiện để có thể tổ chức xây dựng được hệ thống thông tin thị trường BĐS đòi hỏi Nhà nước phải bố trí nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm quản lý và đào tạo nguồn nhân lực quản lý, khai thác hệ thống thông tin thị trường BĐS.

Ngoài ra, để có thể triển khai ngay việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS theo phương pháp hướng dẫn của Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần bố trí từ nguồn ngân sách địa phương một khoản kinh phí nhất định để tổ chức xây dựng, thu thập số liệu, tính toán chỉ số thị trường BĐS của địa phương.

Một điều kiện quan trọng nữa là cần sớm hình thành bộ máy để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chỉ số thị trường BĐS, theo đó:

- Bộ Xây dựng cần sớm hình thành Trung tâm tích hợp dữ liệu thông tin thị trường BĐS quốc gia. Trung tâm này được hình thành trên cơ sở nền tảng lực lượng các cán bộ đã có kinh nghiệm trong ban hành chính sách quản lý nhà ở và lý thị trường BĐS của Bộ Xây dựng (Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS thuộc Bộ Xây dựng).

- Ngân hàng Nhà nước cần sớm hình thành Trung tâm hỗ trợ thông tin tài chính thị trường BĐS.

- Hình thành Trung tâm tích hợp dữ liệu thông tin thị trường BĐS địa phương trực thuộc Sở Xây dựng ở các địa phương.

Kết luận Chương 3

1. Trong chương này, NCS đã tập trung để làm rõ bối cảnh đặt ra đối với việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS; đồng thời chỉ ra quan điểm, phương hướng và kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS ở nước ta đến năm 2020.

2. Chỉ số thị trường BĐS được xây dựng phải phù hợp với thực tế quản lý thị trường BĐS ở nước ta; chỉ số phải được xây dựng một cách đồng bộ nhưng trên cơ sở lộ trình hợp lý của sự lựa chọn chỉ tiêu từ chỉ tiêu đơn giản đến các chỉ tiêu có mức độ tổng hợp cao; việc xây dựng chỉ số trong thời gian tới cần phải kế thừa kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua và Nhà nước cần phải thể hiện vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt thông tin thị trường BĐS.

3. Xây dựng các giải pháp để việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS ở nước ta đến năm 2020 có tính khả thi, gồm 03 nhóm giải pháp chủ yếu là: nâng cao tính minh bạch của thông tin thị trường BĐS; hoàn thiện các kỹ thuật xây dựng chỉ số thị trường BĐS và tập trung phát triển nguồn nhân lực để xây dựng chỉ số thị trường BĐS.

4. Để thực thi các giải pháp xây dựng chỉ số thị trường BĐS, Chính phủ cần nghiên cứu để sớm ban hành Nghị định về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thị trường BĐS; Bộ Xây dựng xem xét để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS; sớm hình thành mô hình tổ chức để quản lý hệ thống thông tin thị trường BĐS; Nhà nước cần phải đầu tư khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên và cần tiếp tục tổ chức thí điểm xây dựng chỉ số thị trường BĐS ở quy mô một địa phương làm cơ sở để nhân rộng ra các địa phương khác cũng như là tiền đề để xây dựng chỉ số thị trường BĐS của quốc gia.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thị trường BĐS của Việt Nam kể từ khi được chính thức thừa nhận tại Hiến Pháp 1992 và sau đó được cụ thể hóa bằng Luật Đất đai 1993 đã liên tục phát triển, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

Sự biến động của thị trường BĐS có ảnh hưởng đến nhiều mặt của kinh tế-xã hội.

Do vậy, việc đo lường, giám sát, đánh giá, dự báo xu hướng biến động của thị trường BĐS là một nhiệm vụ rất quan trọng để thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế. Do tính đặc thù riêng, việc đo lường để nhận biết xu thế phát triển, quy luật diễn biến của thị trường BĐS cần phải sử dụng một số chỉ số đo riêng theo những phương pháp tính toán cụ thể. Luận án “Nghiên cứu xây dựng chỉ số thị trường BĐS (ứng dụng tại thành phố Hà Nội)” đã đạt được mục tiêu nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Luận án đã đề xuất một số giải pháp cần thiết và điều kiện cần thiết để hoàn thiện xây dựng chỉ số thị trường BĐS ở Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo; cụ thể:

1. Hệ thống hóa các vấn đề có tính chất cơ sở lý luận liên quan đến nội dung, bản chất của chỉ số thị trường BĐS và các phương pháp xác định chỉ số này. Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đã thành công trong việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS để định hướng chính sách có thể áp dụng ở Việt Nam. Thông qua đó, đã hình thành khung lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu thực trạng xây dựng chỉ số thị trường BĐS ở Việt Nam trong thời gian qua và là căn cứ để hoàn thiện việc xây dựng chỉ số này đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

2. Từ kết quả tính toán chỉ số thị trường BĐS của thành phố Hà Nội đã góp phần để chỉ ra sự cần thiết phải xác định chỉ số thị trường theo phương pháp đã được hoàn thiện nhằm phản ánh khách quan xu thế biến động của thị trường BĐS phù hợp với điều kiện của Việt Nam; chỉ ra quy trình cần thiết để xây dựng chỉ số làm cơ sở để rút ra những bài học cần thiết để có thể ứng

dụng cho các địa phương khác cũng như khả năng mở rộng cho phạm vi cả nước.

3. Từ việc phân tích thực trạng quản lý thông tin thị trường BĐS để chỉ ra vai trò của chỉ số thị trường BĐS đối với công tác quản lý thị trường BĐS cũng như công tác hoạch định các chính sách quản lý vĩ mô. Thông qua phân tích thực trạng tổ chức thu thập thông tin, quản lý thông tin và xác định chỉ số thị trường BĐS ở Việt Nam thời gian qua để phát hiện những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong việc xây dựng chỉ số thị trường BĐS; từ đó chỉ ra những nội dung cần phải hoàn thiện của phương pháp xác định chỉ số thị trường BĐS cũng như cách thức tổ chức xây dựng chỉ số này.

4. Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện xây dựng chỉ số thị trường BĐS ở Việt Nam đến năm 2020 và những tiếp theo.

Theo đó cần thực hiện đồng thời một số nhóm giải pháp nhưng tập trung giải pháp bảo đảm sự lành mạnh của thị trường BĐS gắn với nâng cao tính minh bạch của hệ thống thông tin thị trường BĐS và hoàn thiện phương pháp tính toán chỉ số thị trường BĐS theo quy định. Mặt khác, để các giải pháp theo đề xuất được khả thi đòi hỏi cần phải có một số điều kiện nhất định để thực hiện.

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng do nghiên cứu xây dựng chỉ số thị trường BĐS còn khá mới ở Việt Nam và do hạn chế về kinh nghiệm cũng như nguồn lực trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận án nên Luận án chưa thể bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến xây dựng chỉ số thị trường BĐS. Do vậy, NCS kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp sau Luận án như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp xác định chỉ số thị trường BĐS có tính chất tổng hợp, trong đó tập trung nghiên cứu cách thức xác định tỷ trọng các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thị trường BĐS có tính chất tổng hợp ở cấp độ hẹp (chỉ số REMI);

- Nghiên cứu các điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng phương pháp xác định chỉ số thị trường BĐS theo phương pháp sử dụng mô hình toán kinh tế;

- Nghiên cứu những vấn đề đặt ra khi áp dụng phương pháp tính toán chỉ số của những địa phương có thị trường BĐS phát triển ở cấp độ thấp hơn so với thị trường BĐS của thành phố Hà Nội;

- Nghiên cứu cách thức sử dụng các chỉ số để phân tích, đánh giá một cách định lượng thực trạng biến động của thị trường BĐS và phương pháp sử dụng chỉ số để dự báo xu thế phát triển của thị trường trong tương lai, nhất là tương lai gần.

- Cần tiếp tục triển khai thí điểm xây dựng chỉ số thị trường BĐS đối với một số đô thị có quy mô thị trường BĐS lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh làm cơ sở để tổng kết, đánh giá và nhân rộng cho các địa phương khác. Theo đó, tiếp tục thí điểm xây dựng chỉ số thị trường BĐS với chỉ số giá giao dịch BĐS và lượng giao dịch BĐS được chọn làm chỉ tiêu chủ chốt. Từ kết quả đó để tiến tới xây dựng chỉ số thị trường BĐS cấp độ tổng hợp hơn và xây dựng đồng bộ hệ thống chỉ tiêu đo lường thị trường BĐS.

NCS rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn đọc để nội dung Luận án được hoàn thiện hơn ./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Văn Cư (2001), “Những vấn đề cơ bản trong kinh tế đô thị”, Tạp chí Xây dựng, 8(1), tr.35-38.

2. Lê Văn Cư (2006), “Để thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn”, Tạp chí Kinh tế xây dựng, 1(1), tr.7-13.

3. Lê Văn Cư (2008), “Một số giải pháp kinh tế phục vụ công tác quản lý thị trường bất động sản nhà đất nước ta”, Tạp chí Xây dựng, 10(2), tr.21-23.

4. Lê Văn Cư (2010), “Những vấn đề đặt ra của thị trường bất động sản và một số giải pháp khắc phục”, Tạp chí Kinh tế xây dựng, 2(1), tr.29-30.

5. Lê Văn Cư (2011), “Lựa chọn mô hình tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu đô thị mới dưới góc độ tiếp cận quyền sở hữu tài sản”, Tạp chí Xây dựng, 5(1), tr.31-33.

6. Lê Văn Cư (2014), “Thực trạng thí điểm xây dựng chỉ số thị trường bất động sản”, Tạp chí Kinh tế xây dựng, 2(1), tr.35-38.

7. Lê Văn Cư (2014), “Hoàn thiện mô hình định giá bất động sản theo hướng tiếp cận với mô hình toán học”, Tạp chí Kinh tế xây dựng, 3(1), tr.23-26.

8. Lê Văn Cư (2010), “Điều tra khảo sát tình hình phát triển của thị trường bất động sản và giá cả bất động sản. Trên cơ sở đó đề xuất phương pháp xác định các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản và công bố giá bất động sản phục vụ công tác quản lý thị trường bất động sản”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chỉ số thị trường bất động sản (ứng dụng tại Thành phố Hà Nội) (Trang 154 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)