Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 23 - 26)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.3 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong số các trong các nhân tham gia trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi giá trị thường được sử dụng trong các công ty, các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị được áp dụng trong nông nghiệp cũng mang nhiều ý nghĩa đó là:

Thứ nhất, phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.

Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự

trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là nước nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị.

Thứ tư, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị.

Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án, chương trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững

2.1.4 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị ngành hàng trên thế giới Hiện nay trên thế giới có ba luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị đã xây dựng nên những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống và được áp dụng rộng rãi trong phân tích chuỗi giá trị không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong phạm vi một công ty, một quốc gia mà nó còn được dùng phân tích chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị trên trong phạm vi toàn cầu. Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị đó là: Phương pháp chuỗi, khung khái niệm do Porter lập ra (1985), và phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994, 1999, 2003) và Korrzeniewicz (1994).

Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức tổ chức của các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.

Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter (1985) về lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các đối tác và đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như là một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình.

Gần đây nhất, khái niệm chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz, 1994, Kaplinsky, 1999). Tài liệu này dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu hóa và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu. Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên.

Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là:

(1) Sơ đồ hoá mang tính hệ thống: Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hay nhiều sản phẩm cụ thể; Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước; Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, các phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp.

(2) Xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi bao gồm:Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi; Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi; Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất.

(3) Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi: Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp; Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây;

Vấn đề quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại và các tiêu chuẩn.

(4) Nhấn mạnh vai trò của quản lý:Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành.

Cách tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị hiện đang được nhiều tổ chức quốc

cứu và phát triển nông nghiệp – nông thôn. Một số lợi thế của cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị trong nông nghiệp là: Phù hợp làm cơ sở thiết kế các hoạt động phù hợp cho dự án, chương trình; Tạo ra khả năng tiếp cận tổng hợp toàn ngành sản xuất; Có khả năng cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi giá trị, đặc biệt là cho người sản xuất và các nhà quản lý; Gắn kết được các chính sách một cách đồng bộ từ sản xuất đến chế biến và thương mại và cho phép phân tích và thiết lập chính sách tổng hợp.

Khi phân tích chuỗi giá trị, nhà nghiên cứu lập sơ đồ các khâu/các lĩnh vực và mối liên kết trong chính mỗi khâu hay lĩnh vực đó. Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra can thiệp hợp lý. Nhờ hiểu được một cách có hệ thống những mối liên kết này trong một mạng lưới, có thể đưa ra những kiến nghị chính sách tốt hơn và hiểu hơn về tác động ngược lại của chúng trong toàn chuỗi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)