Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 100 - 103)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH

4.2.1 Các yếu tố khách quan

Kết quả quá trình điều tra, thu thập thông tin từ các hộ sản xuất cam đường Canh cho thấy một số các yếu tố khách quan chính ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa Tốn bao gồm: sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành cây ăn quả có múi; một số áp lực cạnh tranh của ngành; một số yếu tố rủi ro khác.

4.2.1.1Sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành cây ăn quả có múi Cây cam đường Canh được biết đến là một loại cây trồng “khó tính

nhưnglại đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Do vậy, các hộ sản xuất cam đường Canh tại xã Đa Tốn đã rất chú trọng trong việc đầu tư giống, phân bón, các công cụ lao động chất lượng cao, công suất làm việc lớn để giảm thiểu sức lao động của con người như máy phun thuốc (trị giá từ 3,5 – 6,5 triệu đồng/chiếc), máy phay đất, hệ thống bơm tưới tự động, máy bơm thoát úng, chống hạn cho cam,…

Tuy nhiên, việc cập nhật, áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, công cụ lao động hiện đại trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự mở rộng, phát triển bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh trong tương lai, do vậy, các cán bộ quản lý địa phương, các cơ quan, tổ chức có chuyên môn trong sản xuất cam đường Canh nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cho bà con, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật canh tác, sản xuất cây cam sao cho hiệu quả, tránh sản xuất ồ at, mở rộng thiếu quy hoạch, sản xuất sai quy trình kỹ thuật,…

4.3.1.2Một số áp lực cạnh tranh của chuỗi giá trị cam đường Canh

Sản phẩm trái cam đường Canh xã Đa Tốn đang chịu 5 áp lực cạnh tranh của ngành như sau:

Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Trong nhưng năm gần đây, người sản xuất cam Canh tại địa bàn xã Đa Tốn đang có xu hướng chuyển đổi cây cam sang cây trồng truyền thống là bưởi Diễn. Tại thôn Đào Xuyên, gần như diện tích canh tác của hộ chỉ để sản xuất bưởi Diễn, cam Canh sản xuất thương phẩm với lượng rất ít, không đáng kể. Nhiều hộ, tính đến đầu năm 2014 đã chuyển đổi hoàn toàn sang cây bưởi Diễn và ổi Đông Dư. Để tránh thực trạng này diễn ra trong những năm tới cần:tối thiểu hóa chi phí sản xuất; thay đổi kỹ thuật canh tác.

Thứ hai, cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Cam đường canh tại xã Đa Tốn tuy có lợi thế về giao thông, vị trí gần các chợ đầu mối lớn về hoa quả nhưng diện tích canh tác không tập trung, nhỏ lẻ, khiến các nhà buôn lớn không trung thành, mặn mà với cam Canh Đa Tốn. Do vậy, họ tìm các nguồn cam ổn định và có nhiều tính năng hơn dù chịu chi phí lớn như cam đường Canh tại Lục Ngạn (Bắc Giang), Văn Giang (Hưng Yên). Nắm bắt được bất lợi này người nông dân sản xuất cam Canh nên chủ động tìm tòi các giống Cam chống chịu sâu bệnh, tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác để trái có thể thu hoạch được sớm hoặc muộn theo nhu cầu người tiêu dùng, tránh thu hoạch ồ ạt đợt Tết, giá giảm.

Thứ ba, năng lực thương lượng của người mua: Thị trường sản phẩm cam đường Canh là thị trường không hoàn hảo, người trồng cam là người chấp nhận giá, năng lực người mua (chủ vựa) cao. Để tránh được tình trạng người cần liên kết người trồng vào một tổ chức kinh tế hợp tác để lên kế hoạch thời vụ và tiêu thụ. Các cơ quan chức năng cung cấp thông tin thị trường cho tổ chức này.

Thứ tư, năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra thì có tới 90% các hộ sản xuất cam Canh quyết định mua cây giống bởi các tư thương khác ngoài xã như Văn Giang, Hưng Yên, Lở,… Hơn nữa khu vực xã Đa Tốn cũng không có khả năng sản xuất cây cam giống chất lượng cao.

Do vậy, việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất cây cam giống cung cấp cho địa phương cần được thực hiện. Mặt khác, các hộ sản xuất cam Canh trên địa bàn xã

không sử dụng các vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bình phun thuốc và một số công cụ khác từ cùng một, hoặc một số nhà cung ứng chuyên nghiệp nên giá các đầu vào này có sự chênh lệch giữa các hộ sản xuất, xuất hiện hiện tượng mua phải phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.

Thứ năm, áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Cam đường Canh là một loại trái có hương vị rất đặc trưng được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt lại cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên giá trị kinh tế là rất lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn xã Đa Tốn cây cam Canh đang có xu hướng bị thu hẹp quy mô sản xuất do kỹ thuật canh tác cao, chi phí sản xuất lớn. những năn gần đây, dịch bệnh và thời tiết biến đổi thất thường làm giảm năng suất cũng như giá cả so với các loại trái cây khác nên người nông dân có xu hướng quay lại với các cây trồng truyền thống, giá cam tới người tiêu dùng cao nhưng trái lại không để được lâu, nên trái cam được phân phối trong phạm vi nhỏ hẹp, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tìm sản phẩm thay thế như cam Sài Gòn, cam Sành, bưởi, táo xanh hay ổi Đông Dư.

4.2.1.3Một số yếu tố rủi ro khác a) Rủi ro về thời tiết

Thời tiết, khí hậu không thuận lợi có tác động rất lớn đến năng suất và sản lượng cam đường Canh. Nhiệt độ quá cao làm trái cam xuống mã, rám, vỏ dày.

Mưa quá nhiều dẫn đến ngập úng, thối rễ và chết cây, nếu nhà vườn đang bị dịch do vi rút, nước ngập lâu ngày còn khiến dịch lan rộng, nước rút rồi vẫn phải ngừng canh tác một thời gian. Bên cạnh đó, nếu mưa quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng “cam cười, người khóc”, nghĩa là trái cam căng nước, nứt vỏ, trái cam coi như hỏng, mưa nhiều còn khiến quả nhạt, to nên lượng cam loại Đầu giảm. Mưa đá thường bất ngờ, ít xảy ra nên nông dân không có biện pháp phòng tránh.

b) Rủi ro về sâu bệnh

Sâu bệnh xuất hiện nhiều vào tầm tháng 10, khi bước vào vụ thu hoạch cam sớm. Đây là thời điểm giao mùa, cây cam dễ mắc các bệnh về virus và lây lan nhanh. Căn bệnh đáng sợ nhất với cây cam Canh là bệnh gân xanh lá vàng,

người nông dân gọi đây là “dịch AIDS” của cây cam, hiện nay chưa có thuốc chữa. Nếu mắc phải, gốc cam sẽ bị đào nên và cho nghỉ đất khoảng nửa năm vì mầm bệnh sống rất lâu. Một số hộ phòng tránh bằng việc không sử dụng phân chuồng mà thay vào đó sử dụng đậu tương ủ hoai mục. Ngoài ra vào mùa hè, cây cam Canh hay bị các loại sâu bệnh như ruồi vàng, bướm trắng hay sâu vẽ bùa, nhện đỏ. Các loại sâu bệnh này có thuốc chữa và cách phòng ngừa nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây thiệt hại rất lớn đến năng suất. Do sâu bệnh rất nhiều dẫn đến tình trạng người nông dân lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Theo đúng kỹ thuật, trung bình một tháng phải phun thuốc một lần, nhiều hộ sử dụng quá liều lượng vơi mong muốn diệt nhanh sâu bệnh dẫn tới thực trạng ô nhiễm nguồn nước, đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Nhìn chung mức độ rủi ro của sâu bệnh phụ thuộc rất lớn vào ý thức và trình độ canh tác của người nông dân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)