Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 57 - 100)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CAM ĐƯỜNG CANH

4.1.1 Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

4.1.1.1Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ cam đường Canh tại xã Đa Tốn Xã Đa Tốn là một trong những điểm được huyện Gia Lâm định hướng phát triển trở thành vùng sản xuất trái cây ăn quả hàng hóa của huyện. Sau khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng (năm 2006), người nông dân xã Đa Tốn thực hiện dồn điền đổi thửa, hình thành nên các vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thay thếcây lúa như cây cam đường Canh, bưởi Diễn, ổi Đông Dư, táo xanh,…

Hiện nay, cam đường Canh đang được sản xuất trên phạm vi 4 thôn Đào Xuyên, Khoan Tế, Thuận Tốn và Lê Xá. Mỗi thôn có một khu sản xuất khác nhau, diện tích và cơ cấu cây trồng mỗi khu cũng có sự khác biệt. Đặc điểm chung của các khu sản xuất cây ăn quả là xa khu dân cư, gần các trạm bơm, nguồn nước tưới tiêu để thuận tiện cho việc sản xuất.

Diện tích, sản lượng, năng suất cam đường Canh

Theo thống kê của HTXDV Đa Tốn (2013), hiện nay trên địa bàn toàn xã có 50 hộ trồng cam với khoảng 33 ha diện tích cam đường Canh sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong đó, diện tích cam đã và đang cho thu hoạch là 30 ha (tương đương 84 mẫu 3 sào bắc bộ), diện tích chưa cho thu hoạch là 3 ha.

Sản lượng cam hàng năm là 415,8 tấn/năm. Năng suất bình quân đạt 13.860 kg/ha (tương đương 495 kg/sào). Hộ có năng suất cao nhất đạt tới 650kg/sào;

thấp nhất 280 kg/sào. Năng suất cam Canh giữa các hộ có sự chênh lệch như vậy là do quy mô sản xuất khác nhau, trình độ canh tác của chủ hộ khác nhau. Điều này cho thấy các hộ trồng cam Canh trên địa bàn xã Đa Tốn vẫn còn sản xuất lẻ tẻ, không tập trung, giữa các hộ trồng cam có sự liên kết yếu.

Năm 2013, giá cam Canh dao động từ 45 – 50 nghìn đồng/kg, người trồng cam được mùa. Tổng giá trị sản xuất thu được từ cây cam là 19.958,4 triệu đồng/năm, chiếm 63,6% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt toàn xã, đóng góp 16,97% tổng giá trị sản xuất của xã.

Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cam đường Canh Ban quản lý HTX cho biết, để phục vụ sản xuất của bà con nông dân yên tâm sản xuất, xã đầu tư xây dựng, tu bổ lại hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ đường điện ra các khu sản xuất. Đối với vùng chuyển đổi tập trung, Nhà nước đầu tư hệ thống giao thông, cải tạo lại hệ thống lưới điện trị giá hơn 7 tỷ đồng (vùng chùa Thủy – Cầu Tấm). Các hộ trồng bưởi Diễn được Hội làm vườn hỗ trợ 100% cây giống năm 2003 – 2004 (diện tích được hỗ trợ là 20 ha), những hộ trồng sau thì tự túc. Riêng cam đường Canh, HTX không hỗ trợ sản xuất.

4.1.1.2Thực trạng hoạt động của các hộ sản xuất cam đường Canh tại xã Đa Tốn a) Thông tin chung về các hộ sản xuất cam Canh

Đặc điểm chung của 40 hộ sản xuất cam Canh trên địa bàn xã Đa Tốn được tổng hợp trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 cho biết, trong tổng số 40 hộ điều tra, chủ hộ sản xuất có độ tuổi trung bình là 44,2 tuổi, trong đó số chủ hộ trong độ tuổi trung niên từ 35 đến 50 tuổi chiếm 47,5%, và chủ hộ từ 50 tuổi trở lên chiếm 30%. Số năm kinh nghiệm bình quân của các chủ hộ là 6,35 năm. Theo các hộ sản xuất cho biết, kể từ năm 2006, UBND xã Đa Tốn và huyện Gia Lâm có chủ trương dồn điền đổi thửa chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung. Nhờ đó, các hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những thửa ruộng cấy lúa năng suất kém thành các vườn cây ăn trái, trong đó có cây cam Canh với quy mô lớn, rất hiệu quả, giải

quyết được vấn đề việc làm cho hộ quanh năm và nâng cao thu nhập cho hộ.

Theo số liệu điều tra được, thì năm 2013, tổng thu nhập bình quân từ các hoạt động sản xuất cam Canh, cây ăn trái khác, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ,…là 4,46 triệu đồng/người/tháng. Đây là một mức thu nhập không nhỏso với điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương hiện nay. Ban quản lý HTXDV Đa Tốn cũng cho biết, để người nông dân yên tâm dồn điền đổi ruộng, HTX đã đứng ra làm trung gian, chịu trách nhiệm thuê ruộng của người nông dân sau đó cho những người có nhu cầu thuê lại với giá gốc.

Bảng 4.1 Đặc điểm cơ bản của các hộ sản xuất cam Canh tại xã Đa Tốn

STT Diễn giải Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Tổng 40 100,0

1 Độ tuổi

Dưới 35 tuổi 9 22,5

Từ 35 – 50 tuổi 19 47,5

Trên 50 tuổi 12 30,0

2 Trình độ học vấn

Dưới tiểu học 4 10,0

Tốt nghiệp tiểu học 5 12,5

Trung học cơ sở 9 22,5

Từ trung học phổ thông trở lên 22 55,0

3 Tham gia các lớp tập huấn

Đã tham gia 30 75,0

Chưa từng 10 25,0

4 Hình thức bán

Tráng lá 33 82,5

Mang đến chợ đầu mối 7 17,5

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Trong quá trình điều tra, các chủ hộ trồng cam cho biết, cây cam đường Canh là cây trồng khó tính, yêu cầu kỹ thuật thâm canh, chăm sóc phải tỉ mẩn, thường xuyên như “chăm trẻ”, như “tạc tượng, dát vàng”, “chiều”được thì giá trị kinh tế cây đem lại là rất lớn. Do vậy, ngoài những kinh nghiệm trồng cây ăn trái lâu năm thì trình độ học vấn của chủ hộ cũng quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất cam. Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, trong tổng số 40 hộ điều tra thì có tới 22 chủ hộcó trình độ từtrung học phổ thông trở lên, chiếm 55% tổng số hộ được phỏng vấn,họ vẫn còn trung thành, duy trì với cây cam Canh từ những ngày mới chuyển đổi cây trồng (năm 2006). Theo đánh giá của Ban quản lý HTXDV Đa Tốn, hầu hết các hộ có diện tích canh tác từ 10 sào trở lên đều có kỹ thuật canh tác tốt, nắm bắt được các quy trình chăm sóc cam do các hộ đều có kinh nghiệm lâu năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.

Hàng năm, HTXDV Đa Tốn và trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vẫn thường tổ chức các lớp tập huấn về cây cam Canh cho người nông dân. Trong số các hộ điều tra, có tới 75% chủ hộ đã tham gia các lớp tập huấn nhưng hầu hết các hộ đều cho rằng những kiến thức từ các lớp tập huấn chỉ mang tính lý thuyết, không áp dụng được vào thực tế, hoặc khi áp dụng thì lại không hiệu quả. Các chương trình không hướng tới giúp họ giải quyết các vấn đề nổi cộm trong sản xuất như cách chữa bệnh gân xanh lá vàng – “dịch AIDS” của cây cam Canh.

Hoạt động thu hoạch, giao dịch và thanh toán

Trước thu hoạch một, hai tháng (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm) người thu gom chủ động tìm đến nhà vườn xem cam, đánh giá lượng cam

“loại Đầu” rồi ra giá với nhà vườn. Thường thì vườn cam được cho là đẹp nếu lượng cam “loại Đầu” ước tính khoảng 60% trở lên. Càng nhiều “cam Đầu” thì giá càng cao. Khi thỏa thuận xong, hai bên thảo hợp đồng theo mẫu và đặt cọc.

Hợp đồng do chính quyền xã cung cấp, có giá trị pháp lí. Nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, do thời gian thỏa thuận đến khi thu hoạch dài (từ 1 – 2 tháng) nên thị trường, giá cả có những biến động không lường trước, rủi ro do thời tiết

thất thường nên khi thu mua hai bên vẫn có thể thỏa thuận lại giá cả lên, xuống tùy mức độ biến động, giúp đỡ nhau cùng có lợi.

Trước ngày hẹn cắt, nhà gom sẽ gọi điện báo trước cho các nhà vườn thuê người thu hoạch, gánh hàng lên điểm tập kết thường là lán, trại vườn, hoặc khoảng đất trống trải bạt. Nhà gom đến chỉ việc phân loại, cân hàng và đóng hộp, sau đó thanh toán toàn bộ số tiền còn lại với nhà vườn.

Hình thức thu mua của nhà gom là mua “tráng lá” tức là mua cả vườn, trừ những quả bị chuột ăn, chim khoét hoặc thối nẫu thì nhà gom sẽ thu mua hết với mức giá vo trung bình 49,75 nghìn đồng/kg (năm 2013). Nếu vườn có sản lượng lớn, diện tích rộng, và cam chính vụ chín đều thì nhà gom sẽ cắt trong vòng hai, ba lần. Nhà vườn chịu toàn bộ chi phí thu hoạch. Theo kết quả điều tra thì có 82,5% các hộ bán cho đối tượng thu gom, bán “tráng lá” ngay tại ruộng, 17,5%

hộ còn lại tự mang sản phẩm của mình tới chợ đầu mối tiêu thụ. Tỷ lệ hao hụt do chim khoét, chuột ăn lên tới 30% nhưng sản lượng trái vẫn đạt trung bình 400,67 kg/sào.

Hiện nay, cam đường Canh chủ yếu được tiêu thụ dưới hình thức ăn tươi, nên cam sau khi thu hoạch được đóng vào trong thùng xốp rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ là các chợ đầu mối lớn như chợ Long Biên, chợ Thanh Xuân, chợ Phùng Khoang,…ngay trong đêm. Nếu cam được tiêu thụ tại các thị trường xa hơn như Sài Gòn các nhà buôn phải vận chuyển bằng máy bay, để rút ngắn thời gian vận chuyển. Do trái cam Canh có hàm lượng đường rất cao nên rất dễ hỏng, quá 3 ngày chưa tiêu thụ, cam sẽ không còn hương vị tươi ngon như ban đầu nên trong quá trình phân phối sản phẩm cần hết sức chú ý về thời gian vận chuyển và cách bảo quản cam.

b) Diện tích, năng suất và sản lượng cam Canh của các hộ sản xuất cam

Xã Đa Tốn có 5 thôn, trong đó có 4 thôn đang sản xuất cây cam đường Canh làm thương phẩm đó là thôn Thuận Tốn, Lê Xá, Đào Xuyên và Khoan Tế.Theo kết quả điều tra thực tế40 hộ sản xuất cam Canh có tổng diện tích trồng cam đang cho thu hoạch là 22,76 ha, hiện nay thôn Thuận Tốn có số hộ sản xuất lớn nhất trong toàn xã chiếm khoảng 37,5% tổng số hộ sản xuất cam Canh. Tổng diện tích trồng cam đường Canh của thôn lên tới gần 15 héc ta chiếm 62,9% diện

tích trồng cam của toàn xã. Thôn Đào Xuyên còn rất ít hộ trồng cây cam đường Canh thương phẩm. Tuy nhiên, những thống kê trên có sự sai khác với số liệu HTXDV Đa Tốn cung cấp, điều này cho thấy, Ban quản lý xã cập nhật tình hình chuyển đổi cây trồng chưa sát với thực tế. Mặt khác, các hộ sản xuất trong một thôn có xu hướng cùng nhau chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi hoàn toàn sang các cây trồng truyền thống và dễ chăm sóc hơn như bưởi Diễn, ổi găng Đông Dư hay táo xanh.

Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng 4.2 cho biết trung bình mỗi hộ có 15,4 sào cam Canh, diện tích cam chiếm khoảng 65,1% tổng diện tích đất nông nghiệp đang canh tác của hộ. Trong đó, thôn Thuận Tốn là khu vực tập trung 62,9% diện tích trồng cam Canh trên toàn xã. Bình quân mỗi hộ có khoảng 25,77 sào cam Canh sản xuất đang cho thu hoạch. Thôn Khoan Tế có diện tích cam Canh thấp nhất, trung bình mỗi hộ chỉ có 6 sào cam Canh, diện tích đất nông nghiệp bình quân là 11,14 sào/hộ. Hầu hết các hộ được điều tra trong thôn Khoan Tế đều làm thêm các nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập ngoài cây cam như làm thuê, cung cấp dịch vụ.

Bảng 4.2 Diện tích, mật độ, năng suất cam đường Canh năm 2013

STT Diễn giải ĐVT Bình quân

Trong đó Thuận

Tốn

Khoan Tế

Đào Xuyên 1. 1 Tổng diện tích NN Sào 23,6 33,7 26,7 11,1 6,7

2. 2 Diện tích cam Sào 15,4 25,8 12,4 6,0 6,2

3. 3 Số gốc cam Gốc 1.118,1 1.767,7 1.056,4 420,0 421,7 4. 4 Sản lượng cam Kg 6.257,3 10.638,7 4.843,3 2.420,0 2.608,3 5. 5 Mật độ cây Cây/sào 73,2 72,4 78,8 68,8 69,1 6. 6 Năng suất Kg/sào 400,7 393,8 391,7 414,3 420,0

7. 7 Năng suất Kg/gốc 5,8 5,5 5,9 6,1 6,1

Ghi chú: Các chỉ tiêu trên tính bình quân cho một hộ sản xuất

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Năng suất cây cam đường Canh bình quân trên toàn xã là 400,67 kg/sào.

Trong đó, thôn Thuận Tốn tuy là khu vực có diện tích trồng cam lớn nhất xã nhưng lại có năng suất thấp 393,79 kg/sào. Trái lại, thôn Đào xuyên, trung bình mỗi hộ chỉ có 6,17 sào cam Canh nhưng năng suất lại đạt 420 kg/sào. Nhìn tổng quát từ bảng 4.2, ta thấy, mật độ cây càng nhỏ thì năng suất thu hoạch càng lớn.

Trên thực tế, yêu cầu kỹ thuật với cây cam Canh là mật độ trồng từ 40 – 50 cây/sào là hợp lý, nếu chăm sóc tốt năng suất có thể đạt 40 – 50 tấn quả/ha tương đương 1.428 kg/sào nhưng hầu hết các hộ đều trồng sai kỹ thuật với mật độ trung bình 73,191 cây/sào. Điều này cho thấy, các hộ nông dân vì mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua các thao tác kỹ thuật, dẫn đến năng suất giảm, chi phí giống, phân bón hay chăm sóc lại tăng lên khiến cho lợi nhuận giảm xuống, sản xuất không hiệu quả.

Năng suất cam bình quân tính trên một đầu cây rất thấp (5,8 kg/cây).

Nguyên nhân một phần là do mật độ trồng cây dày, một phần là các hộ thường trồng dặm cây mới để thay thế các gốc già, gốc bị bệnh nên trên cùng một sào cây có hiện tượng “cây thì sai trĩu quả, cây thì không trái nào”.

Như vậy, các hộ trồng cam tại các thôn khác nhau đưa ra quyết định sản xuất khác nhau. Điều này cho thấy mối liến kết lỏng lẻo giữa các hộ trồng cam trong toàn xã, chưa có sự liên kết, hợp tác cùng sản xuất vì mục tiêu chung.

c) Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của người trồng cam đường Canh

Chi phí là khoản đầu tư cần thiết để duy trì, bôi trơn mọi hoạt động sản xuất. Các loại chi phí trong sản xuất cam Canh được tổng hợp trong bảng 4.3:

Bảng 4.3 Hạch toán chi phí sản xuất của tác nhân hộ sản xuất cam Canh ĐVT: 1000đồng/kg

STT Diễn giải Giá trị Cơ cấu (%)

1 Chi phí trung gian (IC) 16,342 74,718

- Giống 9,258 42,328

- Phân bón 3,590 16,413

Phân chuồng 1,445 6,607

Phân đạm 1,376 6,291

Phân kali 0,273 1,248

Phân lân 0,496 2,268

- Thuốc BVTV 3,494 15,977

2 Chi phí tăng thêm 5,529 25,282

Hao mòn công cụ lao động 0,715 3,270

Chi phí lao động thuê thêm 3,127 14,296

Chi phí khác (thuê đất,..) 1,811 8,280

3 Tổng chi phí (TC) 21,871 100,00

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1kg cam tươi

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014) Chi phí của người trồng cam được phân thành hai nhóm sau:

Chi phí trung gian: Đây là những chi phí dùng để mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất. Chi phí trung gian bình quân để sản xuất cam là 16,342 nghìn đồng/kg cam (chiếm khoảng 74,7% tổng chi phí), bao gồm chi phí mua giống hàng năm để tái sản xuất, chi phí mua phân bón và phun thuốc hàng tháng.

Trong đó, chi phí để mua giống là lớn nhất chiếm 42,328% tổng chi phí, 56,65%

tổng chi phí trung gian để sản xuất cam (Biểu đồ 4.1). Theo số liệu tổng hợp được trong qua trình điều tra, hầu hết các gia đình đều quyết định giống loại to để có thể cho trái luôn vụ tới và thu hồi vốn nhanh, do vậy chi phí lớn là tất yếu.

Mức giá cây giống loại to dao động tự 100 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng/gốc, và trung bình mỗi vụ người nông dân sẽ mua khoảng 15 gốc/sào để bổ sung, thay thế cây bị bệnh dịch, cây bị chết hoặc đã già cỗi, như vậy, trung bình người nông dân phải bỏ ra khoảng 3,8 triệu đồng/sào để mua cây giống. Như đã phân tích ở mục trên, do người nông dân trồng với mật độ cây quá dày so với yêu cầu kỹ thuật nên tỷ lệ cây mắc bệnh cao, dễ lây lan, khó chăm sóc. Vậy nên không chỉ chi phí mua giống cao, trồng cây quá dày còn kéo theo chi phí phân bón (chiếm gần 16,4% tổng chi phí, phun thuốc trừ sâu (khoảng 16% tổng chi phí sản xuất), công lao động chăm sóc tăng cao.

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ trồng cam Canh năm 2013 Chi phí tăng thêm: Chi phí tăng thêm là những chi phí thêm vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người trồng cam. Chi phí tăng thêm bình quân của người trồng cam là 5,529 nghìn đồng/kg chiếm 25,282% tổng chi phí (Biểu đồ 4.1). Chi phí tăng thêm bao gồm các chi phí: Khấu hao các công cụ có giá trị lớn, chi phí lao động thuê thêm và một số chi phí khác như thuê đất, chi phí vận chuyển nếu hộ tự bao tiêu sản phẩm cam của gia đình. Tuy giá trị khấu hao chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 3,3 % tổng chi phí nhưng điều này lại cho thấy các hộ sản xuất cam đang nghiêm túc đầu tư cho cây cam với chi phí ban đầu rất lớn, các công cụ lao động hiện đại. Cây cam Canh được đánh giá là một loại cây trồng khó tính, yêu cầu kỹ thuật thâm canh cao, hiệu quả kinh tế vượt trội nếu người trồng tuân thủ đúng quy trình. Nắm bắt được yêu cầu đó, 100% các hộ đầu tư bình phun thuốc mức giá trung bình 5,75 triệu đồng/chiếc, 100% hộ có máy bơm loại nhỏ với mức giá chung 750 nghìn đồng/chiếc. Tùy theo quy mô sản xuất lớn hay nhỏ các hộ còn đầu tư mua một số công cụ khác như máy bơm to, máy phay đất, có 2 hộ (5%) đầu tư một hệ thống phun mưa toàn vườn với giá trị không nhỏ 9 triệu đồng/1 bộ.

d) Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất cam Canh

Sản xuất cam Canh đã đem lại khoản thu nhập cao cho người nông dân.

Theo số liệu tổng hợp điều tra được trong bảng 4.4 cho thấy thu nhập thuần đạt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 57 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)