Phân tích SWOT chuỗi giá trị cam đường Canh tại xã Đa Tốn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 107 - 114)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH

4.2.3 Phân tích SWOT chuỗi giá trị cam đường Canh tại xã Đa Tốn

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố thuộc hai môi trường bên ngoài mà đơn vị phải đối mặt như Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) cũng như các yếu tố bên trong như Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses). Công cụ phân tích SWOT đơn giản nhưng lại rất hữu ích, giúp đơn vị tập trung phát huy những điểm mạnh, giảm thiểu các mối đe dọa cũng như phát huy lợi thế có sẵn. Trong thời gian qua các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cam đường Canh xã Đa Tốn tận dụng những điểm mạnh, cơ hội, đối phó với điểm yếu, thách thứcsau:

a) Điểm mạnh

- Người nông dân có kinh nghiệm sản xuất cam đường Canh lâu năm, trung bình mỗi nhà vườn đều có kinh nghiệm sản xuất cây cam Canh là 6,36 năm.

Người trồng cam chủ yếu có trình độ học vấn không cao nhưng bù lại số năm kinh nghiệm gắn bó với nghề nên họ hiểu rất rõ đặc tính của cây, chăm sóc thế nào cho phù hợp. Đáng chú ý nhất là một số nhà vườn đối phó với dịch “AIDS”

của cây cam đường Canh là bệnh gân xanh lá vàng bằng cách hạn chế hoặc không sử dụng phân chuồng mà thay thế bằng đậu tương đã ủ hoai. Các chủ hộ cho biết, phân chuồng nhiều muối, dễ gây bệnh, nếu ủ chưa kỹ, trong phân có nhiều mầm bệnh, rủi ro rất cao.

- Đất sản xuất cam Canh ở xã Đa Tốn chủ yếu là đất thịt, khí hậu ôn hòa, mưa ít. Đây là điều kiện thuận lợi để trồng cây cam đường Canh, trái cho rất ngọt. Thực tế đất đồi như ở vùng trung du (Lục Ngạn – Bắc Giang) thì trái ngọt nhất, nhưng so với các tỉnh đồng bằng trồng cam thì đất thịt là cho trái ngon, đất cát pha chỉ cho mã đẹp, nhưng trái không ngọt bằng. Đặc biệt, cây thường cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, màu sắc, mẫu mã lại bắt mắt nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nếu là cam loại đẹp, thì chưa bao giờ ế hàng.

- Hầu hết các tác nhân tham gia trong chuỗi đều tận dụng lao động gia đình.

Các hộ sản xuất chỉ thuê thêm lao động ngoài vào các tháng cao điểm như thu hoạch, bẩy gốc, phơi gốc. Tác nhân trung gian khác hoạt động theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên chi phí lao động là không đáng kể. Do đó, giảm đáng kể được chi phí sản xuất.

- Vị trí gần trục đường giao thông gắn mạch tam giác kinh tế miền Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Huyện Gia Lâm gần chợ đầu mối nông sản lớn nhất miền Bắc là chợ Long Biên, chợ đầu mối nông sản Tiến Đạt đang hoàn thiện và chuẩn bị đi vào hoạt động thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên, ngay trên trục Quốc lộ 5. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho khâu lưu thông hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản tươi như cam đường Canh.

- Các tác nhân trung gian tuy tuổi bình quân còn rất trẻ nhưng cũng có thâm niên trong nghề, trung bình mỗi tác nhân trung gian có 5,6 năm kinh

nghiệm kinh doanh trái cam Canh. Đặc biệt các đối tượng này có mặt bằng chung về trình độ văn hóa khá cao, số người có trình độ từ trung học phổ thông trở nên chiếm đa số; 100 % các đối tượng được phỏng vấn đều có phương tiện vận chuyển (ô tô, xe máy,…) và họ đều ý thức được việc chủ động phương tiện là một cách thức để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

b) Điểm yếu

- Khó khăn lớn nhất của các hộ trồng cam là chính quyền địa phương không có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển mở rộng cây cam Canh.

Mặt khác, xã cũng không cho phép một số hộ muốn thuê đất để chuyển đổi, mở rộng diện tích sản xuất, không cho đắp bờ, kênh đất trồng lúa để làm đường dẫn ra khu sản xuất,…

- Các hộ trồng cam cũng như các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị cam đường Canh tại xã Đa Tốn đều sử dụng nguồn vốn tự có hoặc tự vay vốn ngân hàng tư nhân trong khu vực. Các khoản hỗ trợ, hay quỹ hỗ trợ của chính quyền địa phương không đủ chi trả cho hoạt động sản xuất – kinh doanh cam Canh vốn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, kỹ thuật chăm sóc cao. Do đó, các tác nhân trong chuỗi thường lâm vào tình trạng thiếu vốn.

- Như đã phân tích trong phần thực trạng, người trồng cam Canh tại xã Đa Tốn trồng cây với mật độ quá dày, điều này thường dẫn đến rủi ro về dịch bệnh, khi có cây bị bệnh, thường lan nhanh, khó chữa. Trồng quá dày không những không thu được năng suất cao mà còn làm tăng chi phí sản xuất bởi giá cây giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật cho cam đường Canh rất lớn, làm giảm lợi nhuận thu được. Dù hoạt động sản xuất cam đường Canh là có lãi và hiệu quả nhất trong các tác nhân, nhưng nếu người nông dân áp dụng đúng kỹ thuật, lợi nhuận từ cây cam có thể còn lớn hơn rất nhiều.

- Sản phẩm của chuỗi giá trị là trái cam tươi sau khi thu hoạch thường phân phối ngay cho các tác nhân trung gian và đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất. Hàm lượng đường trong mỗi quả cam cao, vỏ mỏng nên rất dễ hư hỏng, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, trục trặc trong khâu vận chuyển, hoặc chợ ế ẩm thì rủi ro cho các tác nhân trong chuỗi là rất lớn. Vấn đề đặt ra là hiện

nay, trái cam Canh sau thu hoạch chưa hề có biện pháp bảo quản nào như kho lạnh, đóng túi yếm khí,…

- Khó khăn nữa đối với người sản xuất cây cam Canh là không chủ động được cây giống, hầu hết các hộ được phỏng vấn đều đi mua cây giống để tái sản xuất và thường không mua cây giống trong địa phương.

- Cơ sở vật chất như lán trại phục vụ thu gom cam với khối lượng lớn chưa có, các hộ chủ yếu thu gom ngoài trời, trải bạt trên mặt đất trống, giao thông nội đồng xuống cấp hoặc chưa được nâng cấp, điện lưới ra các khu trại sản xuất còn yếu kém.

- Hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp không mang tính tập trung. Các hộ tự tìm nguồn cung ứng đầu vào khác nhau tùy theo kinh nghiệm và mối quen biết của mình. Chưa có cơ sở phân phối nguyên liệu đầu vào uy tín trên địa bàn xã nên còn có hiện tượng mua phải phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng kém.

- Năng lực ngã giá với người mua còn kém, một mặt do người trồng là đối tượng chấp nhận giá, kiến thức thị trường kém, thông tin về thị trường mà họ nhận được là không hoàn hảo.

- Liên kết giữa các tác nhân rời rạc, lỏng lẻo, mang tính tự phát, cá nhân.

c) Cơ hội

- Hà Nội là thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cam đường Canh, đây cũng là thị trường rộng và đầy tiềm năng, người dân thành phố có nhu cầu về các loại thực phẩm tươi sống, rau, hoa quả rất lớn, nhất là vào thời điểm như Tết Nguyên Đán.

-Cùng với phong trào “tẩy chay hàng Trung Quốc”, “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.Người tiêu dùng trong nước quay lại với các sản phẩm nội, nhất là các loại thức ăn tươi. Do đó, đây chính là cơ hội của cam đường Canh nói riêng, trái cây trong nước nói chung.

- Tỉnh Bắc Giang cũng tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ vải sang cam đường Canh từ năm 2006, hiện đang rất thành công. Tỉnh này đang có kế

hoạch, xây dựng thương hiệu cam Canh trên đất đồi Lục Ngạn, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với cây cam đường Canh tại xã Đa Tốn.

- Cây cam Canh có lợi thế cạnh tranh với trái cây miền Nam vì cây chỉ sinh trưởng tốt ngoài Bắc.

d) Thách thức

- Nhìn chung giống như các mặt hàng nông sản khác, trái cam Canh cũng chịu chung cảnh “được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”, do vậy khi trái cam được mùa như năm 2013 thì giá bán giao động từ 45 – 50 nghìn đồng/kg, nếu thời tiết không thuận lợi hay cam vùng khác gặp rủi ro thì giá cam lại lên 65 – 70 nghìn đồng tại vườn. Người nông dân sản xuất được mùa “vui thì ít, lo thì nhiều”.

- Thời tiết, khí hậu thất thường, thiên tai, mưa gió, không còn tuân theo quy luật nênkhó dự báo, dịch bệnh hại ngày càng nhiều, nhiều chủng loại mới có khả năng miễn dịch với các loại thuốc trừ sâu.

- Giá cả vật tư nông nghiệp rất cao, các trang thiết bị của người sản xuất như bình thuốc trừ sâu, máy phay đất, máy bơm, hệ thống bơm tưới,… đều có giá trị không nhỏ. Giá các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cao.

- Trái cam đường Canh luôn có giá cao hơn so với các loại cây ăn trái khác, một mặt vì chi phí ban đầu cao, một mặt nhu cầu cam đường Canh rất lớn. Theo phản ánh của tác nhân người thu gom, người bán lẻ vì cam thu hoạch vào đợt Tết Nguyên Đán, nhu cầu cam tăng cao nên “cam Đầu”, “cam Vai” rất ít khi ế hàng.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là trong ngày Tết, nhiều khoản chi tiêu, người tiêu dùng rất có thể sẽ cắt giảm tiêu dùng, hoặc chuyển sang các sản phẩm thay thế khác như cam Sài Gòn, cam Sành, quýt ta không hạt, bưởi. Do vậy, giá bán cam Canh cao vừa là một lợi thế vừa là một thách thức, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất thị trường.

- Nhu cầu tiêu dùng đối với tính an toàn của sản phẩm cam ngày càng cao, trong khi trái cam Canh cung ứng ra thị trường chưa hề được một cơ quan chức năng nào kiểm dịch, trái lại chưa có thương hiệu nên đây cũng được coi là một thách thức trên con đường chinh phục người tiêu dùng khó tính, nhóm dân cư có thu nhập cao của cây cam đường Canh.

- Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dẫn đến nguy cơ đất bị thoái hóa nặng, nước bị ô nhiễm. Kết quả phân tích thông tin từ người trồng cam cho thấy, có tới 70,27% hộ được phỏng vấn nhận thấy hoạt động trồng cam dần tác động xấu tới môi trường tự nhiên, nhóm hộ này cho biết, hoạt động trồng cam Canh lâu năm khiến đất bị thoái hóa, nước bị ô nhiễm do lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón hóa học được sử dụng rất lớn, tích tụ lâu năm. Mặt khác, hoạt động sản xuất cam đường Canh còn tác động tiêu cực đến hoạt động trồng lúa, hoa màu xung quanh khu sản xuất do lượng chuột, sâu bọ tại các vườn cây ăn trái phá hoại mùa màng ngày càng tăng.

Qua xây dựng ma trận SWOT, nghiên cứu này kết hợp từng đôi một các yếu tố, từ đó đề ra bốn nhóm chiến lược nâng cấp chuỗi được trình bày trong bảng 4.21.

Bảng 4.21 Phân tích SWOTchuỗi giá trị cam đường Canh xã Đa Tốn

Cơ hội (O)

- Nhu cầu thị trường cao - Sở thích tiêu dùng của

khách hàng đối với trái cây Việt Nam so với sản phẩm trái cây của Trung Quốc - Tỉnh có dự án hỗ trợ nông

nghiệp

- Tỉnh Bắc Giang đang có chủ trương xây dựng thương hiệu cho cây cam Canh - Cây cam Canh có lợi thế

cạnh tranh với trái cây miền Nam vì cây chỉ sinh trưởng tốt ngoài Bắc.

Thách thức (T)

- Giá cả không ổn định - Dịch hại cao

- Giá cả vật tư cao

- Giá thường cao hơn so với các dòng cam và trái cây khác

- Yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm của người tiêu dùng cao

- Cam đường Canh chưa có thương hiệu

- Nguy cơ đất bị thoái hóa do lạm dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV.

- Không đa dạng hóa sản phẩm => rủi ro nhập ngành Điểm mạnh (S)

- Người nông dân có kinh nghiệm sản xuất, tác nhân trung ín có thâm niên, trình độ

- Điều kiện tự nhiên phù hợp, thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán

- Tận dụng được lao động gia đình.

- Vị trí địa lý thuận lợi

a) Kết hợp O – S: Nhóm chiến lược điều chỉnh - Nâng cao năng suất và chất

lượng cam

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

- Tổ chức lại sản xuấttheo hướng tối thiểu hóa chi phí, đa dạng hóa sản phẩm - Rút ngắn kênh phân phối

nhờ lợi thế về vị trí địa lý

b) Kết hợp S – T: Nhóm chiến lược công kích - Tối thiểu hóa chi phí sản

xuất

- Liên kết với các cơ sở sản xuất giống cây địa phương - Nâng cao trình độ hiểu biết,

kỹ thuật canh tác tiên tiến về cây cam

- Liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng đầu vào, vật tư nông nghiệp địa phương.

Điểm yếu (W)

- Chính quyền xã chưa có chính sách nào hỗ trợ cho sản xuất cam Canh.

- Thiếu vốn sản xuất và kinh doanh

- Kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế.

- Không tồn trữ được lâu.

- Không chủ động cây giống.

- Năng lực ngã giá, khả năng tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất, giao thông nội đồng ra khu sản xuất còn kém.

- Kênh phân phối ngắn hạn, liên kết giữa nông dân với các đối tác khác yếu.

c) Kết hợp W – O: Nhóm chiến lược đối phó/thích ứng

- Tận dụng nguồn hỗ trợ từ các cấp chính quyền nâng cao năng lực sản xuất, thị trường, cải thiện hệ thống giao thông nội đồng, cơ sở bảo quản, chế biến.

- Hình thành các hiệp hội trồng cam liên tỉnh

- Tổ chức các buổi tham quan các mô hình, các trang trại sản xuất ở các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, liên kết với các tổ chức, cơ quan, đơn vị quan tâm

d) Kết hợp W – T: nhóm chiến lược phòng thủ - Thành lập và tổ chức củng

cố các tổ chức người trồng cam, giúp đỡ, học hỏi kỹ thuật canh tác, kỹ năng ngã giá.

- Tăng cường các hoạt động tập huấn kỹ thuật về phòng trịbệnh cây và xây dựng phương án kinh doanh cho người trồng cam

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, từng bước xây dựng thương hiệu - Mở rộng chuỗi giá trị cam bằng cách đa dạng hóa sản phẩm như ô mai, cây giống, cây cảnh,.. => tránh rủi ro, nguy cơ nhập ngành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 107 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)