Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 38 - 42)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Đa Tốn nằm ở phía trung tâm phía Đông Nam của huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Xã cách trung tâm Thủ đô 10km về phía Tây Bắc và trung tâm huyện 3km về phía Đông. Xã có đường giao thông nối liền với đường Quốc lộ số 5, là con đường huyết mạch quan trọng của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của nhân dân trong xã với các địa phương khác. Đa Tốn có các mặt tiếp giáp với các xã khác như sau: Phía Đông giáp xã Kiêu Kỵ, phía Tây giáp xã Đông Dư và Bát Tràng, phía Bắc giáp thị trấn Trâu Quỳ, phía Nam giáp xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Nhìn chung địa hình của xã khá bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thóc nếp đặc sản, bưởi Diễn, lợn nạc, thủy sản.

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên a) Khí hậu, thời tiết

Xã Đa Tốn mang đặc điểm khí hậu của vùng Đồng bằng Châu Thổ sông Hồng. Khí hậu hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông lạnh và khô hanh, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trong năm khoảng 23,40C. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 85%, biến động trong khoảng 60-90%.

b) Thủy văn

Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1600 – 1700mm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa. Đặc biệt vào tháng 11 và 12 lượng mưa thấp. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.832,9 giờ. Xã có sông Cầu Bay và đầm Đa Tốn. Sông Cầu Bay là con sông chính chảy qua xã dài

khoảng 4km, bề rộng từ 15 -30 km. Đầm Đa Tốn thuộc địa bàn hai thôn Thuận Tốn và Khoan Tế diện tích khoảng 7 -8 ha. Đây là những nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho việc tưới tiêu của xã.

c) Tài nguyên

+ Tài nguyên nước: Xã có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, gồm nước trong các ao hồ và nước sông. Tuy nhiên nguồn nước mặt đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý nghiêm túc.

Về nguồn nước ngầm ở xã thuộc loại nước mạch nông, nước ngầm ở xã thuộc loại từ mềm đến rất mềm nhưng hàm lượng sắt trong nước quá cao, cần phải xử lý trước khi sử dụng.

+ Thảm thực vật: Hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng. Bao gồm các cây hàng năm như lúa, cây ăn quả, cây cảnh,....Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phát triển mạnh sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường.

+ Cảnh quan và môi trường: Đa Tốn có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Các công trình đình chùa mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt Nam. Hàng năm, ở các địa phương đều tổ chức các lễ hội văn hóa sinh động.

3.1.1.3 Đặc điểm về đất đai

Đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và giữ một vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của xã. Góp phần tích cực trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

Là một xã gần sông Hồng, mặc dù không được bồi đắp phù sa hàng năm nhưng đất đai ở xã Đa Tốn khá màu mỡ, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình và thịt nhẹ. Đất không chua, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu cao. Các chất dinh dưỡng khác tương đối khá, thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng, nhất là cây trồng hàng năm, có khả năng thâm canh cao, tăng hệ số sử dụng đất.

Cơ cấu diện tích đất của xã được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của xã Đa Tốn (2011 – 2013)

STT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu

(%) 12/11 13/11 BQ

Tổng DT đất tự nhiên 716,04 100,00 716,04 100,00 716,04 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 499,08 62,71 447,02 62,42 429,08 59,92 99,45 95,98 97,76

Đất SXNN 400,91 89,27 396,91 88,79 376,13 87,66 99,45 98,72 99,09

Đất trồng cây hàng năm 350,91 87,52 346,91 87,40 326,13 86,71 99,85 99,20 99,53 Đất trồng cây lâu năm 50,00 12,47 50,00 11,18 50,00 11,65 89,68 104,10 96,93

Đất NTTS 48,15 10,72 50,67 11,35 52,95 88,36 105,7 108,8 107,2

2 Đất phi NN 254,66 35,56 255,66 35,70 277,90 38,81 100,40 108,70 104,50

Đất thổ cư 60,57 23,78 60,57 23,69 60,57 21,79 99,60 91,70 95,79

Đất chuyên dùng 98,24 38,57 98,45 38,50 105,2 37,82 99,82 98,23 99,72

Đất nghĩa trang 2,50 0,98 2,50 0,97 2,50 0,89 99,60 91,97 95,79

Đất mục đích công ích 93,35 36,65 94,40 36,92 109,70 39,48 100,70 106,90 103,80 3 Đất chưa sử dụng 13,40 1,87 13,40 1,87 13,40 1,87 100,00 100,00 100,00 (Nguồn:Ban thống kê xã Đa Tốn, 2011 - 2013)

Đối với xã Đa Tốn việc sử dụng đất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Xã Đa Tốn có tổng diện tích đất tự nhiên là 716,04 ha, bao gồm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Trong đó diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 499,08 ha bằng 62,71% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2011), cho thấy xã có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn, đặc biệt là phát triển trồng lúa nước. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp đang bị giảm dần trong những năm tiếp theo do đất được quy hoạch để làm các công trình của Nhà nước.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, đất nông nghiệp ở xã đã giảm dần qua 3 năm, cụ thể năm 2011 có 499,08 ha chiếm 62,71% tổng diện tích đất tự nhiên. Năm 2012 giảm so với 2011 với diện tích là 52,06 ha, chỉ còn 62,42% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 0,55 % so với diện tích đất nông nghiệp năm 2011. Đến năm 2013 đất nông nghiệp còn 429,08 ha, giảm 4,02% so với tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2011. Bình quân ba năm diện tích đất nông nghiệp giảm 2,24%. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng lên nhưng không đáng kể.

Thật vậy, diện tích đất nông nghiệp gồm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. Năm 2011, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 400,91 ha chiếm 89,27% diện tích đất nông nghiệp, năm 2012 có 396,91 ha giảm 0,55% so với 2011, đến năm 2013 là 376,13 ha chiếm 87,65% diện tích đất nông nghiệp giảm 1,28%với 2013. Bình quân qua 3 năm diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,91%. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do đất nuôi trồng thủy sản tăng lên, đây là một xu hướng tích cực, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cụ thể diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng lên qua 3 năm, năm 2011 có 48,15 ha, năm 2012 có50,67 ha tăng so với năm 2011, đến năm 2013 tăng lên với diện tích là 52,95 ha.

Diện tích phi nông nghiệp ngày càng tăng qua 3 năm đến năm 2011 là 254,67 ha, năm 2012 là 255,6 ha, năm 2013 là 277,96 ha. Bình quân sau ba năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 4,5% so với năm 2011. Diện tích đất phi nông

Đất chưa sử dụng ở xã qua 3 năm không đổi là 13,4ha.

Nhìn chung đất đai ở xã được sử dụng hợp lý, cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển biến khá theo hướng hàng hóa, diện tích đất nông nghiệp lớn nên thuận tiện cho việc phát triển cây lương thực thực phẩm, cây ăn quả, thúc đẩy khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hóa vật tư nông nghiệp từ đó có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất hàng hóa dịch vụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)