Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 103 - 107)

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH

4.2.2 Các yếu tố chủ quan

4.2.2.1 Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý HTX

Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt của HTX được thể hiện qua bảng 4.19:

Bảng 4.19 Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt HTX Đa Tốn

STT Chỉ tiêu Chủ

nhiệm

Phó chủ nhiệm

Trưởng ban kiểm soát

Kế toán trưởng

1 Trình độ văn hóa 10/10 10/10 10/10 10/10

2 Trình độ chuyên môn Đại học Đại học Trung cấp Trung cấp 3 Trình độ chính trị - Đảng viên Đảng viên Đảng viên 4 Thâm niên công tác 17 năm 8 năm 5 năm 8 năm KTT 5 Độ tuổi >50 tuổi <50 tuổi >50 tuổi > 60 tuổi

(Nguồn: Thống kê HTXDVTH Đa Tốn, 2014)

Cán bộ quản lý chủ chốt của HTXDV Đa Tốn gồm có 6 người: 1 chủ nhiệm, một phó chủ nhiệm, một trưởng ban kiếm soát và 2 ủy viên ban kiểm soát, 1 kế toán trưởng. Thông qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng các cán bộ

quản lý HTXDV Đa Tốn đều có một trình độ nhất định, đều có thâm niên công tác tương đối dài. Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đều đạt đến trình độ đại học tại chức. Trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng đạt trình độ trung cấp. Trong các cán bộ chủ chốt của HTX, duy nhất chỉ có chủ nhiệm HTX chưa qua trường lớp đào tạo chính trị. Đây là một cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao tầm nhìn, khả năng quản lý, khả năng giám sát, đánh giá các hoạt động sản xuất của người dân nói chung, của các hộ sản xuất cam đường Canh nói riêng thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý.

Một điểm nữa cần lưu ý là độ tuổi của cán bộ quản lý khá cao, thâm niên công tác tương đối dài, điều đó chứng tỏ họ có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các hoạt động sản xuất truyền thống của người dân. Tuy nhiên, họ thường thiếu khả năng nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế thị trường, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là trong thời kỳ đất nước đang hội nhập với thế giới. Vì vậy, cần bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phản ứng nhạy bén với các biến động của thị trường.

4.2.2.2 Trình độ và nhận thức của người nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cam đường Canh

Người trồng cam là tác nhân duy nhất tạo ra sản phẩm cho chuỗi, do đó, chất lượng, sản lượng cung ứng ra thị trường và phản ứng ra quyết định của các tác nhân tiếp theo trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Canh phụ thuộc rất lớn vào trình độ và nhận thức của người trồng cam.

Trong nghiên cứu này, người sản xuất tại xã Đa Tốn có trình độ từ trung học phổ thông trở lên tương đối cao, chiếm 55% tổng số hộ điều tra cho thấy khả năng tiếp nhận các kiến thức, vận hành công nghệ được chuyển giao tương đối nhanh nhạy. Số năm kinh nghiệm trồng cam bình quân là 6,35 năm nghề phản ánh các hộ trồng cam có đều kinh nghiệm canh tác, sản xuấtcây cam Canh.

Để nâng cao trình độ, nhận thức của người trồng cam, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có chuyên môn thường cần xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác khoa học cho

người trồng phải gắn liền với điều kiện tự nhiên địa phương, thực trạng khó khăn cấp thiết mà người trồng gặp phải.

4.3.2.3 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

Trong nghiên cứu này, mức độ liên kết của các một tác nhân đối với các tác nhân còn lại trong chuỗi được đánh giá trực tiếp trong hệ thống bảng hỏi của từng tác nhân.Kết quả thu thập được từ 40 hộ sản xuất, 5 người thu gom, 5 người bán buôn và 13 người bán lẻ về mức độ liên kết được tổng hợp trong bảng 4.20:

Bảng 4.20 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

ĐVT: %

STT Tác nhân Người sản xuất

Người

thu gom Bán buôn Bán lẻ 1 Người sản xuất 63,2/36,8 34,2/65,8 5,3/94,7 2,6/97,4 2 Chủ vựa cam 40,0/60,0 80,0/20,0 40,0/60,0 20,0/80,0 3 Bán buôn nhỏ 20,0/80,0 20,0/80,0 20,0/80,0 20,0/80,0 4 Bán lẻ 0,0/100,0 46,2/53,9 30,8/69,2 30,8/69,2 Ghi chú: Tỷ lệ trong ô bảng là tỷ lệ giữa % mức độ liên kết thường xuyên so với % mức

độ không thường xuyên do các tác nhân đánh giá

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Bảng 4.20 phản ánh một phần mối quan hệ hỗ trợ của các tác nhân thông qua khía cạnh sự đánh giá của các tác nhân về mức độ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang với các tác nhân khác trong chuỗi như thế nào.

Nhìn một cách tổng thể, các tác nhân trong chuỗi giá trị cam đường Canh tự đánh giá thì sự liên kết của họ với các tác nhân khác chỉ dừng lại ở việc “thuận mua vừa bán”, sau vụ thu hoạch họ gần như không còn mối liên hệ nào. Tuy nhiên, nếu phân tích một cách chi tiết, ta lại thấy, trong chuỗi liên kết ngang giữa người sản xuất với nhau có sự tương tác qua lại khi có 62,3% hộ nông dân đánh

giá mức độ liên kết ở mức thường xuyên. Điều này có thể giải thích là các hộ nông dân cùng trên địa bàn xã, các thôn có khu sản xuất tập trung nên các hộ có mối liên kết an ninh, hội nhóm cùng giúp nhau phát triển, chia sẻ kinh nghiệm canh tác, hoặc giới thiệu người thu gom được giá. Giữa các tác nhân thu gom cũng có sự tương tác ở mức độ thường xuyên là 80%. Phần lớn người thu gom sẽ tập kết tại chợ đầu mối nông sản để tiến hành giao dịch, do vậy có sự thỏa thuận ngầm về giá, cùng lên hoặc cùng xuống, chia sẻ về nguồn hàng. Mối liên kết dọc giữa người sản xuất và người bán lẻ là gián đoạn, chỉ có khoảng 2,6% hộ đánh giá là có mối liên hệ thường xuyên với tác nhân này.

Trong một chuỗi giá trị dòng luân chuyển thông tin giữa các tác nhân là rất lớn, trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh xã Đa Tốn, các tác nhân cũng có sự chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với mức độ khác nhau, từng bước tạo cho mình những bạn hàng tin cậy bằng sự tín nhiệm của mình.

Sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân cũng đã cho thấy có sự hợp lý nhất định. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng đều có thu nhập phù hợp với mức độ tham gia vào chuỗi của mình.

Tuy nhiên thông qua bảng 4.20 chúng ta có thể thấy rằng giữa các tác nhân mối liên kết còn lỏng lẻo, các nguồn thông tin đến các tác nhân đều không chính thống. Mức độ quan hệ của tác nhân người sản xuất với các tác nhân khác còn không thường xuyên với thị trường. Các mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động buôn bán cam Canh tươi nên ngoài giai đoạn thu mua giữa người sản xuất với người thu gom (chủ vựa cam) là có hợp đồng chính thức theo mẫu của cơ quan hành chính xã thì hoạt động của các tác nhân tiếp theo trong chuỗi đều thông qua các văn bản không chính thức như thỏa thuận miệng, nhắn tin, gọi điện hoặc gửi hàng, nhận tiền thanh toán qua tài khoản. Các hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro trước những biến động khôn lường của thị trường, thời tiết, lòng tin con người.

Mục tiêu chính của chuỗi chính là giá trị và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh vấn đề chất lượng sản phẩm còn chưa được coi trọng, trong qua trình mua bán, chất lượng cam chỉ được đánh

giá bằng cảm quan, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể, chưa quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng.

Kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị là các tác nhân phụ thuộc nhau. Tuy nhiên trên thực tế chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh hoạt động của mỗi tác nhân đều gần như tách biệt với nhau, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có sự hợp tác với nhau lâu dài.

Tác nhân chính trong chuỗi giá trị ngành hàng cam đường Canh vẫn là người sản xuất mà chủ yếu là các hộ nông dân. Các tác nhân khác như: người thu gom, bán buôn, bán lẻ có tác động rất ít tới sự phát triển của chuỗi. Kết quả quá trình tổng hợp và phân tích thông tin trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh lại cho thấy người tiêu dùng là tác nhân hết sức quan trọng vì tuy không tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi nhưng người tiêu dùng chính là đối tượng chi trả tiền để tiêu dùng sản phẩm nên đây mới chính là nhân tố cung cấp giá trị cho toàn chuỗi. Vậy nên, người kinh doanh phải tìm nguồn hàng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, còn người nông dân phải sản xuất đảm bảo các thông số kỹ thuật sao cho đạt được chất lượng như ý khách hàng. Còn hiện nay, chuỗi chỉ mang tính chi phối một chiều, khiến cho người nông dân đua nhau sản xuất theo lợi nhuận của nhà khác, bỏ qua cách thức, kỹ thuật chăm sóc,… gần như là “bán cái mình có” mà không “bán người tiêu dùng cần”.Cầu nối thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng rất mờ nhạt, không có sự tương tác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)