VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Giá trị sản xuất (P): Là doanh thu của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá. Trong chuỗi giá trị cam đường Canh thì sản phẩm chính là trái cam Canh.
Đối với tác nhân sản xuất thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất (GO); đối với tác nhân kinh doanh (bán buôn, bán lẻ, thương lái) thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu (TR); hay nói cách khác:
P = GO = TR
Để thống nhất các chỉ tiêu trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tôi sử dụng chỉ tiêu doanh thu (GO) chung cho tất cả các tác nhân trong ngành hàng. Trong phân tích giá trị gia tăng, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu giá bán bình quân (P) là doanh thu đơn vị hay giá trị sản xuất đơn vị (tính trên 1 kg cam tươi) để tính toán các chỉ tiêu phân tích.
Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:
IC =
Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j
Chi phí tăng thêm (AC): Chi phí tăng thêm là những chi phí thêm vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người trồng cam. Chi phí tăng thêm bao gồm các chi phí: Khấu hao chi phí đầu tư ban đầu; chi phí thuê lao động; chi phí khác (thuê đất, vận chuyển,...).
- Khấu hao TSCĐ (A): Trong thực tế tính toán chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm rất khó khăn bởi vì một tài sản cố định có thể phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nên nó chỉ đạt mức chính xác tương đối đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong sản xuất cam Canh chi phí sản xuất tương đối lớn trong khi đó các công cụ nhỏ như cuốc,
liềm,… không đủ giá trị để tính khấu hao hoặc khấu hao thì giá trị cũng không đáng kể. Vì vậy, trong nghiên cứu này, để tiện tính toán, tôi chỉ tiến hành chiết khấu các công cụ có giá trị lớn như máy bơm, máy phay, bình phun thuốc,…
theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao bằng nguyên giá công cụ sản xuất chia số năm dự kiến sử dụng.
- Chi phí công lao động thuê thêm (W): W là một phần của chi phí tăng thêm. Giá một công lao động tính theo giá bình quân tại địa phương sử dụng là 250k/công lao động.
- Chi phí khác (K): bao gồm chi phí thuê đất, vận chuyển đối với những hộ tự bao tiêu cam sản xuất.
Tổng chi phí (TC): là tổng của tất cả các loại chi phí trong quá trình sản xuất đến khi thu hoạch sản phẩm. Tổng chi phí bằng tổng của chi phí trung gian và chi phí tăng thêm. Công thức:
TC = IC + AC
Bảng 3.4 Khoản mục các loại chi phí của từng tác nhân STT Khoản
mục
Người sản xuất
Người thu gom
Người bán buôn
Người bán lẻ 1 Chi phí
trung gian
- Giống
- Thuốc BVTV - Phân bón +Phân chuồng + Phân đạm + Phân lân + Phân kali
Giá vốn cam đường Canh
Giá vốn cam đường Canh
Giá vốn cam đường Canh
2 Chi phí tăng thêm
- Khấu hao tài sản cố định:
+ Máy bơm + Máy phun
thuốc + Máy phay + Giàn phun
mưa - Chi phí LĐ
- Chi phí vận chuyển - Khấu hao
TSCĐ + Ô tô + Xe máy + Công cụ nhỏ - Phí chợ - Thuê ki ốt
- Chi phí vận chuyển - Khấu hao
TSCĐ + Ô tô + Xe máy + Công cụ nhỏ - Phí chợ - Thuê ki ốt
- Chi phí vận chuyển - Khấu hao
TSCĐ + Ô tô + Xe máy + Công cụ nhỏ - Phí chợ - Thuê ki ốt
thuê ngoài - Chi phí khác
Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận tạo ra trong chuỗi giá trị.
Giá trị gia tăng được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để sử dụng sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng. VA được thể hiện bằng công thức:
VA = GO – IC = P - IC
Trong phân tích ngành hàng, VA là hiệu số giữa doanh thu bán cam và chi phí trung gian IC, trong đó GO và IC được tính toán theo phương pháp đã trình bày ở trên.
Thu nhập thuần (GPr): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập công lao động khi sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Công thức tính toán:
GPr = VA – (A + W + K)
Về phương pháp tính toán: thu nhập thuần là hiệu số giữa giá trị sản xuất giá trị gia tăng VA với chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí lao động trong quá trình sản xuất.
3.3.6.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó các chỉ tiêu thường dùng là:
(1) Tỷ suất doanh thu theo chi phí (TGO): là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được và chi phí trung gian tiêu tốn của quá trình sản xuất đó.
TGO = GO/IC (lần)
Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất theo góc độ chi phí. Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm. Theo công thức trên, nếu TGO càng lớn thì sản xuất càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa làm rõ được chất lượng đầu tư.
(2) Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:
TVA= VA/IC (lần)
Qua chỉ tiêu này cho thấy: cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. TVA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt chất lượng, TVA càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.
(3) Tỷ suất thu nhập thuần theo chi phí trung gian (TGPr): tỷ suất thu nhập thuần theo chi phí trung gian là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. TGPr được thể hiện bằng công thức:
TGPr = GPr/IC (lần)
Qua chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập thuần.
Về phương pháp tính toán: cũng như việc tính toán TVA, việc tính toán TGPrcũng thường được tính theo từng loại sản phẩm nhưng đã tính đến chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí phân bổ và thuế. Do vậy có thể coi chỉ tiêu này là cơ sở tham khảo để ra các quyết định sản xuất.
(4) Tỷ suất thu nhập thuần trên một công lao động (TW) có công thức:
TW = GPr/W (nghìn đồng/công)
Chỉ tiêu này rất quan trọng bởi vì nó phản ánh giá trị thực của lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó thì chỉ
tiêu này chỉ có ý nghĩa tham khảo cho việc ra quyết định sản xuất bởi lẽ nó chưa phản ánh được quy mô thu hút sức lao động. Trên thực tế, có những sản phẩm sản xuất tuy giá trị ngày công lao động có thấp hơn song lại thu hút được nhiều lao động, kết quả là tổng thu nhập thuần vẫn lớn hơn. Trong phạm vi đề tài, công lao động của gia đình được bỏ qua do chu kỳ sản xuất cam Canh là cả năm, cường độ công việc khác nhau trong các giai đoạn của năm. Do vậy, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tham khảo, lợi nhuận thu của người nông dân thu được một phần là do chi phí cơ hội từ lao động gia đình mà ra.