Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 28 - 31)

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

2.1.6.1 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh bao gồm:

Một là các chính sách của Nhà nước và địa phương về phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa: Các chính sách là một trong những hoạt động bổ trợ quan trọngcho hoạt động của toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt là người sản xuất. Các chính sách vừa mang tính chỉ đạo, vừa mang tính định hướng và góp phần tạo động lực cho chuỗi phát triển. Các chính sách, luật pháp được đề ra tạo điệu kiện thuận lợi cho các tác nhân liên kết với nhau, hoạt động một cách chuyên môn hóa nên hiệu quả hoạt động sẽ được nâng cao.

Hai là sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành cây ăn quả có múi (cam): Cây ăn quả có múi được biết đến là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao nhưng do yêu cầu kỹ thuật thâm canh, đầu tư ban đầu rất lớn, đặc biệt là cây cam đường Canh nên việc cập nhật, áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, công cụ lao động hiện đại trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự mở rộng, phát triển bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh trong tương lai.

Ba là sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ: Với các hoạt động như đóng gói, bảo quản, nhãn mác, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,… thì sự tham gia của các doanh nghiệp chế biến, bao tiêu sản phẩm vào chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh sẽ góp phần nâng cao giá trị cho trái cam, nâng cao giá trị gia tăng, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia chuỗi. Các hoạt động của các doanh nghiệp còn có tác dụng quảng bá, xây dựng thương hiệu cam đường Canh một cách hiệu quả, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động địa phương.

Bốn là các áp lực cạnh tranh mà ngành phải đối mặt: Yếu tố cạnh tranh vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển của mọi ngành hàng. Nếu các tác nhân nắm bắt được những lợi thế, cơ hội của địa phương, thị trường,…sản phẩm của chuỗi sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thì chuỗi giá trị sẽ phát triển theo hướng đi lên; ngược lại thì chuỗi giá trị sẽ phát triển theo hướng tụt lùi.

Năm là các yếu tố rủi ro khác như thời tiết, sâu bệnh, thiên tai,… đều nằm

cường công tác dự báo là cách tốt nhất để đối phó với rủi ro. (Dẫn theo Nguyễn Phú Son, 2013)

2.1.6.2 Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh bao gồm:

Một là trình độ của cán bộ địa phương, HTX: Phân tích yếu tố này là một phần trong phân tích nội dung của phân tích chuỗi giá trị. Vai trò quản lý, giám sát, hỗ trợ của ban quản lý HTX đối với các hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh được đảm bảo thực hiện tốt hay kém phụ thuộc rất nhiều đến trình độ của cán bộ chuyên môn.

Hai là trình độ và nhận thức của người dân trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm: Yếu tố quyết định để nâng cao giá trị gia tăng và lợi ích của toàn chuỗi giá trị sản phẩm chính là chất lượng sản phẩm. Đối với các mặt hàng nông sản nói chung, cam đường Canh nói riêng, chất lượng sản phẩm ngoài phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu, còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, sự hiểu biết của người trồng. Người trồng cam có trình độ, kinh nghiệm canh tác thuần thục, khả năng nhận thức các biến động, xu hướng thị trường sẽ có cách thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả nhất, hạn chế tối đa các rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được niềm tin vững chắc với các tác nhân khác trong chuỗi, thúc đẩy chuỗi phát triển.

Ba là sự liên kết giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ: Yếu tố này là điều kiện tiên quyết hình thành nên chuỗi giá trị, sự liên kết bền chặt giữa các tác nhân sẽ giúp người sản xuất yên tâm sản xuất, các tác nhân trung gian yên tâm có nguồn hàng để phân phối, tiêu thụ. Các tác nhân thực hiện đúng chức năng chuyên môn của mình thì tất yếu sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sự liên kếtgiữa “4 nhà” đặc biệt là nhà nông và nhà doanh nghiệp trong chuỗi giá trị chưa thật sự gắn kết, giữa người trồng với các trung gian còn lỏng lẻo, kiên kết yếu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân phối không hiệu quả giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị mà người chịu thiệt thường là người nông dân. (Tài liệu tập huấn chuỗi giá trị, 2013)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)