6. Kết cấu của luận văn:
1.1.4 Các nguyên tắc của đấu thầu mua sắm hàng hóa
Đấu thầu không phải là một thủ tục thuần tuý hình thức, thực tế đây là một hệ thống giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong sự phối hợp giữa các chủ thể trực tiếp liên quan đến quá trình đầu tư mà mục đích là đảm bảo cho quá trình này đạt kết quả tối ưu. Phương pháp đấu thầu xoá bỏ những nhược điểm của hai phương pháp tự làm và giao thầu trước đây vì nó phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹở hai hình thức trên.
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả - cạnh tranh - công bằng - minh bạch trong đấu thầu, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu (dự thầu) và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.
b. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, tiến độ và điều kiện thực hiện công trình. Điều này có nghĩa là chủ công trình phải nghiên cứu, tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng để tiên liệu chính xác về mọi yếu tố có liên quan đến công trình, tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách.
c. Nguyên tắc đánh giá công bằng
Các hồ sơ dự thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một Hội đồng xét thầu có đủ tư cách và năng lực. Lý do để "được chọn" hay "bị loại" đều được giải thích đầy đủ tránh sự ngờ vực.
d. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh
Không chỉ các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân minh, rạch ròi để không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên có liên quan đều biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất và sai phạm và do đó mỗi bên phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
e. Nguyên tắc "ba chủ thể"
Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu quốc tế luôn có sự hiện diện đồng thời của ba chủ thể: bên mời thầu, nhà thầu và các nhà tư vấn. Trong đó, kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố bảo đảm cho hợp đồng luôn thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc tiến độ đều được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh đều được đưa ra đúng lúc. Đồng thời, kỹ sư tư vấn
cũng chính là nhân tố hạn chế tối đa những mưu toan thông đồng hoặc thoả hiệp gây thiệt hại cho những người chủ đích thực của dự án. Có nhiều điều khoản được thi hành để buộc các kỹ sư tư vấn phải là những chuyên gia có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và phải làm đúng vai trò của những nhà trọng tài công minh được cử đến từ một công ty tư vấn chuyên ngành, công ty này cũng phải được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu theo một quy trình chặt chẽ.
f. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm chính đáng
Các khoản mục về bảo lãnh, bảo hành, bảo hiểm... cũng được đề cập trong hồ sơ mời thầu hay hồ sơ dự thầu một cách rõ ràng để các bên liên quan cùng hiểu rõ. Chính sự tuân thủ các nguyên tắc này đã nói lên ý nghĩa, tác dụng tích cực của phương thức đấu thầu. Đấu thầu nhằm kích thích nỗ lực của các bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó bảo đảm lợi ích chính đáng cho cả bên mời thầu và nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội.
g. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của Nhà nước
Theo nguyên tắc này mọi hoạt động trong quá trình đấu thầu các bên liên quan nhất thiết phải tuân theo Quy chế quản lý đấu thầu do Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu.
Như vậy, chính sự tuân thủ các nguyên tắc nói trên đã kích thích sự cố gắng nghiêm túc của các bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, tài chính, tiến độ của dự án và do đó đảm bảo lợi ích thích đáng của các Chủđầu tư và Nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Đối với các đơn vị dự thầu, việc làm quen với hoạt động đấu thầu là cách hữu hiệu giúp họ ích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.